Phồng lồi đĩa đệm là gì, có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả

Phồng lồi đĩa đệm là một trong những bất thường điển hình gây ra do chấn thương ở cột sống lưng hoặc cột sống cổ. Trong nội dung sau hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này sao cho hiệu quả nhất!

Lồi đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là cấu trúc gồm phần nhân nhầy (dạng keo) được bao bọc trong một tổ chức bao xơ có khả năng đàn hồi tốt. Cứ giữa hai đầu đốt sống thì sẽ có một đĩa đệm nằm ở giữa. Nó có chức năng chính là hấp thụ lực sinh ra khi cơ thể vận động, ngăn ngừa sự ma sát, tổn thương nếu hai đầu đốt sống cọ xát, chạm vào nhau. Ngoài ra, đĩa đệm cũng có vai trò tạo khoảng trống giữa hai đốt sống để các hoạt động của cột sống được trơn tru, nhịp nhàng.

Theo thời gian, cấu trúc bao xơ đĩa đệm có thể bị mất nước, khô cứng, giảm khả năng đàn hồi, khi gặp điều kiện thuận lợi (ví dụ chấn thương) thì có thể khiến bao xơ bị nứt, rách, tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong bị thoát ra bên ngoài hoặc phình/phồng lồi nhiều hơn về phía bao xơ suy yếu, tạo nguy cơ chèn ép dây thần kinh và các tổ chức dây chằng xung quanh.

Thông thường phồng lồi đĩa đệm có thể duy trì trong một thời gian dài và nó sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu nhất định. Thời gian phồng lồi càng lâu thì triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Trong thực tế, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này là do sự thoái hóa tự nhiên của xương khớp khi tuổi tác cao. Ngoài ra, các yếu tố như chấn thương vật lý, nâng vật sai tư thế, duy trì tư thế làm việc sai khiến đĩa đệm bị căng tức trong thời gian dài, cơ lưng bị suy yếu do nhiều nguyên nhân, tập luyện quá sức, thừa cân béo phì, các hoạt động khác khiến cột sống – đĩa đệm suy yếu…

Lồi đĩa đệm là gì

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?

Lồi đĩa đệm mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh ngay nhưng những triệu chứng của nó lại khiến họ vô cùng khổ sở. Điển hình là những cơn đau nhức, tê ngứa nếu khối đĩa đệm bắt đầu chèn ép vào dây thần kinh. Ngoài ra, nếu không được khắc phục sớm thì tình trạng này sẽ là “mở đầu” cho một số những hiểm họa về sau như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Nếu bị phồng lồi đĩa đệm nhưng không được khắc phục, đặc biệt nếu người bệnh mang vác nặng nhọc, ngã, bị các chấn thương hay tới một thời điểm lão hóa nhất định làm bao xơ bị rách thật sự thì sẽ khiến nhân nhầy thoát ra bên ngoài.
  • Suy giảm khả năng vận động: Biến chứng này xảy ra khi nhân nhầy thoát vị rồi đè ép lên rễ thần kinh và tủy sống khiến người bệnh đau đớn cực độ. Nếu sự chèn ép tổn hại đến dây thần kinh đuôi ngựa thì có thể gây ra các rối loạn về đại tiểu điện, giảm phản xạ gân cơ, tê liệt chi, rối loạn khả năng cảm giác nóng lạnh…

Cách điều trị phồng lồi đĩa đệm

Hiện nay, để khắc phục tình trạng này người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị như sau:

Giảm đau tạm thời đơn giản

  • Chườm nóng hoặc lạnh (trong trường hợp có viêm sưng, nóng đỏ): Áp túi chườm vào vị trí đau nhức trong 5-10 phút, thực hiện nhiều lần liên tục để giúp cơ bắp được thư giãn.
  • Vận động nhẹ nhàng: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhằm tăng cường sức dẻo dai của cơ xương khớp.

Cách điều trị phồng lồi đĩa đệm

Dùng thuốc khắc phục triệu chứng

  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ khi có co thắt cơ xảy ra, đặc biệt khi phồng đĩa đệm chèn ép nghiêm trọng các bó thần kinh cơ.
  • Thuốc giảm đau: Tùy vào mức độ đau nặng nhẹ ra sao mà các loại thuốc giảm đau dạng uống, bôi hoặc tiêm theo các cấp độ có thể được chỉ định cụ thể. Thuốc giảm đau có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tác dụng phụ ảnh hưởng trên gan, thận hay hệ tiêu hóa do đó người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ về liều và cách dùng.
  • Tiêm corticoid trực tiếp hoặc quanh khu vực dây thần kinh cột sống để kiểm soát các cơn đau, tình trạng viêm sưng nghiêm trọng không thể khắc phục được bằng thuốc giảm đau thông thường.

Vật lý trị liệu

Đây là phương áp sử dụng các bài trị liệu nhằm nắn chỉnh nhẹ các đốt sống để hỗ trợ cấu trúc đĩa đệm trở về cấu trúc ban đầu. Vật lý trị liệu khi được áp dụng đúng cách có thể giúp giảm chèn ép thần kinh, làm thuyên giảm cơn đau.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng khi các liệu pháp nội khoa không cho hiệu quả như mong muốn. Thường thì bác sĩ có thể áp dụng biện pháp mổ hở để loại bỏ đĩa đệm bị hư hỏng nhằm giảm áp lực cho tủy sống và dây thần kinh.

Cách chữa lồi đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y An Cốt Nam

Trong tất cả các liệu pháp điều trị bảo tồn không can thiệp để chữa phồng lồi đĩa đệm, bài thuốc và phác đồ An Cốt Nam được đánh giá cao hơn cả. Đây là thành quả được nghiên cứu bởi đội ngũ bác sĩ giỏi của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Bản thân Tâm Minh Đường là thương hiệu khám chữa bệnh bằng Đông y nhờ có những đóng góp tích cực cho cộng đồng từ khi thành lập đến nay đã được trao tặng giải thưởng cúp và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.

Cách chữa lồi đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y An Cốt Nam

Cụ thể, An Cốt Nam là tổng hòa sức mạnh của 3 liệu pháp thuốc uống – Cao dán – Vật lý trị liệu và luyện tập chuyên sâu. Cụ thể như sau:

Vai trò của từng liệu pháp trong phác đồ An Cốt Nam:

Thuốc uống

  • Đảm nhận nhiệm vụ khu phong tán hàn, đào thải độc tố trong đĩa đệm, khắc phục tình trạng khô cứng ở bao xơ, hỗ trợ cải thiện khả năng đàn hồi của tổ chức đĩa đệm.
  • Trong phác đồ này, thuốc uống có vai trò chủ chốt trong điều trị, giúp giảm đau tận gốc rễ, hồi phục tổn thương lâu dài.
  • Thuốc uống đã được sắc sẵn ở dạng cao lỏng. Đây là dạng thuốc dễ hấp thụ nhất trong Đông y nhờ các liên kết thảo mộc khó hấp thụ được “bẻ gãy” toàn bộ trong quá trình thảo dược được đun nấu suốt 24 giờ liên tục.
  • Toàn bộ dược liệu trong thuốc uống đều được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Tại đây, cây thuốc được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn CO-CQ, đảm bảo về tuổi thuốc và hàm lượng dược chất trong mức cao nhất.

Cao dán thảo dược

  • Là liệu pháp giúp giảm đau nhức tại chỗ nhanh chóng thông qua tác động giảm viêm, giảm sưng của các dược chất trong thảo mộc tự nhiên.
  • Thông thường sau 30 phút đến 2 giờ dán trên da, cao dán sẽ phát huy công hiệu điều trị.

Vật lý trị liệu

  • Bao gồm các liệu pháp trị liệu chuyên sâu dành riêng cho người bệnh xương khớp như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, lồng xông ngải, đốt thuốc ống tre Nhật Bản, kéo giãn cột sống bằng áp lực hơi…
  • Vật lý trị liệu không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp đả thông kinh lạc, hỗ trợ giảm chèn ép thần kinh, phòng ngừa biến chứng về sau.

Khi áp dụng theo phác đồ chuẩn, An Cốt Nam cho hiệu quả rất tích cực trên 85% trường hợp điều trị. Điển hình một trong số những trường hợp tiêu biểu là MC Quyền Linh. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi thêm trong video ngắn:

Kết quả tích cực này có được là nhờ sự phối kết hợp của chất lượng bài thuốc tới phác đồ toàn diện và quá trình theo dõi tích cực của đội ngũ bác sĩ đối với từng trường hợp.

Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

  • Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
  • Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

  • Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
  • Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0903.876.437

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *