Thở khò khè là một trong những triệu chứng các mẹ thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này, đa phần liên quan đến các căn bệnh về đường hô hấp, phổi nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm nguyên nhân do đâu, biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất nhé.
Thở khò khè là gì?
Thở khò khè là dấu hiệu rõ ràng về các vấn đề về hô hấp, chủ yếu xảy ra do hẹp hoặc bị tắc nghẽn đường hô hấp. Âm điệu tiếng thở khò khè cũng thay đổi, phụ thuộc vào phần hệ thống hô hấp cũng bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp.
Đặc biệt, triệu chứng khò khè như có đờm hay gặp ở trẻ dưới 2 đến 3 tuổi. Do ở lứa tuổi này, cuống phổi của trẻ có kích thước nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm.
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm điệu trầm, nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe gần giống như tiếng ngáy. Khi bị nặng hơn, có thể thấy tiếng trẻ thở ra bị kéo dài.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể nghe được tiếng khò khè của trẻ bằng tai thường. Lúc này bác sĩ cần phải dùng đến ống nghe để phát hiện triệu chứng.
Nguyên nhân gây thở khò khè như có đờm ở trẻ sơ sinh
Hen suyễn
Trẻ bị hen suyễn có đường hô hấp nhạy cảm nên dễ bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, dị ứng. Ví dụ như khói thuốc, ô nhiễm không khí. Điều này dẫn đến thở khò khè, khó thở, ho và tức ngực.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trong dạ dày trào lên đường dẫn thức ăn. Một lượng nhỏ chất lỏng này sẽ có thể bị hít vào phổi, gây kích ứng và sưng các đường hô hấp nhỏ khiến bé thở khò khè. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ vượt qua tình trạng này khi được 1 tuổi.
Nhiễm trùng
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp ở trẻ sơ sinh đều có thể điều trị được tại nhà. Tuy nhiên, cần chú ý khi bé có các triệu chứng bất thường.
Một số bệnh nhiễm trùng ở vùng ngực có thể khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hay gọi là cảm lạnh thông thường sẽ gây ra tiếng ồn khi thở. Nhưng không gây khò khè trừ khi đường hô hấp dưới bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu triệu chứng trẻ sơ sinh thở khò khè
- Khó thở, ho, tức ngực
- Tăng nhịp thở liên tục
- Thực hiện các cử động để thở như lỗ mũi phập phồng liên tục và những cơ ở ngực co kéo nhiều hơn bình thường
- Xuất hiện triệu chứng xanh tím mở mỗi và lưỡi cho thấy máu không nhận đủ oxy từ phổi.
- Trẻ thường xuyên biếng ăn
- Có thể dẫn đến hôn mê nếu trẻ có những vấn đề nghiêm trọng về phổi
- Sốt cao
Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm phải làm sao?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thở khò khè ở trẻ. Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè do những nguyên nhân thông thường, bác sĩ có thể để mẹ chăm sóc bé ở nhà.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ sơ sinh thở khò khè
- Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lí, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi.
- Giữ ấm cho trẻ để hạn chế bị sổ mũi, tránh việc trẻ hay khịt vào, làm nước mũi chảy ngược vào cuống họng gây ra ho.
- Cho bé uống nhiều nước: nếu trẻ thở khò khè do nhiễm trùng cần cung cấp nước đầy đủ, đảm bảo bé có để chất lòng để tạo chất nhầy làm sạch mũi.
- Chó bé bú sữa nhiều hơn: việc này sẽ giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Yếu tố này có vai trò quan trọng giúp đẩy lùi cơn ho, khò khè, giúp trẻ hô hấp tốt hơn.
- Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ làm giảm thiểu mức độ khò khè khi thở.
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh thở khò khè đi khám?
Trong quá trình chăm sóc, bé bị khò khè khó thở, nếu có biểu hiện nặng hơn như khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, nhất là trong các trường hợp sau:
- Trẻ sơ sinh lần đầu tiên bị khò khè, khó thở, tím tái
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng khò khè cần phải đưa đến bệnh viện ngay vì đây là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
- Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè kéo dài tới 2-3 tuần cần được đưa đi khám và xét nghiệm chuyên sâu.
- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn.
- Khi bị khò khè khó thở còn xuất hiện triệu chứng nôn ói, sốt cao.
Chú ý: Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà còn làm cho trẻ khò khè nặng hơn.
Trẻ sơ sinh bị thở khò khè như có đờm khám ở đâu?
Hà Nội
Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A – Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng – Hà Nội.
- Điện thoại: 0243.8693731/6722
Khoa Hô Hấp Dị ứng – Bệnh viện Hữu Nghị
- Địa chỉ : Số 1 Trần Khánh Dư – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Điện thoại: 02439722231 – 02439722232
Chuyên khoa Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
- Địa chỉ : Tòa nhà A5 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội.
Khoa Hô Hấp – Bệnh viện Phổi Trung Ương
- Địa chỉ : Số 463 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội
- Điện thoại: 0243.832.6249
Khoa Hô Hấp – Bệnh viện Nhi Trung Ương
- Địa chỉ : 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại: (024) 6 273 8532
TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
- Địa chỉ: 120 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 38550207
Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo – Phường 9 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
Khoa Tai – Mũi -Họng bệnh viện Y Dược TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng – Phường 11 – Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39317381
Trên đây là tất cả giải đáp liên quan đến tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh như nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị…
>> THAM KHẢO:
- Cách trị ho có đờm hiệu quả nhanh, đảm bảo an toàn bỏ qua sẽ hối tiếc
- Cổ họng có đờm khó thở là biểu hiện bệnh gì?