Viêm họng liên cầu là một dạng viêm họng mãn tính, do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm họng liên cầu là gì, có nguy hiểm không? Cách chữa trị đẩy lùi bệnh như thế nào?
Viêm họng liên cầu là gì?
Đây là tình trạng cổ họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn Streptococcus gây đau rát, khó chịu ở cổ họng. Triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn thường nặng hơn so với viêm họng do virus. Ai cũng có thể bị bệnh, đặc biệt là trẻ 5 – 15 tuổi.
Liên cầu khuẩn Streptococcus thường có trong họng,mũi nên khi ho, sổ mũi có thể phát tán vi khuẩn và lây nhiễm từ người sang người. Nhưng không phải ai bị nhiễm khuẩn liên cầu cũng đều bị bệnh. Vi khuẩn streptococcus hoạt động, sinh sôi và phát triển gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu.
Triệu chứng dấu hiệu nhận biết
Sau 2 – 5 ngày nhiễm vi khuẩn streptococcus, sức đề kháng yếu sẽ gây viêm họng liên cầu. Người bệnh có thể có các triệu chứng biểu hiện sau:
- Đau rát cổ họng
- Đau khi nuốt, nuốt khó khăn
- Sốt cao > 38 độ C
- Đau đầu, mệt mỏi
- Nổi ban
- Buồn nôn, ăn uống không ngon miệng
- Đau và cứng cơ
- Hạch hầu bị sưng tấy, quan sát thất mảng trắng trong cổ họng hoặc các chấm đỏ nhỏ ở trên vòm miệng
- Hạch bạch huyết sưng, đau
- Đau dạ dày
Viêm họng liên cầu có nguy hiểm không?
Triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn trầm trọng hơn so với nguyên nhân khác. Nếu không được điều trị sớm và sai cách thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Các biến chứng có thể xảy ra như:
- Sốt thấp khớp gây viêm, đau khớp và phát ban, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến van tim, gây suy tim
- Nhiễm trùng amidan, xoang, tai, da và máu
- Strep nhiễm trùng gây nhiều bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác, điển hình là ban đỏ, viêm thận.
Cách trị viêm họng liên cầu hiệu quả nhất
Có nhiều cách chữa viêm họng liên cầu, trong đó gồm:
Chữa bằng thuốc
Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh và phòng ngừa lây nhiễm.
Thuốc kháng sinh
Điều trị viêm họng liên cầu thường sử dụng các loại kháng sinh sau:
- Penicillin đường tiêm dùng trong trường hợp viêm họng liên cầu ở trẻ em, người bệnh có các triệu chứng nôn mửa, khó nuốt trong một thời gian.
- Amoxicillin: Được dùng tương tự như penicillin. Thuốc ở dạng viên có vị tốt hơn nên thường được sử dụng cho trẻ nhỏ.
- Cephalosporin: Được bác sĩ kê đơn trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với kháng sinh penicillin. Chẳng hạn như cephalexin (KEFLEX), azithromycin (Zithromax), erythromycin.
Bệnh viêm họng liên cầu ở trẻ em sử dụng kháng sinh chữa trị nếu đáp ứng tốt, trẻ không bị sốt thì có thể đi học lại hoặc chăm sóc tại nhà không không còn bị lây nhiễm (thông thường sau 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị).
Thuốc giảm triệu chứng
Các loại thuốc giảm triệu chứng được sử dụng gồm:
- Ibuprofen như Motrin, Advil và các loại khác.
- Thuốc Acetaminophen như aspirin, tylenol và các loại khác. Khi sử dụng thuốc acetaminophen thì cần phải cẩn thận vì có thể có nguy cơ bị hội chứng Reye. Đây là hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ em, thanh thiếu niên.
Thay đổi lối sống
Đa số các trường hợp bị viêm họng liên cầu sử dụng kháng sinh đều khỏi. Tuy nhiên, để giảm nhanh các triệu chứng, người bệnh nên có lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Uống nhiều nước để giảm đau rát cổ họng, đau khi nuốt, ngăn ngừa cơ thể mất nước.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều hơn để phục hồi sức khỏe, cơ thể chống chọi với nhiễm trùng tốt hơn, bệnh nhanh phục hồi.
- Súc miệng, hầu họng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý. Người lớn và trẻ lớn nên súc miệng nhiều lần trong ngày, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau rát cổ họng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhẹ, ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, canh, hoa quả, sữa chua… Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn thực phẩm có tính axit, thực phẩm có nhiều gia vị, chất phụ gia.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích như rượu bia, khói thuốc lá, hút thuốc lá khiến cổ họng bị đau và tăng khả năng bị nhiễm trùng, bệnh viêm họng liên cầu nặng hơn.
- Nghỉ ngơi ở nhà đến khi hết sốt, người không còn mệt mỏi và hoàn thành điều trị kháng sinh ít nhất 24 giờ.
Phòng ngừa viêm họng liên cầu
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ ai, do đó để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
- Mỗi khi ho, hắt hơi cần che miệng
- Rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn… để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng
- Vệ sinh, rửa sạch sẽ các vật dụng bằng xà phòng, nước ấm
- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt với người đang bị viêm họng liên cầu khuẩn.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh viêm họng liên cầu, bạn đọc hãy tham khảo để biết thêm được kiến thức sức khỏe cần thiết. Từ đó biết được cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này để nhiều người biết hơn, nhờ vậy mà bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng tốt nhất.
>> TÌM HIỂU: Viêm họng xuất tiết là gì, kéo dài bao lâu và biện pháp phòng ngừa