Đau họng nên ngậm gì để giảm nhanh khó chịu, đau rát và ngứa ngáy ở cổ họng? Bài viết dưới đây gợi ý một số loại thảo dược, nguyên liệu tự nhiên người bệnh nên ngậm để đẩy lùi đau họng an toàn, nhanh chóng và tức thì.
Đau họng nên ngậm gì?
Bị đau họng khiến cho công việc, cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng. Vì thế, người bệnh muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng đau họng, ngứa rát cổ họng khó chịu này. Ngoài sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể ngậm một số thảo dược, nguyên liệu tự nhiên vừa hiệu quả, vừa an toàn dưới đây:
Mật ong
Mật ong được coi là “thần dược” trong điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là đau họng. Người bị đau họng ngậm mật ong sẽ giúp cổ họng được dịu nhẹ, giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Ngoài ngậm mật ong nguyên chất, người bệnh có thể pha với nước ấm. Hoặc có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác như chanh, trà xanh… để tăng hương vị và hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cha mẹ không nên cho trẻ ngậm mật ong khi bị đau họng. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu, dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc.
Nước muối
Nước muối là một trong những giải đáp đau họng nên ngậm gì. Người bị đau họng ngậm nước muối sẽ giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại, giảm viêm nhiễm và làm sạch hầu họng hiệu quả. Hàng ngày, người bệnh nên ngậm nước muối nhiều lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.
Rễ cam thảo
Cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Y học hiện đại có nhiều nghiên cứu cho biết cam thảo chứa các hoạt chất đặc tính giống với aspirin giúp giảm đau họng, dịu nhẹ cổ họng tức thì. Bên cạnh đó, người bị đau họng ngậm cam thảo cổ họng được thông thoáng giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, không bị tắc nghẽn. Người bệnh có thể súc miệng bằng nước cam thảo cũng cho hiệu quả trị đau họng rất tốt.
Cần chú ý: Không nên quá lạm dụng ngậm cam thảo bởi có thể khiến tăng huyết áp, hàm lượng kali trong máu giảm hoặc nhịp tim bị rối loạn… Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú bị đau họng không nên ngậm cam thảo.
Chanh tươi
Chanh có hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào, giúp làm dịu nhẹ cổ họng, giảm ho, đau và ngứa rát cổ họng nhanh chóng. Người bị đau họng ngậm chanh, thêm một chút muối hạt sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm đau, viêm, sưng tấy và tan đờm nhầy ở cổ họng.
Ngoài ngậm chanh muối, người bệnh còn có thể uống nước chanh vừa có tác dụng giảm đau họng, vừa giúp giải khát, bổ sung vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Gừng tươi
Gừng chứa gingerol, kẽm, vitamin và nhiều hoạt chất khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Ngậm gừng tươi đều đặn sẽ giảm đau họng, ngứa rát, khó chịu, cổ họng được dịu nhẹ và tổn thương ở bên trong cổ họng được làm lành nhanh chóng. Để tăng hiệu quả, người bệnh có thể ngậm gừng cùng với mật ong. Mỗi lần ngậm 1 – 2 lát gừng mật ong, tình trạng đau rát cổ họng được cải thiện tức thì.
Quế
Quế có mùi thơm dễ chịu, chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Khi bị đau họng, ngậm quế tình trạng cổ họng bị đau rát, ngứa ngáy khó chịu được cải thiện nhanh. Ngoài ra, người bệnh có thể uống trà quế cũng cho hiệu quả tương tự.
Mặc dù vậy, người bệnh cũng cần lưu ý, trong quế có chứa coumarin, chất này nếu bổ sung quá nhiều sẽ làm tổn thương gan và quá trình đông máu bị ảnh hưởng. Những người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường và huyết áp được khuyến cáo không nên ngậm quế chữa đau họng.
Tỏi
Tỏi có hàm lượng allicin phong phú nên được coi là kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Người bị đau họng ngậm tỏi sẽ giúp loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát triển, giảm đau ngứa họng hiệu quả.
Tuy nhiên, ngậm tỏi quá lâu trên 10 phút thì có thể làm cổ họng, vòm họng bị tổn thương, khiến tình trạng đau họng càng trở nên nặng hơn. Ngoài ra, lạm dụng tỏi có thể khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng.
Viên ngậm thảo dược
Viên ngậm thảo dược với công thức đặc biệt, có thể cung cấp hydrat, làm dịu nhẹ cổ họng và giảm đau họng tức thì. Hiện nay, có nhiều loại viên ngậm thảo dược như strepsils, eugica với các vị chanh, cam, gừng, bạc hà…. Người bệnh có thể lựa chọn loại với hương vị phù hợp với sở thích của mình.
Viên ngậm thảo dược có thể mua ở các hiệu thuốc mà không cần phải theo đơn kê của bác sĩ. Ngậm viên ngậm thảo dược tinh chất được hòa tan trong miệng, cổ họng sẽ được bao phủ một lớp bôi trơn giảm đau rát, giảm kích thích và cổ họng được dịu nhẹ, dễ chịu và thông thoáng.
Người bệnh cần chú ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi ngậm cần phải xem kỹ thành phần tránh bị kích ứng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho bé ngậm viên ngậm đau họng tránh nguy cơ bị sặc.
Húng quế
Húng quế chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất khác giúp giảm đau họng, ngứa rát, viêm nhiễm ở cổ họng, làm dịu cổ họng tức thì. Hàng ngày, người bệnh nên nhai rồi ngậm lá húng quế trong cổ họng hai lần sáng tối. Chỉ trong thời gian ngắn, tình trạng đau họng, ngứa ngáy cổ họng sẽ biến mất.
Cách này đơn giản, an toàn và rất dễ thực hiện nên được rất nhiều người lựa chọn.
Viên ngậm kẽm
Viên ngậm kẽm có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nhanh triệu chứng đau họng, ngứa rát cổ họng. Đồng thời, viên ngậm kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật. Vì thế, người bị đau họng nên ngậm viên ngậm kẽm để đẩy lùi được cảm giác khó chịu, đau ngứa rát cổ họng nhanh chóng.
Trên đây là giải đáp đau họng nên ngậm gì. Tuy nhiên, những cách này chỉ giảm khó chịu, đau ngứa rát cổ họng ở mức độ nhẹ hoặc có thể không trị được dứt điểm. Cách tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám, xác định được chính xác nguyên nhân đau họng để có biện pháp chữa trị phù hợp và triệt để.