Để có giọng hát cao và khỏe đầy nội lực cần phải có sự luyện tập. Bởi không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho giọng hát tốt. Vậy có những cách luyện giọng hát cao và khỏe đầy nội lực nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Cách luyện giọng hát cao và khỏe đơn giản, hiệu quả
Tư thế đúng
Hãy ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực trước, cổ thẳng để có thể lấy hơi, giữ hơi dễ dàng hơn. Khi đó bạn sẽ cảm thấy giọng hát hay hơn khi ngồi hoặc nằm do bạn lấy hơi được nhiều hơn. Ngoài ra, khi đứng thì giọng hát của bạn sẽ được vang hơn.
Tập phát âm
Để có giọng hát hay và khỏe, bạn hãy cố gắng điều chỉnh khẩu hình phát âm bằng lưỡi và miệng. Mỗi ngày bạn hãy dành 1 – 2 phút để tập phát âm như a, i, e, o. Cách này vừa đơn giản lại vừa hiệu quả, giúp bạn hát hay hơn nhiều.
Mở rộng khuôn miệng
Bạn hãy luyện mở rộng khuôn miệng như đang ngáp. Cố gắng mở to khuôn miệng để hai hàm hơi tách nhau. Như vậy khi hát bạn sẽ có giọng to và khỏe hơn, lấy hơi cũng sẽ dễ hơn.
Khi luyện tập mở rộng khuôn miệng, bạn hãy sử dụng lưỡi điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm được vào hàm dưới. Động tác tập luyện này giúp cho giọng hát của bạn được to và vang hơn rất nhiều.
Uốn lưỡi và vòm môi
Trước khi hát bạn hãy uốn lưỡi và vòm môi để giữ được hơi lâu hơn, cũng như giúp bạn kéo dài thời gian nghỉ được 1 – 2 giây để có thể sẵn sàng hát sang phần khác. Có như vậy bạn mới không bị giật mình và có lợi hơn khi tông của câu hát sau khác với tông ở câu trước.
Tập hít thở
Tập luyện hít thở sẽ giúp cho bạn có được giọng hát hay và khỏe hơn.
Việc tập hít thở sẽ giúp bạn giữ hơi được. Tuy nhiên, cần phải lưu ý không được để cổ họng khó chịu, không thoải mái khi cố gắng hát những nốt cao.
Đứng hoặc ngồi hát thì cần ưỡn ngực, thẳng lưng và bụng hơi hóp lại để hơi được trao đổi dễ dàng hơn. Khi hát thì cần phải để micro xa một chút để tiếng thở không bị thu vào.
Đừng gồng mình
Ở những nốt cao khi hát mà bạn quá gồng mình thì sẽ không lên được nốt. Lúc này bạn sẽ bị lạc nhịp nốt và bài hát sẽ trở nên khó nghe hơn. Cách tốt nhất khi lên nốt cao thì bạn hãy lấy hơi thật sâu. Nếu đã lấy hơi sâu mà không thể lên được nốt đó thì hãy chuyển biến phù hợp với giai điệu của bài hát.
Luyện thanh
Luyện thanh trước khi hát là rất cần thiết nhưng chỉ nên luyện một, hai lần để củng cố tông giọng. Không nên luyện tập quá nhiều một lúc, cần luyện từ từ và tăng dần lên. Nếu không cổ họng sẽ bị tổn thương, khàn giọng không hát được nữa.
Bắt chước
Một cách học hát nhanh đó là bắt chước người khác. Trước khi tập hát bài nào đó, bạn hãy mở bài đó lên nghe kĩ cách ca sĩ xử lý, luyến láy, phát âm, lấy hơi, ngắt nhịp. Ban đầu tập theo rồi xem cách biểu diễn của ca sĩ trước sân khấu. Bạn hãy tập trước gương nhé!
Chọn bài hát phù hợp
Mỗi người sẽ hát được những thể loại nhạc riêng. Vì thế hãy chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Sau đó, tập 5 – 10 phút mỗi ngày khi nấu ăn, khi tắm. Cần chú ý khi tập cần chỉnh sửa các nốt đúng tông độ, đúng nhạc.
Uống nước lọc
Để giọng hát không bị khó nghe, khàn đục thì trước khi hát cần tránh uống nước ngọt, đồ uống có ga, có cồn như bia rượu. Thay vào đó nên uống nước lọc để có giọng hát trong trẻo. Trước khi hát hãy uống nước lọc để tránh bị khô cổ họng trong khi hát.
Thay đổi lối sống
Bên cạnh những cách luyện giọng hát cao và khỏe trên, bạn cũng cần phải thay đổi lối sống. Bao gồm:
- Cải thiện tư thế: Không nên mỗi khi hát mới chuyển sang tư thế cơ thể đúng. Thay vào đó bạn nên tạo thói quen giữ đúng tư thế cơ thể để giọng hát khỏe hơn.
- Luyện tập thể lực: Chạy bộ, tập luyện cách quãng giúp tăng cường sức khỏe và dung tích của phổi.
- Luyện tập cơ mặt linh hoạt hơn: Co giãn miệng, thụt lưỡi đẩy về các hướng, ngáp mở rộng khoảng miệng, tạo những nét mặt ngộ nghĩnh… Các bài luyện tập này sẽ hình thành và hoàn thiện âm sắc giọng hát của bạn.
Lời khuyên để có được giọng hát cao, khỏe
Để có giọng hát cao, khỏe và đầy nội lực, bạn cần phải thực hiện những điều sau:
- Uống nước ấm, hoặc nước mật ong ấm. Uống trước khi hát để cổ họng được dịu nhẹ, dễ chịu hơn.
- Không hát cố do giọng có giới hạn. Nếu có triệu chứng khản cổ thì ngừng hát ngay lập tức. Đồng thời, uống nước ấm hoặc nước chanh mật ong ấm.
- Hát thoải mái, không e dè, ngại ngùng hoặc lo lắng.
- Không ăn hoặc uống bơ sữa trước khi hát.
- Không hò hét sẽ khiến cổ họng dễ bị tổn thương.
- Học bơi lội vì nín thở khi lặn sẽ giúp phổi khỏe hơn.
- Hát ở nơi yên tĩnh sẽ dễ hát được nốt cao hơn.
- Luyện hát ở địa điểm, phòng có độ vang.
- Tham gia học một khóa học thanh nhạc.
- Tập hát trước khán giả để khắc phục tình trạng sợ sân khấu.
- Nhắm mắt khi hát sẽ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng trên sân khấu.
- Không nên ho hoặc khạc đờm bởi sẽ khiến các dây thanh dễ bị trầu xước.
>> Có thể bạn quan tâm: Maknae là gì?
Cảnh báo khi luyện tập để có giọng hát hay và khỏe
Mặc dù để có giọng hát hay, khỏe cần phải luyện tập nhiều và đúng cách nhưng bạn cần biết những điều sau:
- Giọng hát có thể bị thay đổi theo độ tuổi nếu bạn vẫn còn trẻ.
- Nếu không có giọng hát cao thì bạn cũng không nên quá nóng vội. Có thể sau này bạn sẽ đạt được những nốt cao, nhưng tốt nhất vẫn là bồi dưỡng, phát triển giọng hát dựa trên âm vực tự nhiên.
- Không được quá lạm dụng việc tập luyện gây tổn thương các dây thanh, ảnh hưởng đến giọng hát, giọng nói.
Như vậy nếu biết cách và chăm chỉ luyện tập bạn sẽ có được giọng hát hay và cao đầy nội lực. Mong rằng qua chia sẻ những cách luyện giọng hát cao và khỏe đầy nội lực trên sẽ giúp bạn có được giọng hát như ý. Bạn hãy thử áp dụng nhé!