Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, thường kéo dài 2 – 3 tuần liên tục. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này như nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa như thế nào… trong bài viết này nhé!
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Còn được gọi là sưng cuống phổi, đây là bệnh hô hấp dưới, xảy ra khi niêm mạc phế quản bị sưng viêm nhưng chưa xuống phổi. Khi bị bệnh, trẻ thường ho nhiều, sổ mũi, đau họng.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra ở những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, còi xương hoặc đang mắc bệnh ho gà, sởi, cúm…
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu triệu chứng điển hình cho biết trẻ sơ sinh đang mắc bệnh gồm:
- Ho
- Hắt hơi liên tục
- Chảy nước mũi
- Sốt nhẹ (có thể có hoặc không)
Sau 1 – 2 ngày triệu chứng bệnh nặng hơn như:
- Ho kéo dài, đặc biệt vào nửa đêm hoặc gần sáng
- Khó thở, thở khò khè
- Bú kém, bỏ bú
- Nôn trớ
- Thở hổn hển từng nhịp
- Mệt mỏi, không muốn chơi đùa
- Quấy khóc
Nếu không được chăm sóc và điều trị sớm hoặc đúng cách, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh diễn tiến nặng hơn. Khi đó, các triệu chứng thường gặp gồm:
- Sốt cao hoặc sốt rất cao lên đến 40 độ C, thuốc hạ sốt không có tác dụng. Co giật, li bì, hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời.
- Khó thở, nhịp thở nhanh, khi thở cánh mũi phập phồng. Kéo áo bé lên sẽ quan sát thấy rút lõm dưới xương ức, co thắt lồng ngực.
- Ho liên tục, dữ dội, co thắt, chảy nước mũi đặc, màu vàng.
- Tím tái môi, đầu tay, chân, lưỡi, thậm chí toàn thân (cực kỳ nguy hiểm)
- Những triệu chứng đi kèm hác như bỏ bú, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ…
Khi trẻ sơ sinh có bất kỳ triệu chứng rất nặng ở trên, cha mẹ cần cho bé đế bệnh viện ngay lập tức. Nếu không có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí tử vong ở trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là do thời tiết thay đổi thất thường nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể bé không kịp thích ứng. Hoặc trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do hệ miễn dịch, sức đề kháng vẫn còn yếu ớt.
Nguyên nhân khác: Dị ứng phấn hoa, khói thuốc lá, đồ ăn, lông vật nuôi, hóa chất độc hại, một số loại thuốc trẻ đang dùng, nước hoa.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị bệnh bác sĩ thường khuyến cáo không nên sử dụng kháng sinh. Thay vào đó, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp giúp trẻ long đờm dễ dàng… Sau 3 – 7 ngày chăm sóc tốt, tình trạng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi.
- Bên cạnh đó, cần phải cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Trẻ ở độ tuổi ăn dặm thì cần cho bé ăn loãng hơn bình thường.
- Cho bé uống nước theo nhu cầu của bé mỗi ngày. Có thể là nước hoa quả, nước cháo, súp, nước đun sôi để nguội…
- Cha mẹ chú ý giữ ẩm không khí trong phòng cho bé trong những ngày trời lạnh, hanh khô.
- Tiến hành nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh. Nhỏ 3 – 4 giọt/lần và thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Sau vệ sinh nhỏ mũi cho bé thì cha mẹ cần dùng khăn mềm sạch lau khô mũi cho trẻ.
- Nếu trẻ bị sốt thì không nên ủ ấm quá kĩ, bởi mồ hôi có thể thấm ngược vào bên trong cơ thể khiến bé bị nhiễm lạnh.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thông thoáng cho bé
- Dùng nước mát hoặc ấm chườm trán, cổ, nách và bẹn.
- Nếu bé bị sốt cao thì có thể sử dụng thuốc paracetamol hạ sốt, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, cha mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây để bé nhanh khỏi bệnh hơn:
- Cho bé bú mẹ nhiều hơn, nếu bé không tự bú được thì vắt sữa ra bình rồi cho bé ăn. Nếu mẹ không có sữa thì cho bé ăn sữa công thức ngoài.
- Để bù lượng nước bị mất do bị nôn trớ, sốt cao, tiêu chảy thì có thể cho trẻ uống nhiều nước hơn. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng oresol cho bé uống.
- Cha mẹ không được hút thuốc lá trong nhà, không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Nên cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi, tránh cho bé ra ngoài để tránh ô nhiễm, bụi bẩn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ bé cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Hàng ngày vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, nhất là khu vực hầu họng, mũi và tai.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi bế trẻ hoặc cho bé bú.
- Vệ sinh phòng ốc của trẻ sạch sẽ, thông thoáng. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm không khí cần thiết, giúp bé dễ thở hơn.
- Giặt sạch chăn màn, vỏ ga, gối thường xuyên, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng kích thích đường thở khiến bệnh trầm trọng hơn. Các tác nhân như khói thuốc lá, lông chó mèo, vật nuôi, bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất độc hại, thú nhồi bông…
Những thông tin về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh trên đây có thể thấy đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải nhận biết bệnh sớm, từ đó có các điều trị và chăm sóc bé tốt nhất để bệnh nhanh khỏi. Đồng thời, cần có biện pháp phòng ngừa tránh bệnh tái phát hiệu quả, giúp bảo vệ bé tốt hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em là gì, có chữa được không?