Ung thư phổi là gì, có chữa được không, sống được bao lâu?

Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, gây tử vong ở người bệnh. Bệnh trải qua nhiều giai đoạn gồm giai đoạn đầu, 2, 3, 4 (giai đoạn cuối). Mỗi giai đoạn có triệu chứng, cách điều trị và khả năng sống khác nhau. Cùng tìm hiểu ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn, bệnh có chữa được không, sống được bao lâu, có lây không?

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một bệnh phổi cực kỳ nguy hiểm. Bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bài không thể kiểm soát được trong những mô phổi. Nếu không điều trị, sự tăng trưởng lan ra ngoài phổi đến mô, bộ phận khác trong cơ thể, khi đó được gọi là di căn.

Ung thư phổi có nguồn gốc từ trong phổi (nguyên phát) là ung thư biểu mô.

Bệnh được chia thanh ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).

Ung thư phổi

Nguyên nhân ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Hút thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết như NNK, benzo(a)pyren, buta-1,3-dien và đồng vị phóng xạ của poloni là poloni-210.

Theo thống kê, có khoảng 85% số ca mắc ung thư phổi nguyên nhân là do hút thuốc lá cả thụ động và trực tiếp.

Amiăng

Đây là chất gây ra nhiều bệnh về phổi, ung thư phổi là một trong số đó. Amiăng cùng với hút thuốc lá là hai nguyên nhân ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn đến bệnh ung thư. Người hút thuốc lá, tiếp xúc với amiăng nguy cơ bị bệnh tăng 45 lần.

Ô nhiễm không khí

Ước tính 1 – 2% trường hợp bị ung thư phổi do ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra.

Di truyền

Trong gia đình, có người mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. Có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi do di truyền.

Nguyên nhân khác

  • Bức xạ ion hóa như tia X, gamma, plutoni
  • Một số kim loại như cadimi, nhôm, crom (VI), asen, hợp chất niken, sắt thép nóng chảy…
  • Khí thải từ nhà máy đốt than, khí dầu nhựa than đá, khí thải động cơ diesel, bồ hóng, than cốc, khí hóa than.
  • Khí độc lưu huỳnh, metyl ete trong công nghiệp, hơi sơn, MOPP
  • Bụi SiO2, sản phẩm cao su

Dấu hiệu ung thư phổi

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ung thư phổi gồm:

  • Dấu hiệu đường hô hấp: Ho, ho ra máu, khó thở, thở khò khè
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, sụt cân, sốt, móng tay dùi trống
  • Dấu hiệu ung thư do chèn ép nhiều sang những cơ quan xung quanh: Đau tức ngực, đau xương, khó nuốt, tắc nghẽn tĩnh mạch

Ung thư phổi chặn dòng khí lưu thông gây khó thở. Sự cản trở này có thể dẫn đến chất bài tiết phía sau chỗ tắc, từ đó dễ dẫn đến viêm phổi.

Các giai đoạn ung thư phổi

Ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu (giai đoạn 1), giai đoạn 2, 3, 4 (giai đoạn cuối).

Ung thư phổi giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu (giai đoạn 1) tế bào ung thư mới hình thành còn rất nhỏ, chưa lây nhiễm. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng thì tỷ lệ có thể chữa khỏi lên đến 80%.

Triệu chứng ở giai đoạn đầu tương tự như bệnh hô hấp khác nên thường bị nhầm lẫn. Các biểu hiện gồm:

  • Thở khó khăn, khó thở, ho và tăng nặng theo thời gian
  • Mệt mỏi, sốt, sốt cao thường xuyên, khó chịu
  • Đau ngực, đau tăng khi vận động
  • Chán ăn, bỏ bữa, ăn không ngon miệng

Ung thư phổi giai đoạn đầu điều trị chủ yếu bằng việc:

  • Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày tốt kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh
  • Thực hiện phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư có dấu hiệu phát triển

Điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn đầu không gây đau đớn và nhiều tác dụng phụ. Khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 80%.

Ung thư phổi giai đoạn 2

Ở giai đoạn này kích thước khối u vẫn còn nhỏ, 2 – 3cm, nằm trong phổi, chưa xâm lấn sang bộ phận, cơ quan khác. Một vài trường hợp (ít gặp) tế bào ung thư lây lan đến màng phổi, hạch bạch huyết và các cơ.

Người bệnh ở giai đoạn 2 vẫn khỏe mạnh, triệu chứng chưa rõ ràng nên có thể bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường.

  • Ho nhiều, kéo dài cả ngày và đêm, sử dụng thuốc nhưng không thuyên giảm. Tần suất, mức độ tăng nặng, không dứt.
  • Ho có đờm có thể lẫn máu
  • Khàn tiếng, giọng nói thay đổi khàn đục, khó nghe hơn
  • Thở khò khè, khó thở, tức ngực
  • Sốt

Ung thư phổi giai đoạn 2 khối u còn nhỏ khả năng chữa khỏi cao.

Điều trị:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư.
  • Hóa trị, xạ trị
  • Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật hoặc cả hóa trị và xạ trị

Ung thư phổi giai đoạn 3

Số người bị ung thư phổi giai đoạn 3 chiếm khoảng 30%. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã lây lan sang cơ quan, bộ phận khác của cơ thể. Cơ hội chữa khỏi bệnh và thời gian sống của bệnh nhân không còn nhiều.

Triệu chứng bệnh cũng rõ ràng hơn, không còn nhầm lẫn với bệnh hô  hấp khác:

  • Ho nhiều, kéo dài, thường xuyên. Diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần không khỏi dù dùng thuốc điều trị
  • Khó thở, đau ngực khi hít thở sâu
  • Ho khạc có đờm lẫn máu đỏ thẫm
  • Viêm phổi tái phát lại nhiều lần
  • Giảm cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân

Các triệu chứng toàn thân: Tế bào ung thư phổi lây sang bộ phận nào của cơ thể thì có triệu chứng khác nhau:

  • Lan vùng thực quản: Giọng nói bị thay đổi khàn đục, chán ăn, đau khi nuốt, mệt mỏi
  • Khối u lan sang cơ hoành, thành ngực: Đau cột sống, đau ngực, đau bả vai, đau xương sườn.
  • Lan sang gây tràn dịch màng phổi: Khó thở, đau tức ngực trầm trọng

Ung thư phổi

Ung thư phổi giai đoạn 3 không điều trị được khỏi mà chỉ giảm các triệu chứng, đau đớn, khó chịu và kéo dài sự sống cho người bệnh.

  • Xạ trị, hóa trị
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u
  • Kết hợp các biện pháp bổ sung:
    • Thuốc tân dược ngăn chặn, loại bỏ tế bào ung thư
    • Thuốc Đông y loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường sức đề kháng
    • Xạ trị và hóa trị hoặc phẫu thuật sau đó hóa trị, xạ trị

Ung thư phổi giai đoạn cuối

Theo số liệu thống kê, 40% mắc bệnh ung thư giai đoạn 4 (giai đoạn cuối). Nguyên nhân do khi có triệu chứng giống như cảm cúm thông thường chủ quan không đi khám và điều trị.

Ở giai đoạn cuối ung thư phổi các khối u lớn, tế bào ung thư xâm lấn nhiều bộ phận cơ thể như xương, gan, thanh quản, thực quản… Triệu chứng bệnh rõ nét:

  • Ho dai dẳng, khạc ra màu
  • Khó thở, thở khò khè
  • Viêm phổi tái phát nhiều lần
  • Giọng nói khàn đục hơn bình thường
  • Sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy nhược trầm trọng
  • Đau khi hít thở sâu
  • Khó thở, tức ngực, tràn dịch màng phổi
  • Sốt cao, co giật, dễ bị viêm nhiễm
  • Khó chịu, đau đớn
  • Ngón tay, ngón chân phình to, mọc thêm xương mới
  • Trầm cảm, sợ hãi, tâm thần, động kinh

Bên cạnh đó, các khối u di căn ở các vị trí khác nhau thì sẽ có thêm các triệu chứng khác:

  • Di căn gan: Vàng mắt, vàng da
  • Khối u xâm lấn xương: Cấu trúc xương dễ gãy, tủy xương ảnh hưởng, thiếu máu. Người mệt mỏi, đau nhức, khó chịu thường xuyên
  • Di căn hạch bạch huyết: Cứng ở vùng cổ, nách và bẹn

Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối chỉ giảm sự đau đớn và kéo dài sự sống cho người bệnh bằng các biện pháp:

  • Hóa trị
  • Hóa trị kết hợp xạ trị
  • Dùng thuốc điều trị đích:
    • Thuốc Iressa (gefitinib): Nhắm vào đột biến EGFR.
    • Thuốc Xalkori (crizotinib): Nhắm vào đột biến ROS1, ALK.
  • Sử dụng liệu pháp miễn dịch

Ung thư phổi có chữa được không?

Ung thư phổi là bệnh ác tính, gây tử vong cao ở người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ nếu phát hiện được ung thư phổi ở giai đoạn đầu khối u rất nhỏ, chưa lan đến mạch máu, phẫu thuật điều trị, sau 5 năm không có triệu chứng, dấu hiệu ung thư được phát hiện thì có thể xem là chữa khỏi.

Ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi di căn sống được bao lâu?

Khi bệnh ung thư tiến triển di căn lên não và ung thư tế bào nhỏ thì thời gian sống chỉ còn khoảng 6 – 18 tháng, nếu như áp dụng những phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như không thực hiện đúng thì bệnh ung thư phổi di căn có thời gian sống sẽ thấp hơn rất nhiều.

Ung thư phổi có lây không?

Các chuyên gia y tế khẳng định rằng ung thư phổi không có khả năng lây từ người sang người, không lây khi ăn uống hay hít thở không khí. Do đó, bệnh nhân nên thoải mái, lạc quan, không nên tự ti khi tiếp xúc với mọi mọi người và ngược lại.

Phòng tránh bệnh ung thư phổi

Để phòng ngừa bệnh  ung thư phổi cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Tránh hít phải khói thuốc
  • Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, hoa quả
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc với kim loại nặng, phóng xạ
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm 6 tháng/lần

Tầm soát ung thư phổi sớm nếu thấy những dấu hiệu triệu chứng bất thường của cơ thể nghi ngờ ung thư. Việc này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hại xảy ra.

>> XEM NGAY: Ăn gì bổ phổi phòng ngừa bệnh về phổi hiệu quả?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *