Tràn dịch màng phổi là gì, nên ăn gì, kiêng gì và cách điều trị

Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn bình thường. Lượng dịch ít không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh, nhưng nếu tràn dịch nhiều có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy tràn dịch màng phổi là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Hay bệnh có chữa được không, nên ăn gì và kiêng gì?

Tràn dịch màng phổi là gì?

Khoang màng phổi là khoang ảo nằm ở vị trí giữa phổi và thành ngực, cụ thể hơn là giữa lá thành và lá tạng. Ở trạng thái bình thường khoang màng phổi chứa khoảng 10 – 15ml dịch. Dịch này có tên là dịch sinh lý trong khoang màng phổi, đóng vai trò là hệ thống đệm giữa phổi và thành ngực.

Tràn dịch màng phổi tiếng anh là pleural effusion, là bệnh phổi xảy ra khi lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức dịch sinh lý. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể lành tính nhưng cũng có thể ác tính, tái đi tái lại, thậm chí gây tử vong ở người bệnh.

Tràn dịch màng phổi

Nguyên nhân tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi xuất hiện do các nguyên nhân sau gây ra:

Dịch tiết:

  • Viêm nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, sán lá phổi, amip, sán lá gan
  • Ung thư, lao phổi
  • Các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống
  • Tắc nghẽn động mạch phổi

Dịch thấm:

  • Suy tim, suy giáp
  • Xơ gan cổ chướng, u nang buồng trứng
  • Suy giáp

Dịch màng phổi màu sữa:

  • Viêm bạch mạch do giun chỉ
  • Chèn ép, tổn thương ống dưỡng chấp trong lồng ngực

Dịch màng phổi có màu máu:

  • Ung thư màng phổi, các bệnh ung thư di căn đến phổi
  • Tai biến của những thủ thuật thăm dò màng phổi
  • Bị chấn thương lồng ngực

Nguyên nhân phổ biến hay gặp nhất gồm:

  • Lao màng phổi: Chiếm 40% nguyên nhân gây bệnh
  • Viêm phổi màng phổi
  • Ung thư
  • Suy tim
  • Xơ gan cổ chứng
  • Thận hư

Triệu chứng tràn dịch màng phổi

Người bị tràn dịch màng phổi thường có các dấu hiệu triệu chứng nhận biết sau:

  • Khó thở khi nằm, khó thở nhiều nếu lượng dịch > 2 lít.
  • Xuất hiện hội chứng 3 giảm khi khám lâm sàng: Gõ đục, rì rào phế nang giảm và rung thanh giảm.
  • Bệnh do viêm phổi, viêm màng phổi gây ra: Sốt vừa hoặc sốt cao, ho khan, ho có đờm, đau ngực. Khi chụp X-qung, CT scan có dịch tự do hoặc khu trú ở trong khoang màng phổi.
  • Bệnh do ung thư gây ra: Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, giảm cân nhanh, chán ăn, thiếu máu, da niêm mạc xanh, ít khi sốt, ho khan hoặc ho khạc ra máu, đau ngực nhiều, đau âm ỉ và tăng dần theo thời gian.
  • Nguyên nhân gây bệnh do tiền sử bệnh toàn thân trước đó (xơ gan, suy tim): Phù chân, tràn dịch đa màng.

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi có lây không?

Bệnh tràn dịch màng phổi có lây không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Trường hợp bệnh do lao màng phổi đơn thuần thì không có khả năng lây từ người sang người. Bởi vi trùng lao không phát tán được ra môi trường xung quanh.
  • Nếu nguyên nhân do lao màng phổi kết hợp với lao phổi thì hội chứng tràn dịch màng phổi có thể lây nhiễm bệnh cho người khác qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ.

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh và mức độ tràn dịch quyết định tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không.

  • Nếu do ung thư gây ra việc điều trị khó khăn, tái phát sau khi hút dịch màng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời. Do phổi bị chèn ép, khả năng hô hấp bị suy giảm dẫn đến thiếu oxy.
  • Rất nhiều trường hợp bệnh ác tính tái phát lại nhiều lần dù đã chữa trị đúng cách.
  • Ngoài ra, tràn dịch màng phổi có thể để lại một số biến chứng như vôi hóa màng phổi, viêm dày màng phổi, khả năng hô hấp bị suy giảm…

Tràn dịch màng phổi có chữa được không?

Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu như phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng. Ngược lại, nếu để tràn dịch màng phổi kéo dài trong một thời gian mới điều trị thì có thể không chữa được. Theo số thống kê của Mỹ, có khoảng 15% người bệnh tràn dịch màng phổi tử vong do phát hiện bệnh quá muộn.

Bên cạnh đó, tràn dịch màng phổi có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do virus, suy tim, viêm phổi thì khả năng chữa được bệnh cao hơn. Nếu do ung thư phổi gây ra thì có chưa đến 10% bệnh nhân có thể chữa được.

Điều trị tràn dịch màng phổi

Hiện nay, điều trị màng phổi thường áp dụng các phương pháp sau:

Chọc dịch màng phổi

Bác sĩ chọc kim đi vào trong khoang phế nang, dùng ống dẫn để dẫn dịch trong màng phổi ra ngoài.

  • Khi áp dụng chọc dịch màng phổi thì kim và các vật dụng khác phải được khử trùng sạch sẽ tránh gây nhiễm trùng.
  • Bác sĩ thực hiện chọc dịch màng phổi phải chuẩn xác, kim đi đúng hướng tránh làm tổn thương người bệnh.
  • Đây là phương pháp không gây đau đớn, không gây xâm lấn trong cơ thể bệnh nhân.
  • Số lần chọc dịch màng phổi sẽ phụ thuộc vào lượng dịch thừa ở trong khoang màng phổi.

Tràn dịch màng phổi

Biến chứng có thể xảy ra

Thực hiện chọc dịch màng phổi điều trị tràn dịch màng phổi có đau và có thể xảy ra một số biến chứng như:

  • Chảy máu, đau tại chỗ do chọc phải các bó mạch thần kinh gian sườn. Cần chọc kim lướt lên bờ trên xương sườn để tránh biến chứng này.
  • Trụy tim mạch do sốc màng phổi. Xảy ra khi chọc dịch màng phổi quá nhiều và quá nhanh. Cần phải thực hiện chọc hút theo đúng kỹ thuật.
  • Choáng ngất: Biến chứng này thường xảy ra nhiều nhất. Nguyên nhân do bệnh nhân sợ hại hoặc bị đói lúc tiến hành chọc hút màng phổi. Khắc phục cho người bệnh uống nước đường nóng.

Nếu các tai biến do chọc dịch màng phổi xảy ra thì cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực, tiêm tráng adrenalin cho bệnh nhân.

Chi phí

  • Không dùng dụng cụ phẫu thuật: Khoảng 1.000.000 đồng/ca.
  • Sử dụng dụng cụ, phương tiện phẫu thuật: Không quá 5.000.000 đồng/ca.

Hiệu quả

  • Thành công sau phẫu thuật nội soi lồng ngực: 98,6%
  • Tái phát sau 3 tháng: 1 – 2%
  • Xảy ra tai biến: 1,4%
  • Tái phát lại ngay sau khi mổ: 1%

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc trị tràn dịch màng phổi có tác dụng ngăn chặn sự, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn.

  • Khi dùng thuốc phải đúng liều lượng, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Không dùng quá thấp, thuốc không phát huy tác dụng. Không dùng liều quá cao gây tác dụng phụ, tai biến nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng thời gian dùng thuốc. Uống sau khi ăn 1,5 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Uống hết thuốc theo đúng lộ trình điều trị, không ngừng khi thấy bệnh đỡ hơn. Nếu không bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn được, khi bệnh tái phát thì điều trị khó khăn hơn.

Thời gian dùng thuốc: Từ 2 – 6 tháng tùy thuộc vào mỗi trường hợp.

Cải thiện đường hô hấp

  • Người bệnh khó thở nặng, dùng thuốc có tác dụng giãn phế quản. Thuốc giúp giãn phế nang, không khí đi vào phổi nhiều hơn, giảm khó thở.
  • Tăng cường oxy cho người bệnh thông qua mặt nạ bằng đường miệng. Đặt đường ống trong mũi được sử dụng khi cần thiết.

Tràn dịch màng phổi

Bệnh tràn dịch màng phổi nên ăn gì?

Quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn nếu như có chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh nên ăn uống những loại thực phẩm sau:

  • Nước: Uống 2 – 3 lít nước/ngày. Nếu đang điều trị thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng nước nên bổ sung.
  • Hoa quả có múi: Cam, chanh, bưởi… và hoa quả giàu vitamin C như dứa, kiwi, xoài… giúp tăng phục hồi cho phổi, chống lại những tác nhân gây hại.
  • Rau lá xanh giàu chất xơ như bông cải xanh, rau bina, rau cải… giàu vitamin, khoáng chất như vitamin E, phytochemical, lipid giúp tăng cường khả năng chuyển hóa oxy trong phổi.
  • Cá có dầu: Cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi giàu axit béo omega 3 rất tốt cho phổi nhờ đặc tính chống viêm, ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân lạ vào mô phổi. Bên cạnh đó, cá có dầu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe như vitamin A, B12, kali, sắt, protein…
  • Thực phẩm giàu Probiotics như sữa chua, pho mát, sưa bắp cải, món ăn lên men… có lợi cho tiêu hóa, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại cho phổi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như gạo, ngũ cốc, mì ống… cung cấp carbohydrate rất tố cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh về phổi.
  • Đồ ăn giàu Protein từ thịt, trứng, cá, sữa, đậu…. tốt cho phổi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu Canxi như hạnh nhân, rau có lá màu xanh đậm, đậu, sữa, xương động vật, trứng…
  • Đồ ăn lỏng như cháo, súp, canh dễ tiêu hóa giúp hạn chế các bệnh về phổi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh tràn dịch màng phổi kiêng ăn gì?

Bên cạnh bệnh tràn dịch màng phổi nên ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm chứa nhiều muối
  • Tránh uống rượu bia, đồ uống có gas, cafein, cồn, chất kích thích
  • Hạn chế ăn đồ ngọt
  • Hạn chế tinh bột
  • Tránh ăn đồ ăn khó tiêu sẽ gây ợ chua, đầy hơi
  • Không ăn và uống cùng một lúc

Tràn dịch màng phổi không gây ra những tổn thương đột ngột, có thể nhận thấy rõ nên người bệnh thường chủ quan. Chính điều này khiến cho bệnh tiến triển nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát, phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời.

>> XEM NGAY: Ung thư phổi là gì, có chữa được không, sống được bao lâu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *