Vacxin phế cầu synflorix phòng ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết có nên tiêm vacxin phế cầu cho trẻ? Vacxin phế cầu tiêm khi nào, tiêm mấy mũi, giá bao nhiêu….?
Vacxin phế cầu synflorix là vắc xin gì? Của nước nào?
Vacxin phế cầu synflorix là vacxin của Bỉ, có công dụng phòng ngừa 10 chủng bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ví dụ như:
- Bệnh phổi
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm tai giữa
- Viêm màng não
- …
Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Bên cạnh vacxin phế cầu synflorix, vắc xin phế cầu còn có 2 loại khác:
- Prevenar 13: Ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn
- Pneumo 23: Ngừa 23 chủng phế cầu khuẩn
Trẻ có thể bị mắc bệnh gì nếu không tiêm phòng vacxin phế cầu synflorix?
Các bệnh lý nguy hiểm trẻ nhỏ có thể mắc phải khi cha mẹ chủ quan không tiêm phòng vacxin phế cầu synflorix gồm:
- Viêm phổi: Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi thường là do phế cầu khuẩn. Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, cơ thể non nớt dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp và viêm phổi phế cầu.
- Viêm màng não: Vi khuẩn gây bệnh bắt đầu từ niêm mạc họng. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm loại vi khuẩn phế cầu từ môi trường xung quanh qua đường hô hấp.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc nhiễm trùng. Loại vi khuẩn này lây qua đường hô hấp, tai giữa… xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
- Viêm tai giữa: Vi khuẩn phế cầu từ ổ viêm mũi họng lan lên tai qua vòi nhĩ gây viêm và ứ đọng mủ nhầy. Bệnh viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
Có nên tiêm vacxin synflorix cho trẻ?
Có nên tiêm vacxin phế cầu synflorix cho trẻ không là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Xin khẳng định là rất cần thiết. Bởi lẽ hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu nên dễ bị phế cầu khuẩn tấn công, gây các bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Tiêm vacxin phế cầu synflorix, cơ thể sẽ tạo sự miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ. Nhờ vậy mà phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm.
Vacxin phế cầu synflorix nên sử dụng cho trẻ từ 6 tuần – 5 tuổi. Được tiêm vào bắp ở vị trí thích hợp nhất là mặt trước bên đùi của trẻ hoặc delta cánh tay của trẻ lớn.
Vacxin phế cầu synflorix tiêm mấy mũi?
Số lượng mũi tiêm của vacxin này phụ thuộc vào độ tuổi, có thể tiêm 3 mũi hoặc 2 mũi.
Vacxin phế cầu tiêm khi nào? Lịch tiêm cụ thể
Trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi
Liệu trình tiêm 3 liều cơ bản
Tuy nhiên thường được khuyến cáo là 4 liều tiêm, mỗi liều 0,5ml.
Lịch tiêm 3 liều cơ bản: Liều đầu được tiêm vào lúc 2 tháng tuổi. Khoảng cách giữa mỗi mũi tiêm ít nhất 1 tháng. Liều đầu cha mẹ có thể cho trẻ tiêm sớm nhất lúc 6 tháng tuổi. Liều nhắc lại sẽ được chỉ định ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
Liệu trình tiêm 2 liều cơ bản
Dùng thay thế vacxin phế cầu synflorix được triển khai là một phần trong chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ. Mỗi 1 liệu trình gồm 2 liều tiêm, mỗi liều 0,5ml.
- Liều đầu tiên: Lúc trẻ 2 tháng tuổi.
- Liều thứ 2: Tiêm sau liều đầu tiên 2 tháng.
Có thể tiêm liều đầu tiên sớm nhất vào lúc trẻ 6 tuần tuổi. Khi đó, liều nhắc lại được chỉ định ít nhất 6 tháng sau khi tiêm liều cơ bản cuối cùng.
Trẻ sinh non sau ít nhất tuần thứ 27 của thai kỳ
Đối với đối tượng này thì liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo là 4 liều tiêm, 0,5ml/liều.
3 liều tiêm: Liều đầu tiên được tiêm vào lúc 2 tháng tuổi. Khoảng cách các mũi tiêm ích nhất là 1 tháng.
Liều tiêm nhắc lại: Chỉ định ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng.
Trẻ lớn chứ tiêm phòng vacxin phế cầu synflorix trước đó
Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi
Liệu trình: 2 liều tiêm 0,5ml. Khoảng cách giữa các mũi tiêm là ít nhất 1 tháng. Liều thứ 3 được chỉ định tiêm vào lúc 2 tuổi khoảng cách ít nhất 2 tháng.
Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi
Liệu trình: 2 liều tiêm 0,5ml, khoảng cách giữa các mũi tiêm là ít nhất 2 tháng. Với liệu trình tiêm chủng vacxin phế cầu synflorix này thì chưa cần thiết phải tiêm mũi nhắc lại.
Trẻ từ 24 tháng – 5 tuổi
Liệu trình: 2 liều 0,5ml, khoảng cách các mũi tiêm ít nhất 2 tháng.
Những trường hợp cần thận trọng
Trong một vài trường hợp cần hết sức thận trọng khi tiêm vacxin phế cầu synflorix, cụ thể gồm:
- Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi phải được theo dõi cẩn thận trong vòng 48 – 72 giờ sau khi tiêm phòng, tránh nguy cơ ngừng thở và suy hô hấp.
- Bé có nguy cơ mắc những bệnh phế cầu khuẩn cao như hồng cầu hình liềm, suy lách, nhiễm HIV… thì nên được tiêm phòng vacxin phế cầu synflorix lúc trẻ dưới 2 tuổi.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng những loại thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm mức độ đáp ứng kháng thể với vacxin phế cầu synflorix.
- Trẻ nhỏ có nguy cơ bị chảy máu sau khi tiêm vắc xin, chẳng hạn bé bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.
Chống chỉ định
Trẻ nhỏ đang mắc bệnh lý cấp tính hoặc bị sốt đột ngột
Trẻ nhỏ dị ứng với bất kì thành phần nào của vacxin. Cha mẹ cần nói cho bác sĩ bé từng bị dị ứng gì để hạn chế được nguy cơ dị ứng khi tiêm synflorix.
Tác dụng phụ khi tiêm vacxin phế cầu synflorix
Trẻ tiêm vacxin phế cầu synflorix có thể gặp những tác dụng phụ phổ biến sau:
- Đau, sưng đỏ tại chỗ viêm
- Chán ăn
- Chai cứng tại chỗ tiêm
- Sốt
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Quấy khóc bất thường
- Phát ban
- Tiêu chảy, nôn
- Chảy máu hoặc tụ máu tại chỗ tiêm, vết tiêm sưng đỏ
- Sốt cao trên 40 độ C
- Các dấu hiệu dị ứng khác
- Khi đó, cha mẹ cần cho bé đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Vacxin phế cầu synflorix giá bao nhiêu?
Vacxin phế cầu synflorix có nhiều lợi ích to lớn, cha mẹ nên cho bé đến cơ sở ý tế tiêm phòng đúng lịch. Nhờ vậy mà trẻ tránh được những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.
Synflorix là 1 loại Vacxin 3 trong 1 của Bỉ có tác dụng phòng ngừa các bệnh: Viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm mũi họng… có giá khoảng 870.000 vnđ.
Trên đây là tất cả thông tin cần biết về vacxin phế cầu synflorix. Hi vọng rằng qua đó, các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của loại vacxin này. Từ đó cha mẹ cho bé tiêm phòng đúng lịch, bảo vệ trẻ tốt hơn.
>> XEM THÊM:
- Những triệu chứng viêm phổi dễ dàng nhận biết nhất
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì, chữa được không, sống được bao lâu?