Thuốc ho prospan cho bà bầu giúp giảm nhanh triệu chứng ho, khó chịu, cảm cúm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, thực tế Prospan có nên sử dụng cho bà bầu không? Công dụng, cách dùng như thế nào?
Thuốc ho Prospan cho bà bầu và những điều cần biết
Là loại thuốc không kê đơn và có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên. Thuốc được dùng để trị ho, loãng đờm nhầy trong cổ họng, chữa viêm phế quản, ho mãn tính kéo dài.
Thành phần
Thành phần chính gồm có:
- Tinh dầu bạc hà
- Chiết xuất của lá thường xuân khô
- Kali sorbate
- Axit citric
- Hương vị mật ong nguyên chất
- Sorbitol
- Nước tinh khiết
- Tá dược lượng vừa đủ
Công dụng
- Thuốc ho prospan cho bà bầu được dùng để trị ho, làm loãng đờm nhầy trong cổ họng. Nhờ vậy mà chức năng hô hấp được cải thiện.
- Chữa trị ho mãn tính, viêm phế quản mãn tính
Cách sử dụng, liều lượng
Trước khi sử dụng, các mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cách sử dụng và liều lượng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:
Cách dùng: Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các cơn ho và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, dùng thuốc ho Prospan cho bà bầu ít nhất trong 7 ngày. Khi các dấu hiệu, triệu chứng ho thuyên giảm, mẹ bầu cần dùng thêm 2 – 3 ngày để trị dứt điểm ho.
Nếu dùng thuốc kéo dài hơn 4 tuần thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Liều lượng:
- Trẻ em > 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 5ml và ngày 3 lần, trong thời gian ít nhất 1 tuần. Tuyệt đối không vượt quá liều khuyến cáo.
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 2,5ml và ngày 3 lần, trong thời gian 1 tuần.
- Trẻ nhỏ < 2 tuổi: Tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi trước khi cho trẻ sử dụng.
Tác dụng phụ của thuốc ho Prospan
Mặc dù trong hầu hết các trường hợp sử dụng đều an toàn nhưng một số ít cũng có thể gặp các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng, đi ngoài
- Đau thương vị (vị trí phía trên bụng)
Những tác dụng phụ này dần được cải thiện và biến mất mà không phải điều trị. Trường hợp các tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn, không kiểm soát được thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ kê đơn.
Những cảnh báo khi dùng thuốc ho Prospan
Đa số các trường hợp đều an toàn khi sử dụng thuốc ho Prospan nhưng một số người vẫn cần phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Chẳng hạn như:
- Người bị dị ứng với Sorbitol, lá thường xuân và bất cứ thành phần nào của thuốc
- Tuyệt đối không được dùng thuốc quá liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định
- Không được dùng thuốc hết hạn
- Nếu tình trạng ho không tiến triển, ho khạc có máu, mủ, sốt, khó thở thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Thuốc ho Prospan cho bà bầu có an toàn không?
Đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, bởi trong quá trình mang thai sử dụng thuốc không đúng cách, dùng thuốc tây rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc ho Prospan mặc dù được chiết xuất từ lá thường xuân và đã được nghiên cứu là an toàn trên mọi đối tượng nhưng dùng thuốc cho phụ nữ mang thai thường không được bác sĩ khuyến khích. Bởi lẽ vẫn chưa biết ảnh hưởng của thuốc đối với sự phát triển của thai nhi.
Trong một vài nghiên cứu được thực nghiệm trên động vật, thuốc ho Prospan có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Hiện chưa có bất cứ dữ liệu gì nghiên cứu trên người. Do đó, sử dụng thuốc ho Prospan cho bà bầu có thể mang lại rủi ro.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:
- Chỉ nên dùng thuốc ho Prospan cho bà bầu trong trường hợp thật sự cần thiết và không có sự lựa chọn thay thế nào khác.
- Cần phải trao đổi với bác sĩ kê đơn về lợi ích, rủi ro mang lại và khi sử dụng có bất cứ dấu hiệu bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Một số mẹo điều trị ho cho bà bầu không cần dùng thuốc
Phụ nữ mang thai rất dễ bị ho, cảm lạnh do hệ miễn dịch, sức đề kháng thay đổi. Đa phần những trường hợp này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Vì thế bị ho, cảm lạnh khi mang thai, các mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo trị ho không cần dùng thuốc. Trong trường hợp cần thiết, bắt buộc phải sử dụng thuốc thì cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số mẹo điều trị ho cho bà bầu không dùng thuốc:
- Uống nhiều nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. Có thể là nước lọc, nước canh, nước hoa quả để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp loãng đờm nhầy trong cổ họng, thông thoáng đường thở, mẹ bầu dễ thở hơn.
- Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều. Cách này đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc tự chữa lành bệnh và giúp cơ thể phục hồi.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Phụ nữ đang mang thai thay vì ăn một bữa quá no hãy chia nhỏ thành nhiều bữa. Việc này sẽ giúp cho mẹ và thai nhi hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất.
- Có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trị ho như sử dụng lá hẹ, mật ong, gừng, tỏi…
Khi đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng ho ở mẹ bầu không thuyên giảm hoặc tình trạng ho trầm trọng hơn, hãy ngay lập tức đến bệnh viện. Việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai cần phải được sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc giảm ho bác sĩ có thể kê cho phụ nữ mang thai gồm:
- Giảm đau đầu, sốt, đau nhức cơ thể: Thuốc Acetaminophen
- Giảm ho: Thuốc Dextromethorphan, Codeine
- Trị đau họng, dịu nhẹ đau rát cổ họng: Viên ngậm đau họng
Trên đây là một số thông tin về thuốc ho Prospan cho bà bầu. Các mẹ bầu cần hết sức chú ý trước khi sử dụng thuốc ho Prospan hay bất cứ loại thuốc nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần phải có có chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt khoa học giúp điều trị và phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
>> BẠN CÓ BIẾT: Ho gà có nguy hiểm và tự khỏi không? Cách nhận biết bệnh