Gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì? Trong quá trình điều trị, chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Tình trạng bệnh có thể thuyên giảm nếu như người bệnh tránh xa được các loại thực phẩm cần kiêng và bổ sung các loại nên ăn. Ngược lại bệnh có thể tiến triển nặng hơn nếu như ăn loại thức ăn cần tránh và vô tình loại bỏ loại thực phẩm nên ăn. Cùng tìm hiểu người bệnh nên ăn gì, kiêng ăn gì ngay sau đây nhé!
Gai cột sống không nên ăn gì?
Các cơn đau nhức do căn bệnh này gây ra xuất hiện ít hơn hoặc mức độ nhẹ hơn nếu như người bệnh tránh xa được các loại thực phẩm sau:
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ giàu đạm khiến cho cơ thể bị dư thừa acid amin và khả năng tiêu hóa, hấp thụ cũng khó khăn hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn. Do đó, người bị gai cột sống cần kiêng thịt đỏ chẳng hạn thịt dê, thịt bò…
Thực phẩm tinh chế
Những loại thực phẩm đã trải qua quá trình chế biến được gọi là thực phẩm tinh chế, chúng không đảm bảo được hàm lượng vitamin B, calo cần thiết cho cơ thể. Nhóm này gồm có mì, miến, bún, phở, nui… Nếu người bệnh lạm dụng ăn quá nhiều thực phẩm tinh chế thì không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Đồ ăn nhanh, đóng hộp
Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hợp sẵn thường có nhiều dầu mỡ, chất bảo quản nên không tốt cho người bị gai cột sống. Các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, humburger, pizza, thịt hộp…
Đồ ăn nhiều chất béo động vật
Các loại thực phẩm, món ăn có hàm lượng chất béo động vật cao sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng, cân nặng khó kiểm soát, dễ gây thừa cân béo phì. Khi đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thức ăn có hàm lượng lớn carbohydrate
Một trong những câu trả lời gai cột sống không nên ăn gì đó là thức ăn giàu carbohydrate. Đồng thời cần tránh uống nước ngọt có gas. Nếu không tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, khó điều trị khỏi bệnh.
Đồ ăn nhiều đường
Các loại thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… sẽ làm hàm lượng đường trong máu tăng nhanh, gây dư thừa đường huyết. Lượng đường cơ thể không hấp thụ hết sẽ được tích trữ, chuyển hóa ở dạng mỡ gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Lúc này, cột sống sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Chất kích thích thuốc lá, rượu bia
Các loại nước uống, đồ ăn chứa nhiều chất kích thích điển hình là bia rượu, thuốc lá… là tác nhân gây ảnh hưởng nhiều đến xương khớp. Nếu người bị gai cột sống uống rượu bia, hút thuốc lá thì cơ thể sẽ giảm hấp thu canxi. Khi đó, cột sống bị thiếu canxi, xương bị loãng, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Bị gai cột sống nên ăn gì?
Bên cạnh, những thực phẩm cần kiêng ăn trên, người bị gai cột sống nên ăn các loại đồ ăn, thực phẩm sau để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn:
Thực phẩm giàu chất xơ
Nhóm thực phẩm này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp người bệnh giảm đau nhức và kháng viêm hiệu quả. Người bị gai cột sống nên ăn nhiều rau củ quả tươi, điển hình như bông cải xanh, rau bina, bắp cải…
Thực phẩm chứa vitamin C
Các loại thực phẩm có nguồn vitamin C dồi dào sẽ giúp giảm đau cột sống, vị trí gai xương, chống viêm nhiễm, sưng đau, cải thiện sự dẻo dai của xương khớp và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi hoặc rau củ như cà chua, ớt chuông…
Thực phẩm giàu canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa, gai cột sống hiệu quả. Bệnh nhân gai cột sống nên ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng lớn canxi để phục hồi nhanh hơn. Canxi có nhiều trong các loại tôm, cua, cá hồi, xương động vật, đậu nành..
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Vitamin D đóng vai trò hấp thụ, đồng thời chuyển hóa canxi cho cơ thể. Canxi lại rất cần thiết để cho xương khớp dẻo dai, chắc khỏe. Chính vì thế, những người bị gai cột sống nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D để cột sống được dẻo dai hơn.
Những thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào như trứng, sữa, ngũ cốc, các loại nấm… Hoặc cách đơn giản hơn đó là ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.
Thực phẩm có hàm lượng vitamin K dồi dào
Vitamin K sẽ giúp cho quá trình điều trị gai cột sống hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện tình trạng xương khớp bị thoái hóa. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như măng tây, mùi tàu…
Thực phẩm giàu omega-3
Omega 3 là chất béo rất tốt cho cơ thể. Loại chất béo này có nhiều trong các loại cá biển như cá thu, cá trích, cá ngừ… Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 vào khẩu phần ăn uống.
Chế độ dinh dưỡng cho người gai cột sống
Ngoài những thực phẩm không nên ăn và nên ăn, người bệnh cũng cần phải xây dựng được chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, đầy đủ các chất giúp cân đối dinh dưỡng, cơ thể khỏe mạnh. Người bệnh cần chú ý không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn mà cần phải linh động, thay đổi nhưng vẫn cần đảm bảo được hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh có thể tham khảo thực đơn ăn uống dành cho người bệnh gai cột sống trong 7 ngày như sau:
- Mỗi ngày nên ăn từ 900g đến 1100g thịt gia cầm, nên ăn phần thịt trắng (lườn), bỏ da
- Uống 1 hộp sữa hoặc 1 ly sữa đậu nành/ngày
- Hàng tuần nên bổ sung 900g các loại cá biển giàu omega 3 như cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ…
- Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh vào khẩu phần ăn uống
- Chỉ nên ăn thịt đỏ hoặc lòng đỏ trứng gà mỗi tuần 1 lần và không được quá 200g thịt đỏ mỗi lần
- Uống 1 ly rượu vang đỏ/ngày
- Tuyệt đối không uống bia rượu, hút thuốc lá, uống cà phê hoặc đồ uống chứa các chất kích thích
Qua trên, chúng ta đã biết được gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì hay chế độ dinh dưỡng của người bị gai cột sống như thế nào. Việc có chế độ ăn uống phù hợp, tránh xa hoặc bổ sung thêm thực phẩm tốt sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn, sức khỏe được cải thiện. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này để nhiều người biết hơn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt hơn nhé!