Viêm thanh quản là gì, có nguy hiểm không và cách chữa bằng thuốc nam

Viêm thanh quản hay viêm dây thanh quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở nước ta. Khi bị viêm thanh quản người bệnh sẽ hạn chế trong giao tiếp, nếu không chữa trị để lâu dễ dẫn đến biến chứng ung thư. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chữa trị viêm thanh quản cấp và mãn tính như thế nào?

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản hay viêm dây thanh quản là tình trạng dây thanh bị viêm nhiễm. Thanh quản là hộp thoại cho phép con người nói, hát, thì thầm và la hét. Cấu tạo của dây thanh gồm hai nếp gấp của niêm mạc bao bọc cơ và sụn.

Bất cứ thay đổi trong luồng không khí qua những dây thanh âm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và giọng nói.

viêm thanh quản

Thanh quản có vị trí nằm ở ngã ba miệng và khí quản. Nó có một lớp phủ như nắp, có tên gọi là nắp thanh quản. Tác dụng của nó là ngăn chặn nước bọt, thức ăn xâm nhập vào thanh quản khi nuốt.

Như vậy, có thể kết luận rằng viêm thanh quản là tình trạng dâu thanh âm và hộp thoại bị viêm nhiễm gây ra tình trạng khàn giọng, mất tiếng (trường hợp nặng).

Viêm thanh quản gồm loại:

Viêm thanh quản cấp

Là tình trạng tạm thời và sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày sau khi chữa trị triệu chứng bệnh.

Viêm thanh quản mãn tính

Là tình trạng viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần. Viêm thanh quản mãn tính có thể gây kích thích dây thanh quản, chấn thương hoặc polyp hoặc nốt trên dây thanh âm.

Viêm thanh quản xuất tiết

Là tình trạng bệnh cấp  tính tái phát lại nhiều lần dẫn đến viêm thanh quản mãn tính xuất tiết. Khi đó, người bệnh cố gắng mới có thể nói to được và nhanh mệt. Sau đó, giọng bị khàn và rè.

Nguyên nhân viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp tính

  • Do nhiễm trùng virus hô hấp như: virus cúm, virus APC, Myxovirus, influenza…
  • La hét, lạm dụng giọng nó
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn.

Viêm thanh quản mãn tính

  • Viêm thanh quản cấp tái phát nhiều lần.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích hô hấp thường xuyên, liên tục.
  • Viêm nhiễm trùng xoang mũi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Ho nhiều kéo dài, liên tục
  • Làm những công việc phải nói nhiều như phát thanh viên, giáo viên, ca sĩ…
  • Các bệnh toàn thân: Bệnh gút, bệnh gan, béo phì…

Nguyên nhân gây viêm thanh quản ít gặp hơn là do bị nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản…

Triệu chứng viêm thanh quản cấp và mãn tính

Ở người lớn

Di nhiễm trùng, viêm thanh quản ở người lớn có các triệu chứng sau:

  • Viêm họng
  • Sốt
  • Ho khan
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Đau khi nuốt
  • Chảy nước mũi
  • Khàn giọng
  • Cổ họng luôn có cảm giác vướng víu
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ

viêm thanh quản

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các dấu hiệu viêm thanh quản dễ nhận biết gồm:

  • Sốt
  • Thở khò khè, khó thở
  • Ho khan
  • Khàn giọng
  • Những triệu chứng viêm thanh quản khác nghiêm trọng hơn vào ban đêm

Triệu chứng khác

  • Đau cổ họng
  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Hiếm gặp: Ho ra bọt có lẫn dịch nhầy, hoặc tia máu

Viêm thanh quản gặp bác sĩ khi nào?

