Ho ra máu có nguy hiểm không, có chết không, khám ở đâu?

Ho ra máu trong tiếng anh là haemoptysis, đây là triệu chứng dấu hiệu của nhiều bệnh đường hô hấp. Triệu chứng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Vậy ho ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, cần phải làm gì khi bị ho ra máu, hay cách điều trị như thế nào?

Ho ra máu bệnh gì?

Là tình trạng các cơn ho dữ dội hỏi thăm, kèm theo đó là tình trạng khạc đờm lẫn chút máu (tia máu). Trường hợp nghiêm trọng hơn hơn là ho ộc ra nhiều máu đỏ tươi.

ho ra máu
Hình ảnh ho ra máu tươi

Triệu chứng ho ra máu

Dấu hiệu triệu chứng ho ra máu của mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, những triệu chứng chung gồm:

  • Ho khạc đờm dính máu tươi
  • Lượng máu ít sau đó tăng dần lên
  • Ho khạc ra máu tái phát nhiều lần
  • Đau tức ngực
  • Người mệt mỏi, khó chịu, chán ăn
  • Khó thở, giảm cân
  • Có thể bị sốt

Vì sao ho ra máu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ra máu tươi là do mắc phải một số bệnh lý sau:

  • Ung thư phế quản phổi: Người bệnh có tiền sử hút thuốc lá, trên 40 tuổi, gầy, ho ra máu và sút cân.
  • Lao: Người bệnh có tiền sử bị lao, ho có đờm kéo dài, ra mồ hôi ban đêm, gầy, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Thuyên tắc động mạch phổi: Động mạch phổi bị một cục máu đông chặn.
  • Áp xe phổi: Ho khạc đờm có mủ, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
  • Viêm phổi: Túi khí ở một hoặc cả hai bên lá phổi bị sưng, viêm, có thể có dịch
  • Giãn phế quản: Ho và khạc đờm thường xuyên, kéo dài, có khi kèm theo máu, mủ.
  • Viêm phế quản: Niêm mạc của ống phế quản bị viêm, sưng.
  • Nấm phổi: Thường xảy ra ở ngươi bị suy giảm miễn dịch, sau chữa trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV.
  • Dị vật đường hô hấp dưới: Người bệnh có thể ho khạc đờm, đôi khi có máu tươi thành từng đợt.
  • Dị dạng mạch phổi: Người bệnh có tiền sử bị ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần.
nguyen-nhan-ho-ra-mau
Những nguyên nhân ho ra máu

Ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới khi ho, hắt hơi, khạc thì bị trào, ộc ra ngoài theo đường mũi, miệng. Đây là triệu chứng, biểu hiện của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và có cách trị ho kịp thời có thể xảy ra biến chứng nguy hại, thậm chí tử vong ở người bệnh.

Ho ra máu có chết không?

Qua trên, có thể thấy ho ra máu rất nguy hiểm. Với câu hỏi ho ra máu có chết không phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý ở phổi, phế quản và cách điều trị ho ra máu.

Nếu không chữa trị sớm hoặc sai cách thì có thể gây đe dọa tính mạng ở người bệnh. Ngược lại nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Triệu chứng lâm sàng ho ra máu

Ban đầu, ho ra máu màu đỏ tươi, có bọt và lẫn đờm, sau chuyển dần sang màu sẫm.

Khám lâm sàng thấy những triệu chứng dấu hiệu liên quan đến bệnh về phổi và phể quản như:

  • Khó thở
  • Sốt
  • Đau tức ngực
  • Ran nổ, ran ẩm

Trường hợp ho ra máu nặng và rất nặng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của người bệnh gây trụy mạch. Kèm theo đó, người bệnh có các triệu chứng:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Mạch đập nhanh
  • Niêm mạc nhợt
  • Hạ huyết áp
  • Suy hô hấp cấp

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý phổi và lượng máu ho ra nhiều hay ít mà người bệnh có triệu chứng:

  • Nhịp thở nhanh
  • Đầu chi và môi bị tím tái

Cần làm gì khi bị ho ra máu?

Lượng máu ho ra nhiều hay ít sẽ có cách xử lý khác nhau.

Ho ra máu nhẹ

  • Lượng máu ho ra: > 50ml/ngày.
  • Máu ho thành vệt lẫn trong chất khạc hoặc vài ngụm máu nhỏ.

Cách xử lý:

  • Người bệnh cần phải nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
  • Sử dụng thêm những loại thuốc giảm ho, an thần cầm máu.
  • Ăn thức ăn lỏng như súp, sữa hoặc thức ăn nửa lỏng như miến, mì, cháo, phở.
  • Hạn chế vận động
  • Uống nước mát, có thể là nước trái cây.

Ho ra máu nhẹ người bệnh có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Sau khi cầm được máu, tình trạng ổn định thì nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có cách điều trị phù hợp mang lại hiệu quả trị bệnh triệt để nhất.

Ho ra máu

Ho ra máu trung bình

Lượng máu ho ra: 50 – 200ml/ngày.

Nếu bị ho ra máu trung bình thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa uy tín để được điều trị kịp thời.

Ho ra máu nặng

Lượng máu ho ra: > 200ml/ngày.

Ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện để được điều trị và theo dõi lâu dài.

Nếu người bệnh mất quá nhiều máu thì có thể được chỉ định truyền máu.

Ho ra máu cần khám bác sĩ khi nào?

Người bị ho ra máu cần hẹn khám bác sĩ khi có các triệu chứng:

  • Ho khạc ra máu lần đầu
  • Người mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Bị ho dai dẳng, sốt và ra mồ môi vào ban đêm
  • Có tiền sử hút thuốc lá hoặc đang hút

Cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi có các dấu hiệu dưới đây:

  • Ho ộc ra nhiều máu
  • Lượng máu chảy nhiều và không ngừng
  • Bị hụt hơi
  • Đau nhức lưng

Làm sao điều trị ho ra máu?

Người bệnh cần được làm những thăm dò chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt ở bệnh viện chuyên khoa. Điều trị song song nguyên nhân gây ho ra máu và cầm máu.

Hồi sức đảm bảo thông khí phế nang, cung cấp đủ oxy bồi phụ đủ máu và dịch. Người bệnh cần được hô hấp để đảm bảo thông khí phế nang. Bao gồm: Hút chất tiết và máu trong đường hô hấp. Đặt nội khí quản, thở máy, thở oxy nếu như người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp nặng.

Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: Đặt đường truyền cỡ lớn, thực hiện truyền máu để bù đắp đủ khối lượng máu bị mất, bảo đảm khối lượng tuần hoàn, bồi phụ điện giải. Người bệnh cần phải nằm nghỉ hoàn toàn ở nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh.

Đối với người bệnh ho ra máu nặng khi đã ổn định thì cho nằm nghiêm về bên phổi tổn thương để phòng ngừa nguy cơ bị sặc máu vào bên phổi lành.

Có chế độ ăn uống lỏng hoặc nửa lỏng và uống ước mát lạnh.

Uống thuốc an thần nhẹ như diazepam liều thấp. Tuyệt đối không dùng liều cao do có nguy cơ bị sặc ho ra máu nhiều và che lấp những dấu hiệu suy hô hấp.

Dùng kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm.

Các thuốc làm giảm ho ra máu hay dùng

  • Morphin và thuốc giảm ho terpin codein nếu ho ra máu nặng.
  • Truyền huyết tương tươi nếu xảy ra tình trạng rối loạn đông máu và INR kéo dài.
  • Thực hiện truyền tiểu cầu khi số lượng và chất lượng tiểu cầu bị giảm.
  • Vitamin K nếu bị thiếu vitamin K và suy gan.
  • Dùng Adrenochrom như thuốc adona, adrenoxyl, adrenosem để tăng cường sức đề kháng cho thành mạch.
  • Sử dụng thuốc chống tiêu sợi huyết acid tranexamique nếu như phải cấp cứu, tiêm tĩnh mạch, ổn định sẽ chuyển dùng thuốc viên.
  • Thuốc Desmopressin: Đây là một loại peptin tổng hợp tương tự như hormone chống bài niệu. Loại thuốc này được bác sĩ chỉ định dùng khi suy thận mạn, bệnh Wilbrand, bệnh Hemophili A mức độ trung bình với thời gian chảy máu kéo dài.

Ho ra máu

Các can thiệp giúp chẩn đoán và trị ho ra máu

Soi phế quản ống mềm:

  • Kiểm soát đường thở bằng cách chèn ống soi ở vị trí chảy máu, hay đặt nội khí quản riêng bên lành.
  • Đốt điện cao tần để cầm máu. Nút động mạch phế quản nhét gạc đã tẩm thuốc cầm máu vào phế quản chảy máu.
  • Trường hợp vẫn chảy máu mà không thể xác định được vị trí chảy máu thì tiến hành đặt nội khí quản Carlen hai nòng để cô lập bên phổi bị chảy máu và thông khí phổi lành.
  • Đặt ống thông Fogarty qua ống soi phế quản để tạm thời gây bít tắc phế quản chảy máu. Nếu chảy máu quá nhiều thì cần phải đặt nội khí quản và chụp động mạch phế quản nhằm bít tắc động mạch phế quản cấp cứu.

Phẫu thuật cấp cứu khi:

  • Chảy máu nhiều ở một bên phổi  nhưng lại không có điều kiện chụp động mạch phế quản gây bít tắc.
  • Ho ra máu nặng mặc dù đã gây bít tắc động mạch phế quản.
  • Ho ra máu ảnh hưởng đến huyết động và dẫn đến suy hô hấp.
  • Chỉ định ngoại khoa tiến hàng ở người bệnh bị tổn thương khu trú, khi tình trạng toàn thân và chức năng hô hấp cho phép.

Chống chỉ định phẫu thuật:

  • Người bệnh ung thư phổi giai đoạn không thể phẫu thuật được.
  • Người bệnh có chức năng hô hấp trước khi ho ra máu quá kém không cho phép cắt phổi.

Ho ra máu khám ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện khám ho ra máu. Tuy nhiên, dưới đây là những bệnh viện chuyên khoa uy tín, chất lượng được đông đảo người dân tin cậy lựa chọn.

Tại Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3574.3456

Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 6 nhà P, Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3868.6986, số máy lẻ: 3631. Hoặc 024.3629.1207
  • Lịch làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30.

Khoa Hô hấp – Bệnh viện nhi trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 Đê La Thành – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.6273.8532
  • Lịch làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật 24/24.

Khoa Hô hấp – Bệnh viện Phổi Trung ương

  • Địa chỉ: Số 463 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội
  • Điện thoại: 0243.832.6249
  • Lịch khám chữa bệnh: 8:00 – 17:00 từ thứ 2 – thứ 6.

Ho ra máu

Khoa Hô hấp & Dị ứng – Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 01 –  Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3577.1100

Khoa Hô hấp Dị ứng – Bệnh viện Hữu nghị

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3972.2231, 024.3972.2232
  • Lịch làm việc: Tất cả các ngày trong tuần 24/24

Tại TPHCM

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM

  • Địa chỉ: Số 155B Trần Quốc Thảo – Phường 9 – Quận 3 – TP HCM.
  • Lịch làm việc: Từ thứ 2 – Thứ 6: Sáng 07h – 11h30 và chiều từ 13h – 16h30. Nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Y dược TP HCM

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng – Phường 11 – Quận 5 – TP HCM
  • Điện thoại: 028.3931.7381
  • Thời gian khám chữa bệnh: Thứ 2 – Thứ 6: Từ 06h30 đến 16h30. Thứ 7 từ 06h30 – 12h00. Chủ nhật và ngày lễ, tết nghỉ.

Bệnh viện Nhân Dân 115

Địa chỉ:

  • Cổng 1: Số 88 Thành Thái (Số 520 Nguyễn Tri Phương cũ) – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM
  • Cổng 2: Số 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TP HCM

Lịch làm việc:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Sáng từ 07h00 – 12h00 và chiều từ 13h00 – 16h00.
  • Thứ 7: Từ 07h30 – 16h30.
  • Chủ nhật: Từ 07h30 – 11h30.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP HCM.

Lịch làm việc của bệnh viện

  • Thứ Hai – Thứ Sáu: 07h00 – 16h00
  • Thứ Bảy: 07h – 11h.
  • Chủ nhật: Nghỉ

Chữa ho ra máu bằng thuốc Đông y an toàn, hiệu quả cao

Ngoài các phương pháp chữa ho ra máu đã được đề cập, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh này. Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên ĐH Y Dược TPHCM), Đông y chữa ho ra máu theo nguyên tắc đẩy lùi ứ tắc, chữa lành tổn thương, hồi phục cơ thể, phòng bệnh tái phát. Đây cũng là “kim chỉ nam” trong xây dựng bài thuốc Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường.

Thành phần Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Thành phần Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Cao Bổ Phế là sự hội tụ, kết hợp của các loại thảo dược kinh điển trong điều trị chứng ho ra máu. Theo đó, các vị thuốc được kết hợp với nhau một cách khéo léo trong một “tỷ lệ vàng”, từ đó giúp thanh nhiệt, khu phong, chỉ huyết và lương huyết.

Ngoài khả năng phá vỡ các cục máu đông gây bí tắc và đào thải chúng ra ngoài, giúp mạch máu thông suốt thì Cao Bổ Phế còn giúp loại bỏ những độc tố trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tự chữa lành, dự phòng bệnh tái phát.

Cao Bổ Phế dạng cao đặc nguyên chất
Cao Bổ Phế dạng cao đặc nguyên chất

Bằng cách ứng dụng công thức cô cao đặc cổ truyền ở nhiệt độ chuẩn 100 độ C trong suốt 48 giờ liên tục, đun nấu bằng củi khô vô cùng tỉ mỉ, Cao Bổ Phế giữ gìn được các giá trị quý của dược liệu và cân bằng cả yếu tố tiện lợi trong sử dụng.

Ngoài ra, bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu về những ưu điểm của thuốc dạng cao qua phân tích chi tiết của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương (Nguyên giảng viên Học viện YHCT Tuệ Tĩnh):

 

Trong thực tiễn điều trị, 85% trường hợp ho ra máu dùng Cao Bổ Phế đạt được hiệu quả tích cực chỉ sau 1-3 liệu trình dùng, hoàn toàn không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn cần tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?

Bấm vào đây để kết nối với bác sĩ!

hotline

Ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Phế
Ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Phế

Với thành công trong điều trị nhiều bệnh lý, năm 2018 Nhà thuốc Tâm Minh Đường vinh dự được trao tặng danh hiệu “Cúp và bằng khen thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Cao Bổ Phế trong video sau:

Trên đây là tất cả giải đáp liên quan đến tình trạng ho ra máu như có nguy hiểm không, có hết không, triệu chứng lâm sàng, cách điều trị, ho ra máu khám ở đâu… Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

dia-chi
địa chỉ liên hệ

>> XEM THÊM: Điểm danh những nguyên nhân gây ho thường gặp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *