Xẹp phổi là gì, có nguy hiểm không? Điều trị bệnh hiệu quả

Xẹp phổi được biến đến là một biến chứng hô hấp sau phẫu thuật, những vấn đề hô hấp khác. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn xẹp phổi là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào nhé!

Xẹp phổi là bệnh gì?

Xẹp phổi tiếng anh atelectasis, là bệnh phổi chỉ tình trạng phổi, thùy phổi xẹp một phần hoặc hoàn toàn. Bệnh xuất hiện khi những phế nang (túi khí nhỏ) trong phổi bị xẹp.

Bệnh xẹp phổi là một biến chứng của hô hấp sau phẫu thuật và những vấn đề hô hấp khác như tràn dịch màng phổi, u phổi, xơ nang, chấn thương ngực, hít phải vật lạ, hô hấp yếu.

Xẹp phổi

Dấu hiệu triệu chứng

Bệnh thường không có dấu hiệu triệu chứng rõ ràng, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

  • Khó thở, thở nhanh và nông
  • Ho nhiều
  • Sốt nhẹ (đôi khi xảy ra)

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây xẹp phổi, bao gồm:

  • Chất nhầy: Tích tụ chất nhầy trong đường hô hấp trong và sau khi phẫu thuật.
  • Vật thể lạ: Trẻ hít một vật thể lạ vào phổi.
  • Hẹp đường hô hấp do bệnh: Nhiễm trùng mãn tính, bệnh khác gây sẹo, hẹp đường thở.
  • Khố u trong đường thở gây hẹp đường hô hấp.
  • Cục máu đông: Máu chảy nhiều vào phổi nhưng không thể ho ra.

Nguyên nhân xẹp phổi không tắc nghẽn:

  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi giám tiếp gây xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi.
  • Viêm phổi, nhiễm trùng phổi gây xẹp phổi tạm thời.
  • Sẹo mô phổi hình thành bởi chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh phổi. Xẹp phổi trong trường hợp này không nghiêm trọng như tổn thương mô phổi do sẹo gây ra.
  • Chấn thương ngực: Tai nạn xe hơi, té ngã có thể dẫn đến đè nén phổi.
  • Khối u lớn có thể chèn ép và làm xẹp phổi mà không làm tắc nghẽn đường thở.
Xẹp phổi
Sẹo mô phổi gây xẹp phổi

Nguy cơ mắc phải

Nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bị xẹp phổi như:

  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc người già trên 60 tuổi
  • Ngủ không đúng tư thế
  • Bất kể tình trạng sức khỏe này cản trở ho, thở dài, ngáp
  • Mắc bệnh phổi như COPD, hen suyễn ở trẻ nhỏ, xơ nang, giãn phế quản
  • Mới phẫu thuật ngực hoặc bụng
  • Sinh non
  • Gây mê toàn thân gần đây
  • Bị yếu cơ hô hấp do mắc bệnh teo cơ, thần kinh cơ, tổn thương tủy sống
  • Thở nông do sử dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, hạn chế hô hấp

 Chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân, người bệnh cần thực hiện:

  • Chụp X-quang ngực: Xác định vật thể lạ trên hình ảnh X-quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan: Đo lường được khối lượng một phần hoặc toàn bộ của phổi. Xác định được khối u gây xẹp phổi không. CT scan cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn hình ảnh X-quang.
  • Nội soi phế quản: Phát hiện và loại bỏ một phần tắc nghẽn trong đường thở nếu có vật thể lạ, khối u hoặc dịch nhầy.
  • Đo oxy bão hòa trong máu.

Xẹp phổi có nguy hiểm không?

Xẹp phổi là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nguy hại dưới đây, thậm chí gây tử vong ở người bệnh:

  • Thiếu oxy
  • Viêm phổi
  • Giãn phế quản
  • Suy hô hấp
  • Nếu không chữa trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Điều trị bệnh xẹp phổi

Bệnh xẹp phổi được điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp xẹp một vùng nhỏ của phổi thì có thể thuyên giảm và khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân tiềm ẩn như u phổi thì cần phải làm nhỏ, loại bỏ khối u bằng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.

Thuốc

Loại thuốc trị xẹp phổi gồm: Acetylcystein (Acetadote, Mucomyst), Ventolin, Proventil, Foradil, DNase (Dornase Alfa), Serevent, Maxair, Xopenex…

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Không tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xẹp phổi

Vật lý trị liệu ngực

Tác dụng: Giúp người bệnh có thể hít thở sâu sau phẫu thuật để tái mở rộng mô phổi bị xẹp.

Các kỹ thuật gồm:

  • Ho
  • Vỗ tay hoặc gõ trên ngực ở vùng phổi bị xẹp giúp làm loãng dịch nhầy. Có thể dùng thiết bị cơ học làm sạch chất nhầy như dụng cụ cầm tay, máy xung đẩy khí.
  • Tập những bài tập thở sâu và dùng một loại thiết bị để ho mạnh.
  • Để đầu thấp hơn so với ngực để chất nhầy được lưu dẫn tốt hơn từ phía dưới của phổi
  • Oxy hỗ trợ giảm khó thở ở người bệnh

Phẫu thuật, các thủ thuật khác

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện:

  • Hút chất nhầy
  • Nội soi phế quản
  • Dùng áp lực dương tính liên tục đối với bệnh nhân không thể ho và nồng độ oxy thấp sau khi phẫu thuật

Phòng ngừa xẹp phổi diễn tiến

Để kiểm soát bệnh xẹp phổi, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Đặt các vật nhỏ ra khỏi tầm với của trẻ nhỏ
  • Nếu đang chuẩn bị phẫu thuật thì cần tham khảo bác sĩ về việc giảm nguy cơ bị xẹp phổi sau phẫu thuật.

Trên đây là thông tin hữu ích về bệnh xẹp phổi, mong rằng chia sẻ này giúp bạn đọc bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>> Xem thêm: Vacxin phế cầu synflorix có nên tiêm cho trẻ, tiêm khi nào, giá bao nhiêu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *