Chảy máu cam là dễ gặp ở trẻ nhỏ nên cha mẹ rất lo lắng, không biết đó là bệnh gì, nguyên nhân do đâu. Hay có nguy hiểm không, mẹo chữa chảy máu cam như thế nào?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Chảy máu cam là bệnh gì?
Chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi sau hoặc mũi trước xuống họng. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là từ 3 – 8 tuổi.
Bao gồm 2 nhóm:
- Chảy máu cam mũi trước: Chiếm đến 90%, dễ dàng kiểm soát được tại nhà hoặc cơ sở y tế.
- Chảy máu mũi sau: 10% còn lại, ít gặp hơn, thường được khuyến cáo phải nhập viện để bác sĩ can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân chảy máu cam
Rất nhiều nguyên nhân phổ biến tác động đến các vi mạch máu ở mũi nên dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy máu cam.
Phổ biến
Do chảy máu mũi vô căn: Chiếm đến 90%. Nguyên nhân này lành tính, thường xuyên tái phát lại khiến cho cha mẹ trẻ cực kỳ lo lắng.
Ít gặp
- Viêm mũi xoang
- Dị vật ở mũi: Kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi, dịch mũi hôi, chảy mũi một bên.
- Một vài bệnh lý huyết học: Xơ vữa động mạch, bệnh bạch cầu, rối loạn chuyển hóa đông máu.
Hiếm gặp
- Do bị u xơ vòm mũi họng, u vách ngăn, ung thư vòm họng
- Bệnh dị dạng mạch máu
Chảy máu cam có nguy hiểm không?
Như vậy, có thể thấy, chảy máu cam 90% là lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, chảy máu cam nguy hiểm nếu như nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh về huyết học, u xơ vòm mũi họng, ung thư vòm họng…
Cách tốt nhất nếu như trẻ bị chảy máu thường xuyên, cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra để xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Cách xử lý khi bị chảy máu cam thông thường
Trẻ bị chảy máu cam cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện các thao tác cơ bản sau để cầm máu cho bé hiệu quả:
Xác định bên chảy máu cam, lau sạch mũi cho trẻ: Trẻ hơi cúi đầu về phía trước để máu chảy ra. Tư thế này cũng sẽ giúp máu cam không chảy ngược về họng gây tình trạng nôn ói.
Cầm máu: Lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu bé lên một chút. Giữ nguyên tư thế này trong 5 – 10 phút để máu ngừng chảy.
Chú ý:
- Không bóp phần xương sống mũi hoặc ấn một bên cánh mũi khiến bé bị đau mà không có tác dụng cầm máu.
- Không thả tay quá sớm hay nhiều lần khiến máu chảy lâu hơn.
Chăm sóc sau chảy máu cam: Để cho bé nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu bé tiếp tục bị chảy máu cam và xuống cổ họng thì cho bé nằm nghiêng để máu cam chảy ra ngoài. Tuyệt đối không để bé nuốt máu này nếu không bé có thể bị ngộ độc, khó chịu, đau bụng và nôn mửa.
Mẹo chữa chảy máu cam
Tỏi
Mẹo chữa chảy máu cam bằng tỏi có công hiệu cao nên được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Dùng một vài củ tỏi tươi, bóc sạch vỏ trắng rồi giã nhuyễn.
- Cho tỏi vào miếng vải mỏng chườm vào vùng mũi, điểm chính giữa lòng bàn chân.
Xoa bóp
Cách này vừa giúp cơ thể thư giãn, lấy lại sức lực vừa ngăn chặn được tình trạng chảy máu cam rất hiệu quả. Hàng ngày cha mẹ nên xoa bóp khoảng 2 – 3 lần các huyệt ở tay, chân, khớp.
Phòng tránh chảy máu cam
- Vệ sinh mũi họng: Hàng tuần vệ sinh mũi họng 1 – 2 lần bằng nước muối sinh lý sẽ ngăn ngừa rất tốt bệnh về xoang, mũi, họng. Không được quá lạm dụng do có thể làm mất chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi khiến dễ bị nhiễm khuẩn, khô mũi và tổn thương niêm mạc mũi hơn.
- Giữa ẩm cho mũi: Bôi vaseline vào phần trước của vách mũi.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Giữ không khí thoáng, ẩm.
- Hạn chế xì mũi, ngoáy mũi.
- Không được lạm dụng những loại thuốc thông mũi.
Khi nào trẻ bị chảy máu cam cần đi khám bác sĩ?
Chảy máu cam khá phổ biến ở trẻ nhỏ khi bị các kích thích từ điều kiện sống. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng sau thì cần cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kịp thời:
- Chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau hơn 7 – 10 phút bóp mũi.
- Thường xuyên bị chảy máu cam lặp lại nhiều lần mà lại không rõ nguyên nhân.
- Bị chảy máu cam kèm theo các dấu hiệu triệu chứng như vết bầm tím trên cơ thể. Hay chảy máu ở nhiều khu vực khác như nước tiểu, phân…
- Đang mắc những bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng đông máu như bệnh thận, bệnh gan, bệnh hemophilia…
- Khó thở, tim đập nhanh hoặc nôn khạc ra máu.
Như vậy, qua những thông tin trên có thể thấy, chảy máu cam ở trẻ phần lớn không nguy hiểm, cha mẹ có thể xử trí tại nhà bằng việc áp dụng những mẹo dân gian. Tuy nhiên, không vì thế mà quá chủ quan, cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng của trẻ, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần phải cho bé đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
>> TÌM HIỂU: Bệnh lao phổi có lây không, lây qua đường nào? Tiêm phòng rồi có bị lây không?