Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lây không, nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh diễn ra khá phổ biến do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non yếu. Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này, từ đó sớm phát hiện, điều trị và phòng chống lây nhiễm kịp thời.

Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ phải đặc biệt để ý trẻ sơ sinh bởi sau khi chào đời khoảng 12 giờ đồng hồ, trẻ rất dễ mắc viêm phổi. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh khác với người trưởng thành, cha mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu như:

  • Trẻ quấy khóc và khó dỗ
  • Thân nhiệt cơ thể tăng do bị nhiễm trùng khoang phổi. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt cao có thể do nhiều nguyên nhân.
  • Trẻ có tình trạng giãy giụa, cong ưỡn người, bú kém hoặc bỏ bú mẹ
  • Trẻ sơ sinh ho nhiều, thở nhanh, nghe lưng trẻ có tiếng rít nhẹ…
  • Trẻ thở nhanh, gấp do phổi hoạt động với hiệu suất thấp, trẻ cần nhiều oxy hơn nên cơ thể trẻ dùng cả vùng bụng để co bóp lấy oxy từ môi trường.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng nặng hơn có thể dễ thấy như trẻ bị nôn mửa, chướng bụng, da căng tím tái và ngủ nhiều…

Các dấu hiệu trên đã trả lời cho câu hỏi viêm phổi ở trẻ sơ sinh có sốt không. Nếu trẻ sốt trên 38 độ kèm biểu hiện tay chân co duỗi bất thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi cấp cứu.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Triệu chứng viêm phổi thường gặp nhất, dễ dàng nhận biết

viem-phoi-o-tre-so-sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Sức đề kháng yếu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,…chưa thực sự hoàn thiện là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, kí sinh trùng sinh sôi và tạo nên những ổ nhiễm khuẩn trong phổi của bé. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh, điển hình là:

  • Vi khuẩn như: Coli, Gram âm, Listeria…. Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn này trước, trong hoặc sau khi đẻ, tuy nhiên dấu hiệu nhận biết bệnh sau khoảng 12 giờ và sẽ có thể ngày càng nặng hơn nếu không kịp điều trị đúng lúc.
  • Virus bao gồm RSV, parainfluenza, adenoviruses,…
  • Trẻ hít phải nước ối, phân bị nhiễm khuẩn, dịch tiết của mẹ lúc chuẩn bị ra đời.
  • Trẻ bị thiếu dưỡng khí trong quá trình nằm trong bào thai. Bởi vậy, sự kiểm tra định kỳ thai nhu của người mẹ là cực kỳ quan trọng, nếu phát hiện kịp thời, y học sẽ có những biện pháp can thiệp để làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm phổi khi chào đời của con trẻ.
  • Trẻ bị thiếu cân do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện gây trào ngược dạ dày, sữa bị hít vào trong quá trình hô hấp và gây ra tình trạng tím tái, thở gấp, khò khè…
  • Hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu
  • Điều kiện thời tiết không thuận lợi, trẻ dễ bị cảm lạnh…

nguyen-nhan-viem-phoi-o-tre-so-sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng có nguy hiểm không?

Viêm phổi có thể xảy ra ở nhiều trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết căn bệnh này không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn sang các vấn đề về hô hấp khác. Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có diễn biến rất nhanh và phức tạp. Vì thế mà nhiều trẻ không được chữa bệnh kịp thời sẽ có thể xảy ra biến chứng nặng nề như viêm màng não hay tràn mủ màng phổi, ảnh hưởng đến tim, gây nhiễm trùng máu, sức đề kháng kém, trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng… Viêm phổi cùng với các biến chứng của nó có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Như vậy, viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Câu trả lời là có. Bởi vậy khi trẻ có dấu hiệu bị viêm phổi, cha mẹ lập tức nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tránh điều trị theo phương pháp dân gian hay bài thuốc mẹo để không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ.

Các cách điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Để bảo vệ cũng như điều trị chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ, bên cạnh những loại thuốc mà bác sĩ kê cho, cha mẹ có thể thử một vài phương pháp sau đây để giúp con trẻ thuyên giảm tình trạng bệnh:

  • Chườm ấm cho bé để thân nhiệt ổn định, dùng thuốc hạ sốt theo đơn thuốc mà bác sĩ kê, không dùng các loại thuốc bắc, thuốc không rõ công dụng…
  • Vỗ lưng cho bé để long đờm nhanh chóng. Tuy nhiên lưu ý tránh vỗ khi vừa ăn no để bé không bị nôn.
  • Thường xuyên hút đờm, dãi để bài tiết đờm hiệu quả nhất.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng và quần áo cho bé, tránh để bé mặc quá bí hoặc bị lạnh.
  • Vệ sinh phòng ốc của trẻ sơ sinh, sát trùng đồ chơi, đồ dùng cá nhân cho trẻ
  • Cho trẻ ăn thức ăn đủ chất, bú sữa mẹ, chia bữa ăn thành nhiều lần để tránh nôn ọe.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để tránh các loại vi khuẩn có hại xâm phạm cơ thể
  • Thường xuyên thay khăn xô lau sữa, lau người cho bé để đảm bảo vệ sinh.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp nhất.

viem-phoi-o-tre-so-sinh-2

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh khác nhau phụ thuộc vào thời điểm điều trị sớm hay muộn, phương pháp điều trị và thể trạng của bé. Tuy nhiên, thường thì:

  • Viêm phổi nhẹ, cấp: Điều trị tại nhà dùng các loại thuốc trị viêm phổi tho chỉ định của bác sĩ, triệu chứng bệnh sẽ biến mất sau 5 – 10 ngày.
  • Đã có suy hô hấp: Thời gian điều trị sử dụng thuốc, phục hồi thể trạng cơ thể kéo dài trong khoảng 15 – 20 ngày.
  • Đã có những biến chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Quá trình điều trị kéo dài hơn dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Tốc độ khỏi bệnh của trẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, kiêng khem, chăm sóc.

>> XEM NGAY: Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tốt nhất

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu em bé nhà bạn chẳng may mắc phải căn bệnh trên, đừng quá lo lắng. Cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin thú vị, cần thiết có thể giúp cho các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin về phòng tránh và chữa trị viêm phổi cho bé yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *