Cao độ là gì? Mối quan hệ giữa cao độ và tần số như thế nào? Hay có những loại cao độ nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Cao độ là gì?
Cao độ ở mỗi lĩnh vực thường có định nghĩa khác nhau. Dưới đây là khái niệm cao độ tự nhiên và cao độ trong âm nhạc. Cùng tham khảo nhé!
Cao độ tự nhiên
Cao độ hay độ cao của một điểm ở trong không gian là khoảng cách thẳng đứng theo chiều lực hút hấp dẫn từ điểm đó đến một mặt đẳng thế chuẩn. Mặt chuẩn có thể là mặt cong hoặc phẳng, có thể là mặt giả định bất kì hoặc mặt cố định. Phổ biến nhất là mực nước biển, một mặt có hình Ellipsoid tròn xoay.
Cao độ âm nhạc
Cao độ trong âm nhạc là một đặc tính của tri giác cho phép con người có thể sắp xếp các âm thanh khác nhau thành một chuỗi âm có liên quan với nhau về tần số dao động. Chính là cao độ độ cao, thấp của âm phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động càng nhỏ thì âm thanh càng thấp, ngược lại tần số dao động càng cao thì âm thanh càng cao.
Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc là 4 thuộc tính chính của âm thanh có nhạc tính.
Cao độ được định lượng như là tần số. Tuy nhiên, nó không phải là một tính chất thuần túy khách quan thuộc vật lý. Nó chính là thuộc tính chủ quan thuộc tâm lý âm học của âm thanh. Nó từng được dùng là phương tiện trong sự định hình và kiểm nghiệm các nguyên lý đặc tải âm thanh, quá trình xử lý, nhận thức trong hệ thống thính giác.
Cao độ và tần số
Cao độ chính là cảm giác của thính giác, người nghe có thể ấn định được các âm thanh vào vị trí tương đối trên thước đo chủ yếu dựa vào tần số rung. Nó có quan hệ chặt chẽ với tần số nhưng không phải là mối quan hệ tương đương.
Tần số là số dao động trong 1 giây hoặc hertz. Bản chất sóng âm không có cao độ nên tần số chính là dao động của các sóng âm được đo đạc lại. Tần số khiến não bộ của con người sắp đặt thành các tiêu chuẩn chủ quan về cao độ.
Cách xác định cao độ
Cao độ được xác định như tần số bằng cách so sánh các âm này với các đơn âm có chu kỳ và dạng sóng hình sin. Cách này có thể xác định cao độ của những sóng âm có dạng phức tạp và không tuần hoàn.
Đa số các trường hợp, cao độ của các âm thanh phức tạp như nốt nhạc, giọng nói gần giống tần số của các âm thanh có chu kỳ tuần hoàn hoặc gần tuần hoàn.
Cao độ của các âm phức tạp có thể cảm nhận được mơ hồ. Tức mỗi người có thể có cảm nhận khác nhau giữa hai hoặc nhiều nốt nhạc.
Cách xác định tần số
Tần số chính của âm có thể được xác định bằng dụng cụ đo đạc. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra các cảm nhận khác nhau về cao độ. Bởi lẽ do các nốt bồi âm, sóng hài hoặc nguyên nhân khác.
Sự cảm nhận của hệ thống thính giác con người có thể gặp khó khăn trong phân biệt những tần số khác nhau của các nốt nhạc trong các hoàn cảnh nhất định nào đó.
Cao độ phụ thuộc vào cường độ, âm lượng (mức độ to nhỏ) của âm thanh, nhất là ở tần số trên 2000Hz và dưới 1000Hz.
Cao độ của âm trầm thường cảm thấy thấp dần khi áp lực âm thanh tăng lên. Chẳng hạn âm thanh có tần số 200Hz nếu nghe tròng đk âm lượng lớn thì sẽ thấy cao độ của âm này thấp hơn 1/2 cung so với cao độ khi nghe âm này với âm lượng vừa đủ. Nếu âm thanh có tần số trên 2000Hz thì cao độ cao hơn khi âm lượng lớn hơn.
Ngưỡng phân biệt
Ngưỡng phân biệt (just-noticeable difference/jnd) chính là ngưỡng thay đổi mà vẫn có thể cảm nhận được âm. Nó phụ thuộc vào lượng thay đổi tần số âm thanh.
- < 500Hz: Ngưỡng phân biệt nằm ở khoảng 1Hz với âm phức tạp và 3Hz đối với sóng sin.
- > 1000Hz: Ngưỡng phân biệt khoảng 0,6% (10 cent) đối với sóng sin.
Ngưỡng phân biệt được thử nghiệm bằng cách phát 2 âm liên tiếp xem người nghe cảm nhận được sự khác biệt cao độ không. Nếu hai âm được phát cùng một lúc thì ngưỡng phân biệt trở nên nhỏ hơn. Nguyên nhân là do người nghe có thể phân biệt được hiện tượng phách.
- Tổng số cao độ có thể cảm nhận được trong phạm vi ngưỡng nghe của con người khoảng 1400.
- Tổng số nốt nhạc trong âm giai điều hòa âm từ 16 – 16000Hz là 120 nốt.
Cao độ: Cao và thấp
Cao độ thuộc thính giác của âm thanh, vì thế âm thanh được đặt trên một thang đo từ thấp đến cao. Từ khi cao độ được coi là đại lượng liên quan chặt chẽ với tần số thì nó gần như được xác định băng tốc độ dao động của không khí gây ra bởi sóng âm. Và cũng gần như không có liên quan gì với biên độ, cường độ của sóng.
Cao độ thấp là dao động chậm, cao độ cao là dao động rất nhanh. Tuy nhiên, hầu hết đều dùng độ cao của âm thanh chỉ cao độ.
Một số kí hiệu âm nhạc liên quan đến cao độ
Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau thường được sử dụng là DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI. Đây là 7 bậc cơ bản được tính từ thấp đến cao.
Muốn xuống thấp hoặc lên cao hơn thì lặp lại tên dấu những bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (bát độ).
Các chữ cái in hoa để gọi tên những bậc cơ bản trên: C – Đô, D – Rê, E – Mi, F – Fa, G – Sol, A – La, B – Si.
Khoảng cách cao độ tương đối của các bậc không đều nhau. Cụ thể:
- Đô – Rê: 1 cung
- Rê – Mi: 1 cung
- Mi – Fa: 1/2 cung
- Fa – Sol: 1 cung
- Sol – La: 1 cung
- La – Si: 1 cung
- Si – Đô: 1/2 cung
Dấu hoá: Là các kí hiệu cho biết các bậc cơ bản được giảm xuống hay tăng lên từng 1/2 cung điều hoàn.
- #: Dấu thăng tăng 1/2 cung.
- x: Thăng kép tăng 1/2 cung.
- b: Dấu giáng giảm 1/2 cung.
- bb: Giáng kép giảm 2 nửa cung = 1 cung.
- n: Dấu bình trở về cao độ tự nhiên.
Trên đây là giải đáp cao độ là gì, cách xác định cao độ như thế nào. Hi vọng rằng những chia sẻ này giúp bạn hiểu hơn về cao độ.
>> Xem thêm: