Viêm màng phổi là bệnh gì, có lây không, nguy hiểm không? Hay nguyên nhân nào gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Viêm màng phổi là bệnh gì?
Bệnh viêm màng phổi là tình trạng màng phổi bị viêm nhiễm, gây đau ngực và đau nặng hơn khi hít thở.
Màng phổi là 2 lớp mô mỏng có chức năng bảo vệ phổi, nằm vị trí giữa phổi và thành ngực. Giữa hai lớp màng phổi là dịch màng phổi, có tác dụng bôi trơn lớp màng để màng phổi có thể dễ dàng trượt lên nhau. Màng phổi bị viêm chúng trượt lên nhau khó khăn hơn nên gây đau, đau nặng hơn khi ho, hắt hơi.
Nguyên nhân viêm màng phổi
Viêm màng phổi xảy ra do bị nhiễm trùng, do các thủ thuật y tế tác động lên màng phổi. Nguyên nhân gây ra gồm:
- Virus như virus cúm
- Vi khuẩn
- Nhiễm nấm
- Do một số loại thuốc gây ra
- Viêm khớp dạng thấp
- Ung thư phổi ở gần bề mặt màng phổi
- Là biến chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh phổi…
Một số trường hợp bị viêm màng phổi vô căn, tức không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu triệu chứng viêm màng phổi
Bệnh viêm màng phổi thường có các triệu chứng nhận biết sau:
- Đau ngực, đau tăng nặng khi thở, ho, hắt hơi
- Khó thở
- Đau ngực xuất hiện ở trước hoặc sau lồng ngực
- Sốt (một số trường hợp)
- Đau vai, đau lưng (đôi khi)
Bệnh nhân bị viêm màng phổi nặng có các triệu chứng:
- Khó thở, thở khó khăn
- Hắt hơi liên tục, kéo dài
- Đau ngực lan xuống toàn thân
- Người mệt mỏi, đau đầu, da xanh, nhợt nhạt
Khi nào người bệnh viêm màng phổi cần đến gặp bác sĩ?
Nếu có xuất hiện các biểu hiện triệu chứng viêm màng phổi sau thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp:
- Ho có đờm màu vàng, xanh lá cây, ớn lạnh, sốt cao có thể bạn bị viêm phổi
- Tay chân bị phù có thể bị huyết khối tĩnh mạch sau và huyết khối tĩnh mạch phổi
Viêm màng phổi có lây không?
Viêm màng phổi là một dạng điển hình của bệnh viêm phổi và nguyên nhân gây ra là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Vì thế viêm màng phổi là bệnh có thể lây lan từ người sang người.
Người bệnh có thể phát tán virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm qua nước bọt bắn ra khi nói chuyện, ho hoặc đờm nhầy.
Viêm màng phổi có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như:
- Áp xe phổi
- Tràn dịch màng ngoài tim
- Rò ra thành ngực
- Tràn khí thứ phát hoặc phối hợp
- Nhiễm trùng huyết
Viêm màng phổi rất nguy hiểm do đó khi có bất cứ dấu hiệu triệu chứng nào của bệnh thì cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán viêm màng phổi
Để chẩn đoán viêm màng phổi, các bác sĩ sẽ khuyên thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang để xác định lớp dịch giữa hai khoang màng phổi có tăng lên hay không.
- Xét nghiệm máu để biết có bị nhiễm trùng hay không
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan: Hiển thị hình ảnh phổi rõ nét dưới dạng nhiều lát cắt khác nhau. Cho hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang.
- Siêu âm dùng sóng âm thanh tần số cao tạo hình ảnh chính xác cấu trúc bên trong cơ thể. Bác sĩ dùng siêu âm để xác định có bị tràn dịch màng phổi không.
- Điện tâm đồ ECG hoặc EKG để theo dõi nhịp tim, loại bỏ những vấn đề về tim mạch có thể gây đau ngực.
Cách điều trị viêm màng phổi
Điều trị viêm màng phổi tập trung vào nguyên nhân. Do vi khuẩn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh chữa trị. Nếu do virus bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị triệu chứng.
Thuốc kháng sinh, kháng viêm
Những cơn đau ngực do viêm màng phổi được sử dụng thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không steroid (NSAID), thường là thuốc ibuprofen.
Trường hợp thuốc chống viêm không steroid không phù hợp, không có hiệu quả thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau khác như codeine, paracetamol.
Nếu có sự tích tụ dịch nhiều thì cần phải ở lại bệnh viện để tháo dịch trong vài ngày bằng một ống đưa vào ngực.
Biện pháp hỗ trợ
Ngoài sử dụng các loại thuốc trên, người bệnh viêm màng phổi có thể áp dụng những biện pháp hỗ trợ điều trị sau:
- Sử dụng liệu pháp oxy trong trường hợp bệnh nặng, nguy hiểm bác sĩ chỉ định
- Thực hiện kiểm soát lượng albumin trong máu
- Sử dụng liệu pháp thăng bằng toan kiềm và bù dịch
- Tập thở để làm phổi nở và phục hồi khả năng đàn hổi của các nhu mô phổi
- Chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng thể trạng người bệnh: Truyền máu, truyền đạm, những loại sinh tố
Hiệu quả của quá trình điều trị viêm màng phổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phòng ngừa bệnh viêm màng phổi hiệu quả
Để kiểm soát và phòng ngừa được bệnh viêm màng phổi cần áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Sử dụng thuốc đúng đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc ibuprofen sẽ giúp giảm viêm, đau hiệu quả.
- Cần được nghỉ ngơi nhiều. Tìm tư thế thoải mái và giảm đau tốt nhất rồi nằm nghỉ theo tư thế đó.
- Tái khám đúng theo yêu cầu để kiểm tra được tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng sự miễn dịch, sức đề kháng ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và thân thể.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia, chất kích thích…
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, làm việc và học tập khoa học, hợp lý.
- Khi trời trở lạnh cần giữ ấm tuyệt đối cơ thể, nhất là vùng cổ.
- Tránh tiếp xúc với nguồn có khả năng cao gây bệnh như không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi…
Thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm màng phổi là cách hữu ích giúp đẩy lùi căn bệnh này trong cộng đồng. Hãy tích cực áp dụng những biện pháp phòng ngừa này nhé!
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm màng phổi, giải đáp viêm màng phổi có nguy hiểm không. Mong rằng chia sẻ này hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình.
>> XEM THÊM: Thuốc trưởng thành phổi nên tiêm khi nào? Có tác dụng phụ không?