Gai cột sống là bệnh xương khớp đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, cần phải hiểu được gai cột sống là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng như thế nào. Từ đó phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị đúng, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Gai cột sống là bệnh gì?
Gai cột sống có tên tiếng anh là Spondylosis, là một bệnh thoái hóa, xảy ra khi cột sống mọc ra các gai xương bên ngoài và ở cả hai bên. Hay hiểu một cách đơn giản, gai cột sống là tình trạng xương đốt sống phát triển thêm ra. Các gai xương này mọc ra ở các khớp, gây đau nhức cột sống cổ, thắt lưng. Mức độ các cơn đau do bệnh gây ra sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Gai cột sống xảy ra nhiều nhất ở vùng thắt lưng và đốt sống cổ. Khi đó, bệnh được gọi là gai đốt sống thắt lưng tên tiếng anh là Lumbar Spondylosis và gai đốt sống cổ tên tiếng anh Cervical Spondylosis. Do đó, người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở thắt lưng, cổ.
Bệnh gai cột sống xảy ra ở mọi đối tượng nhưng tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nhiều so với nữ giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Gai xương cột sống hình thành ở hai bên cột sống hoặc mặt trước, rất ít khi gai mọc ở phía sau xương cột sống. Chính vì thế, căn bệnh này thường không gây chèn ép tủy cột sống và rễ thần kinh cột sống.
Triệu chứng gai cột sống
Ở giai đoạn đầu, nhẹ gần như bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng và bả vai, kèm theo tình trạng chân tay bị tê bì.
Khi tình trạng bệnh nặng hơn, gai xương dễ dàng cọ xát với dây thần kinh, dây chằng hoặc các loại xương ở vùng lân cận xung quanh gây ra các triệu chứng gai cột sống sau:
- Đau nhức cột sống
- Đau nhức cổ, đau thắt lưng và vùng xung quanh, đau quanh cột sống
- Đau thắt lưng sau đó lan dọc theo dây thần kinh tọa xuống cả hai bên chân, cổ cảm giác đau tê bì dần dần lan xuống hai chi trên
- Phần cột sống, cũng như vùng xung quanh cột sống bị mất cảm giác hoặc cảm thấy bất thường
- Đau nặng hơn khi vận động, đi lại và giảm khi nghỉ ngơi
- Người bệnh bị mất cân bằng, không kiểm soát được đại tiểu tiện trong những tình huống nguy cấp xảy ra
- Cơ bắp tay, bắp chân có thể bị yếu đi
- Bị rối loạn phản xạ, huyết áp tăng, mồ hôi tiết ra nhiều… biểu hiện của tình trạng rối loạn thần kinh thực vật
Hầu hết những triệu chứng gai cột sống gần giống với biểu hiện dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp. Vì thế, để chẩn đoán và xác định được chính xác bệnh thì khi có các dấu hiệu bệnh cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gai cột sống
Những nguyên nhân gây ra tình trạng cột sống bị mọc gai gồm có:
Bao xơ đĩa đệm bị rạn nứt
Các bao xơ của đĩa đệm có vấn đề như bị vỡ, nứt là nguyên nhân hàng đầu gây nên gai cột sống. Trong các đốt của cột sống, đốt sống ở thắt lưng và đốt sống cổ là vị trí đốt sống chịu ảnh hưởng của hoạt động nâng vác, bưng bê, cúi gặp và trọng lượng của cơ thể. Theo thời gian, cột sống sẽ bị thoái hóa dần, tuổi càng cao thì xương khớp, cột sống sẽ thoái hóa nhiều hơn. Khi bị thoái hóa, bao xơ đĩa đệm bị rạn nứt, mất nước hoặc xẹp đi. Điều này làm giảm đi sự trơn tru giữa các đốt sống với nhau. Kéo theo đó là sự cọ xát và dần dần bị mài mòn của các đốt sống. Sau một thời gian, gai xương hình thành gây gai cột sống.
Cột sống bị viêm mãn tính
Cột sống bị viêm, gân ở gần cột sống bị viêm, dây chằng bị giãn gây ảnh hưởng nhiều đến sụn ở đốt sống. Dần dần, theo thời gian, sụn đốt sống sẽ bị mài mòn, bề mặt bị thô ráp. Kèm theo đó là bề mặt của các đốt xương dễ dàng cọ xát với nhau. Để khắc phục được điều này thì các gai cột sống hình thành.
Dây chằng, gân ở vị trí tiếp xúc với đốt sống bị lắng đọng canxi
Tình trạng lắng đọng canxi phổ biến ở người già bị thoái hóa đốt sống. Nếu xương ở đốt sống hoặc dây chằng, đĩa sụn bị thoái hóa gây mất nước thì sụn khớp bị lắng đọng canxi.
Bị chấn thương ở cột sống
Không may bị tai nạn, chấn thương khiến cho xương khớp của cột sống bị tổn thương, gãy, rạn nứt thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh đề khắc phục, làm lành tổn thương. Khi đó, các gai cột sống sẽ bị hình thành.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị gai cột sống gồm có: Tuổi tác, bị thừa cân, béo phì, chấn thương vùng cột sống do bị tai nạn hoặc có thể do di truyền.
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
Là một dạng bệnh của xương khớp, gai cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Bệnh trở nên nguy hiểm với những biến chứng nguy hai, thậm chí đe dọa tính mạng nếu như phát hiện muộn, bệnh tiến triển nặng.
Các biến chứng nguy hiểm do gai cột sống gây ra gồm có:
- Dây thần kinh của cột sống bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng
- Chức năng đại tiểu tiện bị rối loạn
- Cơ bắp bị yếu đi, dần dần bị mất chức năng và lan rộng ra những vị trí lân cận khác
- Bị rối loạn cảm giác, chân tay bị tê bì, lâu dần yếu và mất chức năng hoàn toàn (liệt vĩnh viễn)
- Có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm màng não, thậm chí tử vong
Như vậy, có thể thấy gai cột sống là bệnh nguy hiểm, vì thế cần được phát hiện sớm và điều trị bệnh triệt để, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Chẩn đoán gai cột sống
Gai cột sống có các triệu chứng lâm sàng không riêng biệt, dễ bị nhầm lẫn với bệnh xương khớp khác. Vì thế, để có chẩn đoán chính xác, bác sĩ ngoài hỏi dấu hiệu triệu chứng còn yêu cầu thực hiện những xét nghiệm sau:
- Thực hiện chụp X-quang cột sống: Hình ảnh cho biết được vị trí các gai xương
- Tiến hành chụp MRI: Hình ảnh trẻ về chi tiết, rõ nét và chính xác
- CT scan
- Xét nghiệm công thức máu
- Thực hiện xét nghiệm EMG và EMG/NCV
Gai cột sống chữa khỏi được không?
Nhiều người bệnh lo lắng không biết gai cột sống có chữa khỏi được không hay bệnh sẽ song hành cả đời. Các chuyên gia xương khớp hàng đầu cho biết đây là bệnh lý hoàn toàn có thể chữa trị được triệt để. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ điều trị.
Gai xương cột sống do bị lắng đọng canxi mà hình thành. Nếu như chữa trị triệt để được nguyên nhân này thì cơ hội chữa khỏi gai cột sống rất cao. Đồng thời áp dụng các biện pháp điều trị như uống thuốc tân dược, thuốc nam hoặc thực hiện mổ gai cột sống thì cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn gần như 100%.
Điều trị gai cột sống hiệu quả
Hiện nay, bệnh được điều trị bằng các biện pháp như dùng thuốc tân dược, thuốc nam và phẫu thuật. Mỗi phương pháp chữa trị có ưu nhược điểm riêng và dùng trong từng thời điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Cây thuốc nam trị gai cột sống
Cách chữa bằng các cây thuốc nam được nhiều người lựa chọn, bởi lành tính, dễ thực hiện, không tốn kém mà vẫn đen lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là cần phải kiên trì, đều đặn áp dụng trong thời gian dài và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người bệnh. Sau đây là tổng hợp một số cây thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả đã được nhiều người kiểm chứng:
Cây xương rồng
Người bị gai cột sống có thể sử dụng một trong 3 bài thuốc từ cây xương rồng sau:
- Chuẩn bị: Đọt xương rồng non 200g, muối hoặc đường. Loại bỏ gai của đọt xương rồng, rồi đem rửa sạch. Thái thành từng miếng nhỏ, dùng muối bóp để làm sạch nhựa xương rồng. Tiếp đến, rửa lại rồi để ráo nước. Cho vào nồi đun cùng với 500ml nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi xương rồng chín, tắt bếp, vớt xương rồng và để nguội. Người bệnh ăn xương rồng luộc chấm với đường hoặc muối, tùy theo khẩu vị của mỗi người.
- Chuẩn bị: Xương rồng bẹ 1 – 2 nhánh, muối ăn 300g và 1 miếng khăn sạch, mỏng. Loại bỏ gai xương rồng, dùng muối bóp để làm sạch nhựa, rồi rửa sạch lại bằng nước. Để bẹ xương rồng ráo nước rồi đem nướng. Bẹ xương rồng đủ nóng sẽ dùng khăn mỏng sạch cuốn rồi đắp tại vị trí bị đau nhức do gai cột sống gây ra. Khi bẹ xương rồng hết nóng thì thay bẹ khác, liên tục 3 – 5 lần mỗi ngày.
- Chuẩn bị: Xương rồng chia ba 1 đoạn non, cá lóc (cá quả, cá chuối) nhỏ khoảng 200g – 300g và muối ăn. Loại bỏ gai xương rồng, dùng muối bóp để làm sạch nhựa rồi rửa sạch lại bằng nước sạch. Thái xương rồng thành từng lát mỏng, tiếp tục dùng muối ăn bóp để loại bỏ hoàn toàn nhựa, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cá lóc bỏ mang, ruột và cạo sạch vảy, sau đó rửa sạch lại bằng muối. Sau đó, cho xương rồng, cá lóc đã sơ chế vào đun nhỏ lửa cùng với 200ml nước. Đun sôi liu riu nhỏ lửa trong khoảng thời gian khoảng 20 phút, đến khi cá lóc chín đều là được. Ăn xương rồng nấu cá lóc khi còn nóng ấm mỗi ngày. Ăn liên tục trong 5 – 7 ngày, tình trạng đau nhức do gai cột sống được cải thiện rõ rệt.
Cây lá cẩm, trứng gà
Cây lá cẩm kết hợp với trứng gà theo liều lượng tương ứng là 200g – 300g với 3 quả trứng gà. Cách sử dụng khá đơn giản. Rửa sạch cây lá cẩm, để ráo nước. Sau đó chia thành 3 phần bằng nhau để dùng trong ngày. Trứng gà đem luộc, sau đó bóc vỏ ăn kèm với lá cẩm là được.
Cách này ngoài giúp điều trị gai cột sống còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể.
Cây ngải cứu
Ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, gai cột sống là một trong số đó. Thông thường để tăng hiệu quả trị bệnh, người ta thường kết hợp ngải cứu và lá lốt.
Nguyên liệu: Ngải cứu, lá lốt và hy thiêm hào mỗi loại 20g và muối ăn.
Cách sử dụng ngải cứu như sau: Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch sau đó để ráo nước. Tiếp đến giã nát rồi thêm vài hạt muối ăn vào trộn nhuyễn lên. Dùng túi vải mỏng sạch, cho các nguyên liệu giã nát vào và đắp vào vị trí cột sống bị gai. Thực hiện đều đặn hàng ngày, 2 lần/ngày.
Lá lốt và cây chìa vôi
Lá lốt và chìa vôi kết hợp sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng gai cột sống hiệu quả. Chỉ cần dùng 15g lá lốt và 25 – 30g cây chìa vôi. Hàng ngày, đem rửa sạch nguyên liệu trên rồi sắc lấy nước uống. Người bệnh cần kiên trì uống nước lá lốt và chìa vôi đều đặn trong 2 tuần sẽ thấy bệnh chuyển biến tích cực.
Cây phèn đen, cỏ xước
Phèn đen kết hợp cùng với các loại thảo dược khác như cỏ xước, lá lốt, lá bưởi, rễ cây gấc sẽ tạo thành bài thuốc chữa gai cột sống an toàn, hiệu quả.
Cách sử dụng cây phèn đen khắc phục cột sống bị mọc gai xương như sau:
Rửa sạch cây phèn đen, lá bưởi, cỏ xước, lá lốt, rễ gấc, rồi đem sắc với 1500 – 2000ml nước. Sắc nhỏ lửa trong thời gian 2 tiếng, đến khi nước thuốc cô cạn còn khoảng 400ml – 500ml nước thì tắt bếp. Chi nhỏ thành 3 phần, uống sau ăn 30 phút. Uống đều đặn hàng ngày, tình trạng bệnh gai cột sống thuyên giảm hẳn.
Cây đinh lăng
Có hai cách sử dụng cây đinh lăng chữa gai cột sống như sau:
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 200g. Rửa sạch rễ đinh lăng, để ráo nước rồi sao khô. Sau đó sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 150ml nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 phần uống trong ngày khi còn ấm.
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 12g, cỏ xước, huyết rông, hà thủ ô, thiên niên kiện, cối xay mỗi loại 8g, quế chi và vỏ quýt mỗi loại 4g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc rồi cho vào sắc, đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Uống đều đặn trong 10 ngày, tình trạng bệnh giảm hẳn.
Bị gai cột sống uống thuốc gì?
Ngoài thuốc nam, nhiều người ngại, không muốn mất công sắc thuốc nên lựa chọn thuốc tân dược. Các loại thuốc tây y được bác sĩ kê đơn trong chữa gai cột sống gồm có: Chống viêm không chứa steroid, thuốc có tác dụng giảm đau, Methylprednisolon và một số loại vitamin khác. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ xảy ra.
Thuốc chống viêm NSAIDs
Những loại thuốc chống viêm NSAIDs thường được sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong trị gai cột sống gồm có ibuprofen, diclofenac, piroxicam và thuốc naprox-en.
Thuốc có tác dụng giảm đau
Tác dụng giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Thường được dùng là loại thuốc giảm đau không chứa hoạt chất opioid. Ví dụ như thuốc acid acetysalicylic, tramadol, paracetamol.
Thuốc Methylprednisolon
Loại thuốc này được sử dụng dưới dạng đường tiêm. Mỗi tuần thực hiện tiêm thuốc methylprednisolon chứa muối axeta từ 40mg đến 120mg.
Các loại vitamin
Người bị gai cột sống cần được bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B như B1, B6 và B12. Bác sĩ điều trị có thể kê đơn ở dạng viên tổng hợp hoặc khuyên người bệnh bổ sung các loại thực phẩm, rau củ quả giàu nhóm vitamin này.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật này được bác sĩ chỉ định áp dụng trong trường hợp tất cả các biện pháp điều trị trước đó không đáp ứng hoặc hiệu quả không cao.
Như vậy, mổ phẫu thuật khi bị gai cột sống sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, sức khỏe, cơ địa của người bệnh có đáp ứng các biện pháp điều trị trước đó không. Lời khuyên của các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về lĩnh vực xương khớp là chỉ nên thực hiện phẫu thuật khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng và không đáp ứng điều trị.
Phòng ngừa gai cột sống
Biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả thường được khuyên dùng gồm có:
- Luôn ngồi đúng tư thế, sau mỗi 1 – 2h làm việc cần đứng lên đi lại, không nên ngồi quá lâu
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên và phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nên bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
Một số thông tin về bệnh gai cột sống trên đây như nguyên nhân, triệu chứng, có nguy hiểm không, chữa được không, cách điều trị… hy vọng rằng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời, có ý thức hơn trong điều trị và phòng ngừa bệnh.