Viêm phổi cấp tính (acute pneumonia) là bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng kenhitv.vn tìm hiểu rõ hơn viêm phổi cấp là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào trong bài viết này nhé!
Viêm phổi cấp tính là gì?
Đây là bệnh xảy ra khi phế nang phổi bị viêm do nhiễm khuẩn. Viêm phổi cấp tính là một loại viêm phổi, bệnh diễn biến phức tạp và diễn tiến nhanh. Nếu không được điều trị, bệnh kéo dài, diễn biến nặng hơn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân
Viêm phổi cấp xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào phổi. Bệnh do các nguyên nhân sau:
- Vi khuẩn: Nguyên nhân chính gây bệnh, các vi khuẩn điển hình gây bệnh như gram (-), Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus… Vi khuẩn không điển hình như Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Legionella SP…
- Virus: Chiếm 2 – 15% nguyên nhân gây bệnh. Các loại virus như Parainfluenza, Influenza, Adenovirus…
- Suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, người ghép tạng, bạch cầu hạt, thiếu hụt globulin, cúm A H5N1…
- Các nguyên nhân khác: Khói thuốc lá, hóa chất, bụi bẩn, nấm, thời tiết thay đổi thất thường…cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Ai dễ mắc bệnh?
Những đối tượng sau thường có nguy cơ bị viêm phổi cấp cao hơn so với người khác:
- Trẻ nhỏ, người cao tuổi
- Người có hệ miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn bệnh
- Đang bị mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường
Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thường phức tạp.
Giai đoạn đầu: Nhận biết khó khăn do có dấu hiệu giống như cảm cúm, cảm lạnh nên dễ gây nhầm lẫn và chủ quan. Bao gồm: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ…
Giai đoạn giữa:
Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì sẽ diễn tiến nhanh. Khi đó, các triệu chứng đặc trưng gồm:
- Ho khạc đờm kèm máu
- Sốt cao
- Đau ngực, đau nặng hơn khi hít vào hoặc ho
- Thở nhanh và nông
Ở người cao tuổi, triệu chứng ho nhưng không đờm, có thể xảy ra tình trạng mê sảng, lú lẫn.
Nếu bệnh do virus gây ra thì triệu chứng cũng như do vi khuẩn nhưng diễn biến bệnh chậm và không nghiêm trọng.
Giai đoạn nặng: Người bệnh có dấu hiệu sốt cao, khạc đờm có mủ, mạch nhanh, khó thở nặng, tím tái môi và đầu chi, mệt mỏi, li bì, lú lẫn…
>> TÌM HIỂU THÊM: Những triệu chứng viêm phổi điển hình dễ nhận biết nhất
Viêm phổi cấp có nguy hiểm không?
Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh lại tiến triển rất nhanh, vì thế, viêm phổi cấp là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị, cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng thở nhanh, nông, sốt cao, thiếu oxy trầm trọng, khó thở, đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm phổi cấp có lây không?
Vốn là một căn bệnh nhiễm trùng nên khả năng lây lan của viêm phổi cấp rất cao. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh bằng đường trực tiếp hoặc lây lan từ người qua người. Đặc biệt hơn nữa là viêm phổi cấp còn có thể lây từ gia cầm, gia súc sang cơ thể người. Ví dụ như căn bệnh cúm A/H5N1 là tác nhân gây ra viêm phổi cấp cho hàng ngàn bệnh nhân vào thời điểm dịch bệnh.
Bên cạnh đó, vào mùa đông hay thời tiết lạnh, độ ẩm cao thì căn bệnh này lại dễ dàng phát triển và lây lan hơn. Do đó, chỉ cần phát hiện có mầm bệnh xung quanh hay bất kỳ dịch bệnh nào đang phát tán, bạn nên cẩn thận và tránh xa nhất có thể. Đừng quên bảo vệ sức khỏe chúng ta bằng những lớp khẩu trang khi đi vào những môi trường ô nhiễm.
Cách chữa bệnh viêm phổi cấp tính
Khi có các dấu hiệu và nghi ngờ bệnh thì cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
Viêm phổi cấp uống thuốc gì?
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh gồm:
Khánh sinh:
- Amoxicillin, Doxycyclin được sử dụng dạng viên uống trong trường hợp bệnh nhẹ.
- Amoxicillin, Doxycyclin viên uống kết hợp với Amoxicillin tiêm tĩnh mạch nếu viêm phổi cấp ở mức độ vừa.
- Trường hợp viêm phổi cấp nặng thì cần sử dụng các loại kháng sinh Co-amoxiclav, Cefuroxim, Benzylpenicillin tiêm tĩnh mạch. Cần dùng kháng sinh càng sớm càng tốt để tránh được biến chứng nguy hiểm bệnh gây ra.
Thuốc điều trị triệu chứng: Các loại thuốc được sử dụng như thuốc giảm ho, giảm đau tức ngực, điện giải, bù nước để giảm nhanh những triệu chứng bệnh.
Thuốc kháng virus: Bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp với loại virus gây viêm phổi cấp.
Chữa viêm phổi cấp bằng thuốc nam
Lá bạc hà
Lấy 6 – 7 lá bạc hà tươi đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Trộn nước cốt bạc hà với 1 thìa mật ong nguyên chất. Khuấy đều lên rồi uống. Uống đều đặn 4 lần/ngày và liên tục trong 7 ngày, dấu hiệu bệnh giảm hẳn.
Gừng
Rửa sạch gừng tươi, đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó, lấy 1 thìa cà phê bột gừng, thêm 1 bát nước lọc vào, đun sôi sau đó lọc lấy nước. Thêm 1 thìa mật ong nguyên chất, một ít nước cốt chanh vào cùng với phần nước thu được, khuấy đều lên là dùng được. Uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần.
Tỏi
Lấy vài tép tỏi, bóc sạch vỏ trắng rồi đập dập. Cho vào chiếc khăn xô sạch, đặt lên vị trí phổi. Sau 30 phút thì nhấc ra. Cách chữa này giảm nhanh triệu chứng khò khè, thở nông do viêm phổi cấp gây ra.
Nghệ
Cách thức thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ là một ly sữa ấm, bột nghệ và bột tiêu đen. Người bệnh lưu ý nên chọn bột nghệ tinh và chất lượng tốt tránh trường hợp không phát huy hết tác dụng của thuốc. Sau khi nguyên liệu đã sẵn sàng, trộn đều hỗn hợp này và uống ấm vào mỗi buổi sáng. Thường xuyên sử dụng bài thuốc này sẽ giúp loại bỏ chất nhờn trong phổi góp phần làm giảm chứng viêm cũng như hạn chế nhiễm trùng nặng hơn.
Biện pháp phòng ngừa viêm phổi cấp
Để phòng ngừa được viêm phổi cấp tính hiệu quả, bạn nên thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Giữa ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là phần ngực, cổ và gan bàn chân. Người cao tuổi và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên cần tránh bị nhiễm lạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để không gian sống luôn trong lành, thông thoáng.
- Vệ sinh răng miệng, hầu họng và cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Nên tắm bằng nước ấm và nơi tắm cần kín nhưng thoáng, không có gió lùa.
- Chữa trị triệt để, tận gốc các ổ nhiễm khuẩn vùng hầu họng, mũi và tai để phòng tránh biến chứng bệnh.
- Luyện tập thể dục thể thao khoa học, thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh, đặc biệt cần cân đối các chất béo, đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Không hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá.
Hạn chế uống bia rượu và các chất kích thích chứa cồn khác.
Bài thuốc trị dứt điểm viêm phổi cấp tính
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học y dược TP.HCM) cho biết: “Vi khuẩn và virus là tác nhân chính gây viêm phổi cấp tính. Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là lựa chọn các vị thuốc có dược tính mạnh, vừa hiệu quả lại vừa an toàn”.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều bài thuốc trị viêm phổi cấp tính có nguồn gốc thảo dược. Tuy nhiên, duy chỉ Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là có thể đáp ứng được tính an toàn và hiệu quả.
Được biết, Cao Bổ Phế được điều chế từ bát vị thảo dược nổi tiếng trong đông y bao gồm: Kim ngân hoa, Cát cánh, Bách bộ, La bạc tử, Tang bạch bì, Kinh giới, Cải trời, Trần bì.
Về cơ bản, những thảo dược này không mới, nhưng khi được kết hợp theo công thức bí mật của Tâm Minh Đường, đồng thời cô đặc theo phương thức nấu cao truyền thống đã giúp phát huy tối đa công năng của sản phẩm.
Tác dụng của Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường:
- Trừ hàn nhiệt, bổ khí huyết, tiêu đờm, thông phế khí.
- Bổ phổi, trị ho khan, tức ngực, ho có đờm,…
- Tiêu diệt virus, vi khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tái phát.
Ưu điểm của dạng bào chế cao nguyên chất:
- 10kg thảo dược cho ra 0,7 kg cao nên lượng dược tính là rất lớn.
- Bẻ gãy liên kết khó hấp thu, thuốc ngấm trực tiếp vào thành dạ dày giúp rút ngắn thời gian điều trị.
- Nấu cao liu riu ngày đêm nên không chứa tạp chất, không gây tác dụng phụ, an toàn cho dạ dày.
- Dễ uống, dễ bảo quản, cho tác dụng nhanh.
Bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn ưu điểm của thuốc dạng cao đặc dưới phân tích chuyên sâu của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương (Nguyên Giảng viên YHCT Tuệ Tĩnh) trong video sau:
Theo số liệu thống kê, có tới hơn 90% bệnh nhân viêm phổi cấp tính sử dụng Cao Bổ Phế cảm thấy hài lòng. Nhờ sự đóng góp đó, Cao Bổ Phế đã giúp phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!
Viêm phổi cấp tính tiến triển rất nhanh nên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn đọc cần biết triệu chứng, nguyên nhân là gì để nhận biết sớm và có biện pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời. Nếu nghi ngờ bị viêm phổi cấp tính, hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437
>> XEM THÊM: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?