Cần cho người bệnh đến bệnh viện để tham khám khi:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài trên 2 tuần mà không thuyên giảm.
  • Ho ra máu
  • Khó thở
  • Đau họng tăng nặng hơn
  • Khó khăn khi nuốt
  • Sốt kéo dài, không hạ sốt khi đã dùng thuốc

Trẻ nhỏ cần phải được nhập viện để điều trị ngay lập tức nếu như có các biểu hiện:

  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Thở dốc, thở ồn ào khi hít vào
  • Sốt cao > 39,5 độ C

Chẩn đoán viêm dây thanh quản

Bác sĩ chẩn đoán viêm thanh quản bằng cách kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh. Đa số, các trường hợp viêm thanh quản không cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán. Tuy nhiên, người bệnh viêm thanh quản mãn tính cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X – quang
  • Nội soi thanh quản
  • Những xét nghiệm chẩn đoán khác: Phụ thuộc vào triệu chứng và lo ngại tiềm ẩn liên quan đến khàn giọng.
viêm thanh quản
Hình ảnh nội soi viêm thanh quản

Viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Nếu không được chữa trị kịp thời viêm dây thanh quản có thể xảy ra các biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng có thể lây lan sang bộ phận khác của đường hô hấp.
  • Có thể gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng.
  • Viêm phế quản, tăng sản, bạch sản hoặc tăng sừng hóa thanh quản (hiếm gặp).
  • Gây tử vong.

Như vậy, có thể khẳng định rằng viêm thanh quản là bệnh nguy hiểm. Khi ở giai đoạn cấp tình thì việc chữa trị dễ dàng không nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh tiến triển thành mãn tính thì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường trước, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Diễn tiến viêm thanh quản tương đối phức tạp nên khi được chẩn đoán thì cần phải tiến hành điều trị sớm và đúng cách tránh gây nguy hiểm.

Bệnh viêm thanh quản có lây không?

Viêm thanh quản có lây không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh chỉ lây nhiễm từ người sang người khi nguyên nhân do nhiễm trùng. VÍ dụ như do nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh… Virus gây bệnh sẽ lây lan khi hắt hơi.

Cách để giảm thiểu và ngăn ngừa lây lan:

  • Người bệnh cần che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ ăn với người bệnh.
  • Cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cách chữa viêm thanh quản hiệu quả

Bệnh viêm thanh quản cấp thường tự khỏi sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Người bệnh nên áp dụng một số cách tự chăm sóc để cải thiện triệu chứng viêm thanh quản nhanh hơn.

Việc điều trị viêm thanh quản mãn tính với mục đích là chữa trị nguyên nhân cơ bản.

Viêm thanh quản uống thuốc gì?

Bác sĩ thường kê các loại thuốc sau cho người bệnh viêm dây thanh quản:

  • Kháng sinh: Đa số các trường hợp đều sử dụng kháng sinh. Chỉ trong trường hợp nguyên nhân gây viêm thanh quản là do virus thì kháng sinh không đem lại hiệu quả. Thường do nhiễm khuẩn mới sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc corticosteroid có tác dụng giảm viêm, chỉ dùng khi nhu cầu cấp thiết. Chẳng hạn như dùng giọng nói để thuyết trình, hát… Trong một vài trường hợp trẻ nhỏ bị viêm dây thanh quản cần kết hợp với nhóm thuốc.

Chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam

Có nhiều bài thuốc nam chữa viêm thanh quản, dưới đây là một số cách được đông đảo người bệnh áp dụng và thành công:

Giá đỗ

viêm thanh quản

Giá đỗ có chứa một loại enzym đặc hiệu có tác dụng chữa trị viêm thanh quản rất hiệu quả.

Chuẩn bị: Giá đỗ 200g, gừng tươi 1 củ, 1 thìa muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch giá đỗ rồi trần qua nước sôi, để ráo nước.
  • Gừng rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Cho giá đỗ đã trần qua, gừng và muối vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước uống.

Uống từng ngụm nhỏ, bã ngậm ở cổ họng 5 phút để chất có trong hỗn hợp tác động trị viêm thanh quản đạt hiệu quả tốt hơn.

Chú ý: Trần quá giá đỗ, không trần quá kỹ enzym sẽ bị phá hủy khiến hiệu quả chữa viêm thanh quản giảm. Có thể dùng giá đỗ sống không cần trần xay trực tiếp.

Khế chua

Khế chua tên gọi khác ngũ liễm tử, có vị chua chát, không độc và tính bình. Trong Đông y, khế chua có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc chữa viêm thanh quản, giảm đau rát ở cổ họng, chữa ho khan, ho có đờm, chữa lành vết thương hiệu quả…

Cách dùng khế chua chữa viêm thanh quản

Rửa sạch 2 – 3 quả khế chua, để ráo nước rồi thái thành lát cho vào bát.

Cho 2 – 3 thìa đường vào rải lên trên rồi đậy kính lại. Sau 3 – 4 giờ, chắt lấy nước dùng để ngậm, rồi nuốt từ từ. Áp dụng đều đặn trong khoảng 1 tuần, triệu chứng viêm thanh quản giảm hẳn.

Rẻ quạt

Rẻ quạt còn được gọi là xạ can vị đắng tính ấm, có tác dụng trị khản tiếng, mất giọng, ho khan, ho có đờm, kháng viêm rất hiệu quả. Dùng rẻ quạt chữa viêm thanh quản là một trong những cách đơn giản được nhiều người áp dụng và thành công.

Cách dùng rẻ quạt chữa viêm thanh quản, có triệu chứng nóng rát cổ họng:

Rửa sạch 1 nắm lá rẻ quạt, giã nát rồi thêm chút nước. Đợi bã lắng xuống, gạn lấy nước trong rồi dùng để uống. Áp dụng cách này đều đặn thường xuyên trong 3 – 5 ngày, triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Lá xương sông

Lá xương sông có vị cay thơm, tính bình có công dụng trị viêm thanh quản, đau nhức xương khớp, cảm sốt, lưu thông khí huyết, viêm họng…

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng lá xương sống có chứa 94,96% methylthymol, 3.28% p-cymene, 0.12% limonene, 0.24% tinh dầu… Đặc biệt, acid axetic trong lá xương sông có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu nghiệm.

Cách dùng là xương sông chữa viêm thanh quản:

  • Rửa sạch 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, để ráo nước rồi đập dập.
  • Nhúng vào 20 – 30 ml giấm ăn.
  • Ngậm hỗn hợp lá xương sông nhúng giấm rồi nuốt từ từ. Lưu ý, trước khi ngậm cần súc miệng sạch sẽ bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
  • Thực hiện cách chữa này mỗi ngày 2 – 3 lần, đều đặn trong khoảng 1 tuần bệnh giảm hẳn.

Mật ong

Dùng mật ong là một trong những cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả. Mật ong rất giàu vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Có nhiều cứu đã chỉ ra rằng, mật ong có tác dụng tương tự như dextromethorphan giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm dịu nhẹ cổ họng.

Cách dùng mật ong chữa viêm thanh quản:

Dùng 1 hoặc 2 quả chanh đào tươi (có thể dùng chanh thường) rửa sạch rồi khía vỏ ngoài thành nhiều múi nhỏ. Cho vào bát thêm mật ong vào ngấm toàn bộ quả chanh. Sau 2 giờ ngâm là có thể dùng được. Cắt chanh ngâm mật ong thành miếng nhỏ hơn ngậm, nuốt từ từ. Ngậm liên tục nhiều ngày chứng đau rát họng, khàn giọng do viêm thanh quản giảm rõ rệt.

Hoặc có thể áp dụng cách sau:

Rửa sạch 3 – 5 lá hẹ tươi, thái nhỏ cho vào bát. Thêm mật ong vào ngập lá rồi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Để nguội bớt, gạn lấy nước dùng ngậm rồi nuốt từ từ. Mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê và 2 – 3 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

chua-viem-thanh-quan-bang-thuoc-nam

Tỏi

Tỏi nổi tiếng là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh có tác dụng ngăn ngừa, tiêu diệt vi khuẩn có hại, điều trị viêm thanh quản, viêm họng vô cùng hiệu quả.

Cách dùng tỏi chữa viêm thanh quản:

Dùng 2 – -3 tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ trắng, rồi đập dập cho vào chén. Thêm mật ong vào ngập tỏi rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Gạn lấy nước uống, nhấm nháp từ từ để hỗn hợp tỏi mật ong ngấm vào thanh quản. Áp dụng cách này mỗi ngày 2 lần và liêu tục trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng cách khác như sau:

Dùng 3 – 4 tép tỏi tươi, để cả vỏ trắng nướng trên than đến khi cháy xém vỏ. Bóc vỏ, nghiền tỏi thành bột rồi hòa với nước ấm. Khuấy đều lên sau đó ngậm, nuốt từ từ từng ngụm hỗn hợp nước tỏi nướng. Mỗi ngày thực hiện 2 lần triệu chứng viêm thanh quản sẽ thuyên giảm.

Phòng ngừa viêm thanh quản

Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản cấp và mãn tính, mỗi người cần chú ý thực hiện:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cổ họng, thanh quản được làm sạch và bảo vệ tốt hơn.
  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc lá: Khô họng, dây thanh quản lâu dần dẫn đến viêm thanh quản.
  • Tránh các bệnh đường hô hấp: Tiêm ngừa cúm hàng năm, tránh tiếp xúc với người bệnh, giữ ấm cơ thể…
  • Không được vệ sinh hầu họng quá nhiều sẽ tác động lên họng, thanh quản dẫn đến sưng tấy gây viêm thanh quản.

Giải pháp dứt điểm viêm thanh quản được chuyên gia đánh giá cao

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại Học Y Dược TP.HCM) cho biết: “Nguyên tắc để dứt điểm được tình trạng viêm thanh quản là phải loại bỏ được tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ tỳ phế, hồi phục chức năng hô hấp. Nếu không, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, để lâu dễ gây biến chứng”.

Để cập tới giải pháp điều trị căn bệnh này, bác sĩ Nghĩa đã đánh giá rất cao bài thuốc Cao Bổ Phế – Một sản phẩm của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Qua kiểm nghiệm thực tế, bác sĩ Nghĩa nhận định, Cao Bổ Phế là phương pháp điều trị viêm thanh quản an toàn, hiệu quả cao và phù hợp với cơ địa người Việt.

Cao Bổ Phế là sự kết tinh hoàn hảo từ 8 vị thảo dược nổi tiếng trong đông y, bao gồm: Kim ngân hoa, Bách bộ, Trần bì, Cát cánh, Cải trời, La bạc tử, Kinh giới, Tang bạch bì. Mỗi vị thuốc đều có công năng riêng, nhưng khi kết hợp với nhau theo tỷ lệ vàng đã phát huy được tác dụng tối đa trong việc điều trị viêm thanh quản.

Thành phần chủ dược của Cao Bổ Phế
Thành phần chủ dược của Cao Bổ Phế

Cơ chế tác động của Cao Bổ Phế:

Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng

Loại bỏ các triệu chứng viêm thanh quản như ho có đờm, đau ngực, khó thở,…

Giai đoạn 2: Phục hồi

Bài thuốc đi sâu vào lục phủ ngũ tạng, hồi phục tổn thương niêm mạc họng, chức năng hô hấp và dứt điểm hoàn toàn chứng bệnh.

Giai đoạn 3: Ngăn ngừa tái phát

Loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và dự phòng tái phát.

Ưu điểm nổi bật của Cao Bổ Phế
Ưu điểm nổi bật của Cao Bổ Phế

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, toàn bộ dược liệu dùng trong khâu bào chế đều được các lương y trực tiếp thu hái tại Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (Bộ y tế). Không chỉ khác biệt trong khâu lựa chọn nguyên liệu, Cao Bổ Phế còn là sản phẩm sở hữu giá trị dược liệu lớn khi lựa chọn bào chế ở dạng cao tinh chất:

  • Quy trình chế biến cao trải qua 9 lần chắt lọc, đun nấu ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 48h đồng hồ để cho ra chất cao sánh mịn, không chứa tạp chất, cặn bã.
  • Đảm bảo chắt lọc được dược chất lớn, bệnh nhân sử dụng 3 thìa cao tương đương với 1 thang thuốc.
  • Cách sử dụng đơn giản, bệnh nhân chỉ cần pha cao với nước ấm là có thể dùng được ngay.
  • Cao tan nhanh, dễ dàng thẩm thấu vào thành dạ dày giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị.

Bạn đọc có gì thắc mắc không?

Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia

Lộ trình điều trị viêm thanh quản của Cao Bổ Phế
Lộ trình điều trị viêm thanh quản của Cao Bổ Phế

Nhờ hiệu quả vượt trội, Cao Bổ Phế đã giúp phòng trị YHCT Tâm Minh Đường vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” vào năm 2018.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

callmbcallmn2

Những thông tin trên đây giúp bạn đọc biết được viêm thanh quản là gì, triệu chứng nhận biết, cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ… Mong rằng chia sẻ này giúp ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe của mình và gia đình tốt hơn.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại0903.87.64.37

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *