Cách thổi sáo trúc ngang 6 lỗ như thế nào là thắc mắc của những người mới bắt đầu tập chơi. Sáo trúc có âm thanh trầm bổng, du dương, là loại nhạc cụ dân tộc được khá nhiều người yêu thích và tìm cách học thổi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thổi sáo trúc 6 lỗ cho người mới bắt đầu. Hãy tham khảo để quá trình tự học thổi sáo tại nhà dễ dàng hơn nhé!
Tìm hiểu về sáo trúc 6 lỗ
Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc được làm bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt.
Loại sáo thường được học là sáo ngang. Gọi sáo ngang để phân biệt với tiêu thổi dọc. Sáo trúc thuộc bộ hơi.
Cấu tạo
Sáo trúc gồm:
- 1 lỗ thổi hơi tạo âm thành nằm ở trên đầu sáo. 6 lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm. Các lỗ này tạo thành một hàng thẳng.
- Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm. Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.
Sáo được gọi là ống hơi, thổi đầu này và bịt hoặc mở ở đầu kia sẽ phát ra âm thanh theo nguyên tắc: Bịt đầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuống. Mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn.
Người ta kể: Cách đây hàng nghìn năm, một sơn nhân ở trong rừng trúc chơi thấy một con ong đục thủng một lỗ trên giông trúc. Gió thổi qua lỗ đó phát ra những âm thanh vi vu nghe rất êm tai. Sơn nhân bèn nảy ra ý định chế tạo cây sáo. Vì thế mà tiêu sáo làm say đắm lòng người.
Khả năng
Sáo ngang được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, song tấu, đệm cho hát chèo, đệm ngâm thơ, ca Huế, cải lương… Nó cũng có thể vừa hòa tấu với những dàn nhạc mới.
Cảm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8. Có nghĩa có thể thổi nốt Đô 1 lên Đô 2, Đô 3 và thêm một số âm cao nữa.
Âm sắc
Mỗi loại sáo có âm sắc khác nhau.
- Sáo Đô, sáo Sol cao tiếng lanh lảnh, reo vui, réo rắt. Sáo có màu sắc cao dễ giả làm tiếng chim kêu, tiếng gà gáy…
- Sáo La, Sáo Sol tiếng lại êm như nhung, mềm như lụa.
Loại nhạc cụ này có thể diễn tấu được những câu nhạc chậm rãi, buồn lả lướt nhưng cũng có thể diễn tả được những đoạn nhanh, ríu rít. Như vậy, sáo trúc có thể diễn tả được các cung bậc cảm xúc phấn khởi, vui tươi, yêu đời, buồn đau, bi thương, tang tóc, tiếc nuối…
Hướng dẫn cách thổi sáo ngang 6 lỗ cơ bản
Chọn sáo phù hợp
Âm thanh của sáo rất quan trọng nên khi mua sáo cần phải thử âm thanh. Nếu âm thanh của sáo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
Khi chọn sáo bạn cần so sánh chiều dài, hình dáng và độ dày của sáo. Tham khảo sự tư vấn của người có kinh nghiệm.
Giá của sáo đa dạng từ vài chục đến vài triệu. Tuy nhiên mới học chỉ nên chọn sáo giá rẻ tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên chọn một cây sáp quá rẻ bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, tuổi thọ của sáo.
Nghe, xem video thổi sáo thường xuyên
Cách thổi sáo
Bạn nên thường xuyên lên mạng nghe các clip thổi sáo trên youtube để xem cách thổi và tìm ra những cái hay của từng người thổi sáo để rút ra kinh nghiệm cho mình điều này sẽ giúp bạn cảm âm một cách dễ dàng và tạo ra sự thích thú, kiên trì hơn khi học.
Tư thế cầm sáo
Nếu cầm sáo không đúng tư thế thì âm thanh phát ra không chính xác hoặc không ra âm.
Cách cầm sáo đúng:
- Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo.
- Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo. Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt được kín lỗ sáo.
Cách bấm nốt nhạc trên sáo
Sáo gồm 7 nốt: Đồ – C, Rê – D, Mi – E, Pha – Fa, Sol – G, La – A, Si – B. Các nốt được bấm như hình sau, trong đó lỗ đen là bịt kín còn lỗ trắng là mở ngón tay ra.
Bạn không nên vội vàng tập cả một đoạn hoặc một bài nhạc. Thay vào đó, bạn nên luyện tập các nốt cơ bản trên thường xuyên để quen và nhớ cách bấm nốt sao cho chính xác.
Lúc mới tập thổi thì bạn cần thổi từ từ, khi không bị vấp mới tăng tốc độ lên. Sau đó, bạn mới nên tập thổi một đoạn nhạc đơn giản rồi đến những đoạn khó hơn.
Thực hành với bài đơn giản Đàn gà con lông vàng
Fa Fa Đồ Đồ Rê Rê Đồ
Fa Fa Đồ Đồ Rê Rê Đồ
Đồ Đồ Rê Mi Fa Fa
Đồ Đồ Rê Mi Fa Fa
Cách lấy hơi và thổi ra âm thanh
Vấn đề thường gặp phải của những người mới học thổi sáo là không ra âm thanh. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi và tư thế cầm sáo sai nên không ra tiếng.
Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:
- Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.
- Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới. Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ.
- Mím môi và thổi.
- Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn.
- Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao. Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.
- Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén. Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao. Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại. Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ, nhẹ và mạnh.
Tập thổi các nốt trên sáo trúc cơ bản
- Luyện tập thổi những nốt cơ bản để ngón tay linh hoạt hơn.
- Tập chạy những gam chính hoặc tập thổi những bài dễ như thần thoại, đồng thoại…
Tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên sáo
Những kỹ thuật cơ bản khi tập thổi sáo là rung hơi, đánh lưỡi đơn và luyến láy. Rung hơi chính là kỹ thuật quan trọng nhưng rất nhiều người luyện tập lại không đúng cách.
Làm cách nào để thổi được sáo nhanh nhất?
Để có thể tập thổi sáo được một cách nhanh nhất thì bạn cần:
- Nhớ cách bấm nốt trên sáo, luyện tập thành thạo, rồi tập 1 đoạn ngắn đơn giản, sau mới tập đoạn dài, phức tạp hơn.
- Luyện tập thổi đều đặn, thường xuyên mỗi ngày. Hãy luyện 20 – 30 phút mỗi ngày.
- Kết hợp với việc nghe thổi sáo trên mạng thường xuyên để cảm âm tốt hơn.
- Khi thổi sáo ngồi hoặc đứng thì mình phải thẳng.
Trên đây là cách thổi sáo trúc ngang 6 lỗ cơ bản và nhanh nhất dành cho người mới học thổi. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn học thổi sáo dễ hơn và nhanh chóng thổi được. Chúc bạn thành công
>> Có thể bạn quan tâm:
Đàn Ukulele là gì? Cách chỉnh dây đàn Ukulele chi tiết nhất
Những bài hát có hợp âm đơn giản nhất
Shuffle dance là gì? Hướng dẫn nhảy shuffle dance cho người mới tập