Phổi bị mờ hay nốt mờ ở phổi được phát hiện khi chụp X-quang, CT scan có hình tròn, mật độ dày hơn sơ với phổi bình thường. Nhiều người lo lắng không biết phổi bị mờ là bệnh gì qua chụp X-quang, CT can, có nguy hiểm không?
Phổi bị mờ là bệnh gì?
Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT scan có thể nhìn thấy vết mờ ở phổi bất thường so với phổi bình thường. Những nốt mờ ở phổi này thường là vết sẹo của nhu mô phổi do nhiễm trùng hoặc chất kích thích trong không khí. Một số ít thường hợp phổi bị mờ là dấu hiệu căn bệnh phổi, đó là ung thư phổi giai đoạn đầu.
Nốt mờ ở phổi được tìm thấy trên một nửa số người trưởng thành khi chụp X-quang hoặc CT scan.
Chẩn đoán hình ảnh phổi bị mờ
Chụp X-quang
Hình ảnh X-quang lồng ngực thường thấy phổi bị mờ. Đường kính nốt mờ > 2cm. Không có bất cứ biểu hiện, triệu chứng lâm sàng nào, chiếm 1 – 2 trên tổng số 1000 trường hợp.
Chụp CT scan
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính CT scan đánh giá được:
- Kích thước, hình thái, tính chất, cấu trúc và độ đậm đặc của các nốt mờ ở phổi.
- Hạch trung thất, hạch rốn phổi
- Tìm được tổn thương vôi hóa, tổn thương khác
- Đánh giá được mô phổi lân cận
Đa số phổi bị mờ có tính chất lành tính như u hạt granuloma. Một vài trường hợp là ung thư phế quản không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Kết quả sau khi thực hiện phẫu thuật cắt những nốt mờ ở phổi:
- 40% tổn thương ung thư phế quản
- 40% tổn thương u hạt lành tính, trong đó 30% là sarcoid hoặc lao, 5 – 7% là hamarto chondrome hoặc hamartome.
- 4 – 5% di căn từ vị trí khác vào phổi
- 2% do u Carcinoide
- Còn lại là do viêm phổi, nhồi máu phổi và bất thường động – tĩnh mạch
Chẩn đoán phổi bị mờ cần phải dựa vào hình ảnh X-quang chuẩn ở tư thế thẳng và nghiêng. So sánh với phim chụp trước đó. Sau đó mới tiến hành chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và sinh thiết xuyên thành ngực… để chẩn đoán được bản chất, tính chất nốt mờ. Phòng tránh trường hợp người bệnh phải mở lồng ngực nếu như do u hạt lành tính.
Phân tích hình thái phổi bị mờ
Hầu hết các trường hợp đều có thể xác định được bản chất của đám mờ ở phổi. Dựa vào tiêu chuẩn về kích thước, hình dạng, đường bờ, tiền sử hút thuốc của người bệnh cho phép xác định được có bị phơi nhiễm với những yếu tố nguy cơ không.
Phổi bị mờ lành tính
Xảy ra ở người trẻ tuổi, dưới 35 và không hút thuốc lá.
Nốt mờ ở phổi nằm ở thùy dưới, có hình thái: Mờ tròn, đường kính < 3cm, bờ đều. Sau 2 năm đường kính vết mờ không thay đổi.
Tiêu chuẩn đánh giá phổi bị mờ lành tính về hình thái:
- Đường kính nốt dưới 3cm, bờ đều hoặc có hình múi
- Nốt vôi hóa: Xếp thành tầng, thành đám, hình bỏng ngô, vị trí ở trung tâm, chiếm trên 10% thể tích nốt.
Vôi hóa phổi thấy được khi lớp cắt mỏng 3 – 5mm, có mỡ và cửa sổ hẹp.
Tuy phổi bị mờ lành tính nhưng vẫn phải theo dõi thường xuyên, định kỳ 3 – 6 tháng và 1 năm để chắc chắn nốt mờ ở phổi không bị tăng kích thước trong vòng 2 năm liền.
Phổi bị mờ ác tính
- Xảy ra ở người trên 35 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào
- Nốt mờ nằm ở thùy trên, đường kính nốt mờ ở phổi trên 3cm, bờ không đều
Người bệnh cần phải thực hiện soi phế quản, sinh thiết khối u xuyên thành ngực hoặc chỉ định phẫu thuật để có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị đúng.
Trong một số trường hợp ung thư phế quản hình thành trên nền sẹo vôi hóa hoặc cạnh một u hạt bị vôi hóa. Một vài nốt di căn ung thư bị vô hóa. Tổn thương vôi hóa có thể nằm ở trong u carcinoide.
Đặc điểm hình thái chẩn đoán phổi bị mờ ác tính:
- Đường kính nốt mờ trên 3cm
- Bờ không đều, giới hạn không rõ, có thể bị vôi hóa
- Nốt mờ nhân đôi sau 18 tháng, thậm chí có trường hợp nhân đôi dưới 1 tháng.
- Nằm ở vị trí trung tâm, có thể có hình phế quản
- Vôi hóa có dạng chấm ở ngoại vi chiếm 10% thể tích khối và tỷ trọng dưới 150 HU
Vôi hoá nhu mô phổi
Có thể quan sát thấy các dạng vôi hóa sau:
- Vôi hóa dạng bỏng ngô: Xảy ra ở hamartochondrome.
- Vôi hóa đơn độc: Nốt mờ đơn độc ở phổi, nằm ở vị trí trung tâm, stratified nốt lành (u hạt nhiễm trùng lao). Có thể xảy ra hạch và tổn thương vôi hóa.
- Vôi hóa lệch tâm lành tính: Hamartome, u hạt, amyloidome. Xơ phổi tiến triển sẽ thấy vôi hóa quanh khối xơ. Hay có thể gặp trong viêm cơ vôi hoá sau chấn thương, Granulome plasmocytome, Mycetome calcifie, tăng calci máu do suy thận mãn tính.
- Vôi hóa lệch tâm ác tính: 20% Carcinoide phế quản, di căn của sarcome xương và Plasmocytome phổi.
- Vôi hóa dạng lưới và dạng chấm: 6% ung thư nguyên phát của phổi. Phát triển ung thư trên nền sẹo cũ và lắng calci…
- Vôi hóa nhiều ổ dạng nốt: Histoplasmose, viêm phổi varicellsse và nhiễm khuẩn lao.
Phổi bị mờ có nguy hiểm không?
Sau khi chụp cắt lớp vi tính những nốt mờ ở phổi, kết quả xét nghiệm mô bệnh học cho biết đám mờ ở phổi là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như:
- Ung thư biểu mô: 40% bệnh nhân ung thư biểu mô giai đoạn đầu chụp X-quang thấy vết mờ ở phổi. Ung thư biểu mô có dạng nốt mờ ở phổi đặc ngoại vi.
- Nốt u di căn: Phổi bị mờ có thể là biểu hiện của các nốt u di căn, phổ biến nhất là di căn từ ung thư xương, ung thư mô mềm và ung thư thận. Nốt mờ nằm ở vị trí dưới màng phổi, có đường kính nhỏ hơn 5mm.
- Ung thư phế nang: Chiếm 6 – 10% các ung thư nguyên phát ở phổi.
- Các u Carcinoide: Phổi bị mờ với các nốt liền với phế quản. U ác tính ở bậc thấp, ít di căn, diễn tiến chậm, gặp ở người trẻ tuổi. Khi bị u Carcinoide người bệnh sống được khoảng 10 năm.
- Nốt mạch bất thường ở động – tĩnh mạch khi thấy mạch nuôi hoặc dẫn lưu cho nốt. Tổn thương đa dạng, thấy được hình thái vết mờ ở phổi trước và sau khi tiêm thuốc cản quang.
- Nhồi máu phổi: Nốt mờ ở dưới màng phổi, hình tam giác, nốt giảm độ đậm ở trung tâm.
- Bóng VK (emboles septgie): Nốt mờ dưới màng phổi, hình tam giác. Vết mờ có thể tạo hang, bị hoạt tử, một số có phế quản hơi.
- U mạch khác: Nốt mờ nằm ở trên đường đi của mạch nền phổi, có hình tam giác, gặp trong bệnh cảnh viêm mạch.
- Các loại u lành: Phổi bị mờ có thể là triệu chứng u lành, phổ biến nhất u Hamarto chondrome, chiếm 5 – 10%.
Như vậy, có thể thấy được phổi bị mờ là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, khi phổi có nốt mờ thì cần được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị thích hợp.
>> XEM NGAY: Viêm màng phổi là gì, có lây không? Cách điều trị