Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu hơn bình thường nên rất dễ bị ho. Vậy liệu bà bầu ho nhiều có sao không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Khi đó phải làm sao?
Phụ nữ mang thai dễ bị ho nguyên nhân do đâu?
Cần xác định được nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho để có cách trị ho đúng, hiệu quả cao nhất. Mẹ bầu bị ho do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai trở nên nhạy cảm vô cùng, sức đề kháng lại suy giảm nên các loại vi khuẩn, virus có hại dễ dàng tấn công và gây bệnh.
- Phụ nữ mang thai nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường… dễ gây bệnh hô hấp, biểu hiện là hiện tượng ho.
- Trong thời kỳ mang thai, tử cung tạo áp lực lên ổ bụng gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, gây ho ở các mẹ bầu.
- Do bị dị ứng, vùng hầu họng bị kích thích do các tác nhân như khói bụi, lông vật nuôi, mùi lạ…
- Bị viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng… Ho thường có đờm đục, sốt.
- Viêm đường hô hấp do virus, bà bầu ho nhiều kèm theo các triệu chứng đau đầu, sổ mũi, có thể bị sốt.
Bà bầu ho nhiều có sao không?
Phụ nữ mang thai mỗi lần ho dù nặng hay nhẹ thì cả cơ thể đều rung chuyển, thai nhi cũng sẽ chuyển động theo. Khi ho mạnh kéo dài, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy bị căng cứng bụng. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mẹ bầu bị ho nếu không kiềm chế được thì nên dùng tay đỡ bụng dưới. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhờ cảm giác bé được bảo vệ.
Tuy nhiên, cần phải hết sức lưu ý nếu như bà bầu ho nhiều nhưng không giảm. Khi đó, tử cung bị tác động gây co thắt có thể khiến mẹ bầu bị dọa sảy thai, sinh non.
Ho 3 tháng đầu
Bà bầu ho 3 tháng đầu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do lúc đó bé chưa phát triển ổn định và dùng thuốc không đúng.
Ho khi mang thai tháng thứ 6
Trường hợp bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có thể bị dọa sảy thai nếu như ho quá nhiều.
Ho 3 tháng cuối
Bà bầu bị ho 3 tháng cuối có thể xảy ra sinh non.
Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu ho nhiều sẽ cảm thấy người mệt mỏi, khó chịu và ngủ không ngon giấc. Ở cuối thai kỳ, khi bé khá lớn, ho nhiều có thể gây tiểu són, không kiểm soát, vô cùng khó chịu.
Vì thế, chị em phụ nữ mang bầu bị ho nhiều cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để ho kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu, tháng thứ 6, 3 tháng cuối
Phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn trọng khi dùng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là kháng sinh. Do đó, cách tốt nhất là dùng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Dưới đây là một số cách trị ho cho bà bầu bằng thảo dược tự nhiên, bạn đọc có thể tham khảo:
Ngậm và súc miệng nước muối
Nếu mẹ bài bị ho ngứa rát cổ họng thì hãy dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây.
Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày, trong 2 – 3 ngày thì tình trạng ho khan ngứa rát cổ họng của mẹ bầu sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Quất ngâm mật ong
- Quất có nhiều vitamin, đường và pectin, có công dụng giảm ho, chống viêm và trị đờm rất hiệu quả.
- Mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng chống viêm, chống khuẩn rất tốt.
Kết hợp quất và mật ong sẽ tạo thành bài thuốc chữa ho nhiều cho bà bầu vừa ăn toàn lại hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Quất rửa sạch rồi để ráo nước.
- Để nguyên vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng lát mỏng, xếp vào lọ thủy tinh sạch.
- Thêm mật ong vào phủ kín mặt quất.
- Mang lọ đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút là dùng được.
- Ăn liên tục mỗi ngày từ 3 – 4 lần, hiện tượng ho sẽ giảm hẳn.
Khi ăn thì nên nhai, ngậm và nuốt từ từ như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Trà gừng
Gừng tươi rửa sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó đem đun với nước sôi trong 5 phút. Lọc bỏ bã là dùng được.
Uống như uống trà bình thường, mỗi ngày uống một tách trà gừng. Sau 2 – 3 ngày triệu chứng đau họng, ho khi mang thai sẽ biến mất.
Hành tây ngâm đường
- Hành tây bóc vỏ, băm nhuyễn rồi cho vào chén nhỏ.
- Thêm đường phèn đập dập vào.
- Trộn đều hỗn hợp rồi cho vào tủ lạnh qua đêm.
- Sau một đêm đường phèn và hành sẽ có dạng là hỗn hợp sền sệt như mứt là dùng được.
- Dùng 1 thìa cà phê/lần, cách 2 giờ dùng một lần. Sau vài ngày chứng ho sẽ biến mất.
Chú ý: Phụ nữ mang thai bị nôn nghén nhiều và đang mắc bệnh tiểu đường thì không dùng cách này.
Chanh tươi và mật ong
Cách 1: Chanh tươi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, xếp vào bình nhỏ. Thêm 2 thìa mật ong vào, ngâm trong 1 ngày. Ngậm từng lát chanh ngâm mật ong đều đặn hàng ngày chứng ho, đau họng ở bà bầu sẽ khỏi hẳn.
Cách 2: Lấy 7g gừng tươi, rửa sạch ép thành nước cốt. Pha cùng với nước chanh, mật ong dùng để uống. Uống 3 lần/ngày, đều đặn trong 3 ngày sẽ thấy chứng ho giảm rõ rệt.
Lá diếp cá và nước gạo
- Cho lá diếp cá vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, rửa lại bằng nước sạch.
- Đun lá diếp cá với nước vo gạo khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước uống, sau vài ngày chứng ho sẽ giảm dần.
Lá húng chanh
Cách 1: Rửa sạch 10 – 15 lá húng chanh và 4 quả quất xanh. Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi thêm đường phèn vào. Hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống 2 lần đến khi hết ho.
Cách 2: Húng chanh rửa sạch, giã nhuyễn, trộn thêm 10ml nước sôi. Gạn lấy nước uống, 2 lần/ngày.
Mật ong hấp tỏi
- Dùng 5 tép tỏi, bóc sạch vỏ trắng rồi đập dập.
- Thêm mật ong vào trộn đều.
- Đem hấp cách thủy đến khi mùi tỏi lan tỏa thì tắt bếp.
Uống 2 – 3 lần/ngày và 1 – 2 thìa cà phê/lần. Uống liên tục trong 3 – 4 ngày, chứng ho ở bà bầu sẽ biến mất.
Cam nướng
- Cam chín ngâm trong nước muối khoảng 15 phút, rồi rửa sạch lại.
- Nướng cam trên lửa than hoặc bếp gas nhỏ lửa. Khi nướng phải lật liên tục để vỏ cam không bị cháy.
- Nướng trong khoảng 10 phút là dùng được.
Ăn cam khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu mẹ bầu bị ho có đờm thì nên ăn thêm 2 – 3 miếng vỏ cam nướng để cổ họng được làm ấm, chứng ho cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
Bột nghệ và muối
Dùng 1/2 thìa bột nghệ cho vào 1/2 cốc nước ấm.
Thêm một ít muối vào, khuấy đều.
Uống 1 cốc/ngày, liên tục trong 3 ngày, cơn ho và tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Giá đỗ luộc
Lấy 100g giá đỗ, rửa sạch rồi luộc lấy nước uống. Cách này giúp giảm ho, đau họng hiệu quả. Đồng thời còn có tác dụng thanh lọc và làm mát cơ thể rất tốt.
Dầu khuynh diệp
Sử dụng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ. Massage nhẹ nhàng các huyệt đạo, rồi đi tất vào để giữ ấm. Tình trạng ho, đặc biệt là ho có đờm ở bà bầu sẽ biến mất.
Qua trên, bạn đọc đã biết được bà bầu bị ho có đờm có sao không, cách khắc phục như thế nào mà vừa an toàn và hiệu quả. Phụ nữ mang thai cần giữ gìn sức khỏe, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thuốc ho Prospan cho bà bầu có an toàn không?