Viêm họng nên ăn gì, kiêng gì, uống gì cho nhanh khỏi và không tái phát lại?

Tôi muốn hỏi bị viêm họng nên ăn gì cho nhanh khỏi và không tái phát lại? Tôi là giáo viên tiểu học thường xuyên phải nói nhiều nên hay bị viêm họng. Mỗi lần bị viêm họng khiến tôi rất khó chịu, giọng nói khàn không thể dạy được. Mong bác sĩ tư vấn! (Kim Dung, 32 tuổi)

Viêm họng nên ăn gì?

Chào bạn Kim Dung! Trước hết rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi.

Viêm họng là một dạng nhiễm trùng đường đường hô hấp thường gặp ở nhiều người. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng đau rát, khó nuốt do niêm mạc họng tổn thương, viêm nhiễm. Để tránh làm xước hoặc kích ứng thêm hiện tượng viêm cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bạn cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.

viem-hong-nen-an-gi

Vậy viêm họng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người bị viêm họng, vì nó giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người viêm họng:

Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, có công dụng làm mát và giảm đau rát ở cổ họng. Vì vậy, bạn cần bổ sung nhiều loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… vào bữa ăn hằng ngày của mình.

Nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm

Kẽm giúp làm lành vết thương ở vòm họng, kháng viêm khá tốt. Kẽm có nhiều trong thịt bò, tôm, cua, sò, ngao, củ cải, các loại hạt,…

Ăn các thực phẩm có chứa tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Để tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm họng, bạn cần bổ sung một số tinh bột dễ nuốt như sau: cháo yến mạch, súp, bánh lúa mạch, bột ngũ cốc,…

Các món canh có tính mát

Những món canh từ rau củ quả có tính mát như rau mồng tơi, rau lang, khổ qua, mướp,… sẽ làm giảm sự cọ xát xảy ra ở cổ họng khi nuốt thức ăn.

viem-hong-nen-an-gi-1

Người mắc bệnh viêm họng kiêng ăn gì?

Ngoài một số món ăn giúp cơ thể mau khỏi bệnh thì bạn cũng cần kiêng các thực phẩm sau:

Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

Những loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho bệnh nhân bị viêm họng. Với lượng dầu nhiều sẽ làm kích thích cổ họng, khiến vòng họng viêm sưng nhanh chóng. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, rất khó điều trị khỏi.

Không ăn đồ nóng

Đây là điều tuyệt đối kiêng với những bệnh nhân bị viêm họng. Khi mắc bệnh này, cổ họng đã bị tổn thương, sưng tấy, nếu tiếp tục ăn đồ cay nóng sẽ làm bệnh tồi tệ hơn.

Không ăn đồ lạnh

Những món ăn lạnh chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Vì vậy, muốn bệnh nhanh khỏi thì bạn không ăn đồ lạnh vì các thức ăn để lạnh thường có vi khuẩn nên sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển trong vòm họng, dẫn đến nhiễm trùng hoặc bị viêm.

Rượu bia và các chất kích thích

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các chất kích thích như đồ uống có ga, cà phê, rượu bia,… đều không tốt cho sức khỏe của người đang bị viêm họng. Vì vậy, nếu tiếp tục sử dụng các chất này sẽ khiến bệnh viêm họng lâu lành.

Không ăn cứng giòn

Các loại thức ăn như bánh quy, bánh mì, cà ri, hay ớt… thường cứng, khó nuốt, ăn vào sẽ khiến cổ họng đau rát, thậm chí sưng tấy nghiêm trọng hơn.

>> BỎ TÚI NGAY: Những cách chữa viêm họng hiệu quả tức thì

viem-hong-kieng-an-gi

Viêm họng uống gì thì tốt?

Khi bị viêm họng, việc lựa chọn các nước uống cũng quan trọng để giúp đẩy lùi những cơn đau rát khó chịu. Dưới đây là một số loại nước uống giúp giảm đau họng, bạn có thể tham khảo thêm:

Nước chanh

Trong chanh có chứa nhiều acid tự nhiên, vitamin C giúp sát khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng hiệu quả. Kết hợp chanh với mật ong sẽ giúp đẩy lùi bệnh viêm họng nhanh chóng. Lấy một cốc nước ấm, thêm 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong rồi khuấy đều là bạn đã có một loại đồ uống chữa đau họng cực tốt. Để tăng công hiệu, bạn hãy cho thêm 1 – 2 lát gừng vào. Uống nước chanh mật ong liên tục trong 3 – 4 ngày sẽ giúp cải thiện cơn đau do viêm họng gây ra.

Nước cà rốt

Cà rốt không chỉ có tác dụng làm đẹp và giàu dinh dưỡng mà còn có khả năng làm dịu cổ họng, chữa đau họng hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần một ly nước ép sẽ giúp bạn phòng bệnh và đẩy lùi triệu chứng rát cổ, viêm họng.

Trà quế

Đây cũng là loại nước uống giúp giảm đau họng nhanh chóng. Cho một ít quế vào nước ấm và hai lát gừng thái nhỏ khuấy để rồi uống.

viem-hong-nen-uong-gi

Trà xanh

Nhờ có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, trà xanh được nhiều người uống để chữa viêm họng. Vì vậy, hãy uống trà xanh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

Nước lá tía tô

Theo y học cổ truyền, tía tô có tính ấm có khả năng chữa bệnh cảm, ho. Do đó, người bị viêm họng có thể uống để đẩy lùi đau rát, khó chịu ở họng. Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch rồi để ráo, tiếp đó giã nát hoặc xay nhuyễn vắt lấy nước để uống.

Bạn Dung thân mến! Với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của bạn xoay quanh câu hỏi: “Viêm họng nên ăn gì”. Bạn hãy thực hiện theo những chỉ dẫn trên để bệnh nhanh khỏi bệnh nhé.

Ngoài ra, để bệnh viêm họng mau khỏi hơn, ngoài ăn theo chế độ viêm họng nên ăn gì, kiêng gì thì bạn nên kết hợp dùng thuốc điều trị. Thuốc chữa viêm họng điều chế từ thảo dược tự nhiên an toàn đang là lựa chọn tin tưởng hàng đầu của người bệnh. Nổi bật trong số đó là bài thuốc Cao Bổ Phế với thành phần “bát vị bình phế” kinh điển trong Đông y mà bạn có thể tham khảo thêm.

Cao Bổ Phế: Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

Cao Bổ Phế là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Đây là bài thuốc chữa dứt điểm chứng viêm họng đồng thời giúp hồi phục chức năng tạng phế từ bên trong, củng cố sức đề kháng của hệ hô hấp, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Các vị thuốc được gia giảm, phối hợp với nhau trong một “tỷ lệ vàng” để hỗ trợ nhau tốt nhất trong điều trị. Theo đó, Cao Bổ Phế dứt điểm bệnh viêm họng theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch khuẩn họng
  • Bước 2: Tiêu diệt vi khuẩn, virus
  • Bước 3: Phục hồi tạng Phế
  • Bước 4: Nâng cao sức đề kháng

100% thảo dược dùng để bào chế Cao Bổ Phế đều được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) để đảm bảo có chất lượng tốt nhất và rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Bài thuốc cũng được điều chế ở dạng cao nguyên chất để bảo toàn được tối đa dược tính trong thảo mộc.

Theo đó, mỗi một mẻ cao sẽ cần trải qua 9 công đoạn nghiêm ngặt từ thu hái, sơ chế, phối trộn cho đến chiết xuất tinh chất, gạn tạp chất, cô cao và bảo quản. So với dạng cao toàn tính (tức xay nhỏ rồi mới nấu cả bã) thì phương pháp cô cao nguyên chất cầu kỳ hơn, tốn thời gian hơn (48 giờ liên tục), cho ra lượng cao thành phẩm ít hơn nhưng lại đem đến những giá trị vô cùng quý giá. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn để này, độc giả xem thêm những phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương trong video sau:

Lưu ý: Bao bì trong video hiện đã được thay đổi xong chất lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên.

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!

 

Lộ trình điều trị viêm họng bằng Cao Bổ Phế

  • Sau 3-5 ngày: Dịu họng, gần như hết đau rát, bớt ho.
  • Sau 10-20 ngày: Dứt điểm đau họng, rát họng, ho khan, hồi phục chức năng tạng phế.
Ưu điểm của Cao Bổ Phế
Ưu điểm của Cao Bổ Phế

Từ khi ra mắt cho đến nay, Cao Bổ Phế đã đồng hành cùng hơn 10.000 người bệnh gặp các vấn đề về hô hấp nói chung, bệnh viêm họng nói riêng. Kết quả điều trị của Cao Bổ Phế được ghi nhận là tích cực trên hơn 90% trường hợp sử dụng.

Kết quả này được đánh giá là vô cùng khả quan, góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường được trao tặng cúp và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Lương y Bình: 0983.34.0246
Bác sĩ Hương: 0846.138.138
Máy bàn: 02462.9779.23

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Lương y Ngôn: 0903.876.437
Bác sĩ Nghĩa: 098.1986.223
Máy bàn: 028.6683.1025

>> BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM: Phân biệt viêm họng và ung thư vòm họng như thế nào?

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *