Trẻ bị ho khan là dấu hiệu bệnh hô hấp do ảnh hưởng từ bên ngoài và yếu tố bên trong gây ra. Ho khan ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Vì thế, cha mẹ cần phải theo dõi xem biểu hiện của bé xem đang ở mức độ nào, từ đó có cách điều trị thích hợp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ ho khan nhiều về đêm liên tục do đâu, uống thuốc gì?
Trẻ bị ho khan nguyên nhân do đâu?
Ho khan ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do bệnh lý và tác động của môi trường, thời tiết xung quanh:
- Yếu tố bệnh lý: Ho do cảm lạnh, cúm, hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, ho gà, dị vật ở trong cổ.
- Môi trường sống, thời tiết: Ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, chất độc hại, thời tiết thay đổi thất thường.
Trẻ bị ho khan về đêm nhiều
Có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:
- Ho khan và ho có đờm đặc lâu ngày. Hai chứng ho này làm cơ bụng co thắt gây ho và nôn chớ không kiểm soát. Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Dị ứng
- Trúng gió, nhiễm lạnh
- Hen suyễn: Kèm theo ho khan, trẻ còn bị tức ngực, khó thở, thở hổn hển.
Trẻ bị ho khan sổ mũi
Xảy ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Là phản xạ tự nhiên mang tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường hô hấp, loại bỏ dị vật rơi vào đường hô hấp ra ngoài.
- Sổ mũi lại là phản xạ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, bụi bẩn ra ngoài.
Ho khan sổ mũi khiến cha mẹ lo lắng nên thường mua kháng sinh về cho trẻ uống. Tuy nhiên, cách tốt nhất là cho bé đi khám để xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.
Dấu hiệu triệu chứng trẻ bị ho khan
- Ho khan về đêm
- Sổ mũi
- Ho liên tục, từng cơn
- Sốt
- Ngứa rát cổ họng
- Ho khan sau đó xuất hiện đờm màu xanh, hơi thở mệt (ho do viêm phế quản)
- Mặt tím tái (dị vật mắc ở cổ họng)
Trẻ bị ho khan phải làm sao?
Khi bé bị ho, cha mẹ không cần phải quá lo lắng mà vội vàng mua thuốc kháng sinh về cho trẻ uống. Điều này hoàn toàn không nên, ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ miễn dịch của bé. Cha mẹ hãy thử áp dụng một trong những mẹo dân gian trị ho khan ở trẻ dưới đây:
Lá húng chanh
Húng chanh hay lá thơm thông, tần lá dày có tính ấm, vị cay, mùi thơm. Nó có tác dụng tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm, giải cảm, chữa ho khan, cảm cúm, sốt không ra mồ hôi.
Cách dùng:
- Lấy 5 – 7 lá húng chanh (trẻ > 6 tháng), 8 – 10 lá húng chanh (trẻ > 6 tháng). Trộn với 2 thìa cà phê nước sôi để ngấm. Chắt lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày.
- Dùng 10 – 15 lá húng chanh, 10 hạt chanh giã nát. Thêm đường phèn lượng vừa đủ vào rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Gạn lất nước cho trẻ uống liên tục mỗi ngày 2 lần đến khi hết ho. Cách này hiệu quả cao nhất nhưng lại đắng khó uống. Sau khi uống trong vòng 20 phút không cho bé ăn uống gì để không ảnh hưởng đến tác dụng của hỗn hợp siro này.
- Lấy 10 – 15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh rửa sạch, xay nhuyễn. Thêm đường phèn lượng vừa đủ vào. Đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho trẻ uống liên tục mỗi ngày 2 lần đến khi hết ho.
Quất xanh
Quất chứa nhiều tinh dầu, pectin, đường, vitamin có tác dụng long đờm giảm ho, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, bình suyễn.
Trẻ 3 tháng tuổi bị ho khan, cha mẹ nên dùng quất xanh giảm ho, tiêu viêm cho bé.
Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 quả quất xanh rửa sạch, cắt ngang để cả hạt. Thêm mật ong hoặc đường phèn vào rồi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút. Cho bé uống hỗn hợp nhiều lần trong ngày đến khi chứng ho khan biến mất.
Dầu tràm – Khuynh diệp
Khi trẻ bị ho sổ mũi, hắt hơi, cha mẹ có thể xoa dầu tràm (khuynh diệp) vào lòng bàn chân cho bé. Day day lòng bàn chân ở vị trí huyệt dũng tuyền 1 phút mỗi bên rồi đeo tất (vớ) cho bé.
Gừng và muối
Cho bé ngâm chân bằng nước gừng muối cũng có tác dụng trị ho ở trẻ em rất tốt.
Cách thực hiện: Giã 1 củ gừng tươi, cho vào với nước ấm khoảng 40 độ C, thêm một ít muối. Dùng hỗn hợp nước gừng muối vừa ngâm chân vừa massage cho bé. Ngâm xong thì lau khô rồi đi tất (vớ) cho trẻ để giữ ấm chân. Sau vài lần chứng ho khan ở trẻ sẽ khỏi.
Thắc mắc thường gặp khi trẻ bị ho khan
Có rất nhiều thắc mắc của cha mẹ khi không may bé bị ho. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:
Trẻ 2, 3, 4, 5, 6 tháng tuổi bị ho khan có nguy hiểm không?
Trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị ho khan, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu trẻ mới chớm bị ho trong vài ngày thì cha mẹ hãy chăm sóc bé theo các cách sau:
- Vệ sinh mũi cho trẻ 1 – 2 lần/ngày: Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ 1 – 2 giọt/mũi, day nhẹ cánh mũi. Nếu mũi đặc nhầy, chảy nhiều thì cha mẹ nhỏ nước muối sinh lý rồi dùng dụng cụ hút sạch mũi cho bé.
- Vệ sinh phòng ốc, không gian sống của trẻ sạch sẽ, thoáng đãng và tránh gió lùa. Mặc quần áo đủ ấm, thấm mồi hôi tốt. Trẻ bị ho khan 2, 3 tháng tuổi cũng không được kiêng tắm. Thay vào đó tắm trong phòng ấm, nhiệt độ thích hợp, không tắm lâu và ủ ấm cho bé sau khi tắm xong.
- Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn giúp giảm ho, tăng cường chất dinh dưỡng cho bé.
- Nếu trẻ bị ho kéo dài trong 1 tuần không khỏi thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Trẻ bị ho khan nhiều, kéo dài lâu ngày biểu hiện bệnh gì?
Trẻ bị ho khan nhiều, liên tục kéo dài lâu ngày là triệu chứng dấu hiệu cho biết trẻ đang mắc phải bệnh đường hô hấp nào đó.
- Cảm cúm: Bỏ bú, khó thở, mệt mỏi, quấy khóc, rét run, dễ bị nôn trớ khi ăn. Sau khi khỏi cúm trẻ có thể bị ho khan kéo dài.
- Viêm xoang mũi: Ho kéo dài vào ban đêm, khó thở, nghẹt thở.
- Viêm họng cấp: Kèm theo đau rát sưng đỏ họng, cổ họng vướng víu như có dị vật.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Ho nhiều về đêm, nôn trớ.
- Viêm tiểu phế quản, viêm phổi: Ho khan, sổ mũi, thở nhanh, sốt cao, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực mạnh, rối loạn nhịp thở, tím tái, bỏ bú, li bì…
- Bệnh phổi ác tính: Ung thư phổi, xơ phổi…
- Lao phổi: Lao sơ nhiễm xảy ra ở trẻ nhỏ, ho kéo dài hoặc ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, ra mồi hôi trộm.
Trẻ bị ho khan cha mẹ phải làm gì?
- Khi bé bị ho, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Dùng máy tạo độ ẩm ở phòng bé để độ ẩm không khí vừa đủ không bị khô khiến cổ họng kích thích gây ho.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào mặt sau gối của trẻ để trẻ dễ thở hơn
- Không để nhiệt độ phòng bé và nhiệt độ bên ngoài quá chênh lệch. Do nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm bé ho nặng hơn.
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Nhiều cha mẹ thấy bé bị ho ngay lập tức mua kháng sinh cho bé. Tuy nhiên việc làm dụng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, nếu dùng kháng sinh không đúng cách sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị tiêu diệt. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, ho tăng lên trẻ bị biếng ăn và chậm lớn. Do đó, trẻ bị ho khan nên sử dụng những phương pháp dân gian và theo dõi kỹ trong 3 – 5 ngày. Nếu như bé có dấu hiệu bỏ bú, bỏ ăn, sốt cao, li bì thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Trẻ bị ho khan sốt phải làm sao?
- Trẻ bị ho và sốt trong 2 ngày đầu thì cha mẹ có thể áp dụng những cách phòng và chữa trị ở trên.
- Hạ sốt cho trẻ: Dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt > 38,5 độ C
- Trẻ sốt cao không hạ, ho nhiều, khó thở, thờ khò khè, bỏ bú, nôn trớ, li bì cần đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra, khám và điều trị kịp thời.
Cách trị trẻ bị ho khan dứt điểm
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên đại học y dược TP.HCM): Để điều trị dứt điểm tình trạng ho khan ở trẻ em cần đảm bảo 2 yếu tố đó là loại bỏ triệu chứng và giải quyết được căn nguyên gây ra bệnh”.
Trong những phương pháp trị ho hiện nay, duy trì có Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là phù hợp với cơ địa trẻ cũng như đáp ứng được các nguyên tắc trên.
Cao Bổ Phế được bào chế từ “bát vị bổ phế” nổi tiếng bao gồm:
- Kinh giới – La bạc tử – Kim ngân hoa: Thanh phế, giải độc, kháng viêm, diệt khuẩn đường hô hấp.
- Cải trời: Bồi bổ gan thận, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây.
- Cát cánh: Giảm sưng, giảm viêm họng.
- Bách bộ: Bồi bổ tỳ phế.
- Trần bì – Tang bạch bì: Giảm ho nhanh chóng
Cơ chế điều trị trẻ bị ho khan của Cao Bổ Phế:
Loại bỏ triệu chứng:
- Làm loãng dịch, giảm các giác khô, ngứa cổ họng.
- Tiêu diệt vi khuẩn, virus trong họng, tiêu đờm.
- Làm dịu cơn ho tự nhiên, đẩy chất kích ứng ra ngoài cổ họng.
Giải quyết căn nguyên gây ho:
- Thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm thiểu tác nhân gây bệnh.
- Bồi bổ phổi, phục hồi niêm mạc họng.
Ưu điểm nổi trội của Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường:
- Toàn bộ dược liệu đều được thu hái 100% tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Thảo dược được lựa chọn kỹ càng, gia giảm theo tỷ lệ vàng sao cho phù hợp với cơ địa người Việt, nhất là đối tượng trẻ em.
- Thuốc được nấu trên bếp củi trong suốt 48h giúp “thôi” tối đa dược chất có trong thảo mộc. Nhờ đó phát huy được tối đa tác dụng của bài thuốc.
- Cao tan nhanh, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ.
- Phù hợp với trẻ em trên 5 tuổi.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Để hiểu lý do vì sao các lương y của phòng khám Tâm Minh Đường lại quyết định bào chế Cao Bổ Phế ở dạng cao bạn đọc hãy theo dõi video dưới đây:
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!
Tóm lại, khi trẻ bị ho khan, cha mẹ đừng quá lo lắng. Thay vào đõ hãy theo dõi các biểu hiện của trẻ để nhận biết đang ở mức độ nào. Từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp. Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37
XEM NGAY: Ho khan về đêm và sáng triệu chứng và cách chữa