Viêm phổi hít phải rất dễ xảy ra ở người già, người bị rối loạn ý thức như tai biến mạch máu não, ngộ độc, sau gây mê…Vậy viêm phổi hít là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh, triệu chứng nhận biết và cách điều trị như thế nào? Cùng kenhitv.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Viêm phổi hít là gì?
Viêm phổi hít (viêm phổi sặc) được định nghĩa là một dạng nhiễm trùng phổi. Bệnh xuất hiện khi một lượng lớn vật chất từ miệng, dạ dày đi vào hai bên phổi. Hiểu đơn giản hơn viêm phổi hít chính là hậu quả khi hít phải chất ở miệng họng vào phổi khiến phổi bị tổn thương dẫn đến nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm phổi này dễ gặp phải ở người già, những người có trạng lý tâm lý thay đổi, rối loạn ý thức, giảm phản xạ nuốt.
Biến chứng viêm phổi hít có thể gây ra gồm áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân gây viêm phổi hít
Nhiễm khuẩn
Loại vi khuẩn chủ yếu gây viêm phổi hít là vi khuẩn kị khí. Có thể chỉ do vi khuẩn kị khí hoặc chúng kết hợp với vi khuẩn ái khí.
Nhiễm khuẩn thường gặp ở thùy phổi bị vi khuẩn xâm nhập.
Các yếu tố nguy cơ khác
- Hít phải dịch mũi họng xảy ra ở người già do dễ bị trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn nuốt. Bên cạnh đó, người già bảo vệ răng miệng kém nên tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Thường là các loại trực khuẩn đường ruột, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa.
- Bệnh nhân đột quỵ: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ bị viêm phổi hít chiếm đến 40 – 70%. Cao gấp 7 lần so với những người không có bằng chứng sặc.
- Dịch dạ dày, vật chất trong dạ dày xâm nhập vào phổi gây viêm phổi hít.
Triệu chứng viêm phổi hít
Những triệu chứng điển hình thường gặp gồm:
- Thở khò khè
- Thở nhanh, ho
- Tím tái
- Tụt huyết áp
Tuy nhiên, có nhiều người bệnh chỉ có biểu hiện thở khò khè, ho. Một số người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng, chỉ có mất sự bão hòa oxy máu động mạch và chỉ có thể quan sát được khi quan sát trên phim X-quang.
>> XEM THÊM: Triệu chứng viêm phổi điển hình dễ dàng nhận biết sớm
Chẩn đoán viêm phổi hít
Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ dựa vào triệu chứng dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh hoặc yếu tố nguy cơ hít phải. Sau đó yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:
- Chụp X-quang
- Chụp CT-scan
- Nhuộm gram dịch khí quản/đờm
- ….
Điều trị viêm phổi hít phải
Đặt nội khí quản
Hút sạch dịch ở hầu họng, đặt nội khí quản ở người bệnh không có khả năng bảo vệ đường hô hấp. Chẳng hạn như người bệnh bị rối loạn ý thức.
Kháng sinh
Nguyên tắc sử dụng
Không sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc kháng sinh ngay sau khi bị sặc phổi ở người bệnh có các triệu chứng thâm nhiễm phổi, tăng bạch cầu, sốt. Bởi nếu sử dụng kháng sinh có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc ở người bệnh tổn thương phổi do hóa chất chưa xảy ra biến chứng.
Sử dụng kháng sinh ở người bị viêm phổi hít có tắc ruột non hoặc có vi khuẩn trong dịch dạ dày. Bác sĩ cũng chỉ định sử dụng kháng sinh cho người bệnh viêm phổi hít trong trường hợp tình trạng bệnh không được cải thiện trong vòng 2 ngày sau khi bị sặc.
Loại kháng sinh được sử dụng thường là kháng sinh theo kinh nghiệm phổ rộng. Những loại này không bắt buộc phải dùng đối với trường hợp viêm phổi hít do vi khuẩn kị khí. Cần phải dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và cấy bệnh phẩm đường hô hấp ở người bệnh đã đặt nội khí quản. Ngừng sử dụng kháng sinh khi kết quả nuôi cấy là âm tính.
Lựa chọn loại kháng sinh nào điều trị phụ thuộc vào tình trạng bị hít phải và sức khỏe của người bệnh.
- Thuốc Corticosteroids thường được dùng trong điều trị viêm phổi do hít phải ở người già. Tuy nhiên, ít có bằng chứng chứng minh hiệu quả của loại thuốc này. Đồng thời, bệnh nhân sử dụng corticosteroids thường có thời gian nằm ở khoa hồi sức tích cực lâu hơn.
- Kháng sinh có hiệu quả với vi khuẩn gram âm như: Piperacillin, fluor quinolon và thuốc cephalosporin thế hệ 3.
- Thuốc kháng sinh Penicillin và clidamycin từ trước đến nay được coi là kháng sinh chuẩn trong trị viêm phổi hít phải có hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh viêm phổi hít sử dụng hai loại kháng sinh này lại không đủ hiệu quả.
Không bắt buộc dùng các loại kháng sinh trên với vi khuẩn kị khí và chỉ sử dụng khi người bệnh bị viêm quanh cuống nặng, có dấu hiệu hoại tử, đờm có mùi hôi thối.
Các loại thuốc kháng sinh trị viêm phổi hít
Thường sử dụng các loại kháng sinh sau:
- Viêm phổi hít triệu chứng trên 48 giờ: Dùng Levofloxacin 500mg/ngày hoặc thuốc Ceftriaxone 1 – 2g/ngày.
- Tắc ruột non hoặc sử dụng thuốc kháng acid hoặc giảm tiết acid:
- Sử dụng thuốc Levofloxacin 500mg/ngày hoặc thuốc Ceftriaxone 1 – 2g/ngày.
- Hoặc có thể sử dụng thuốc Ciprofloxacin 400mg/12 giờ.
- Hay thuốc Ceftazidime 2g/8 giờ.
- Hoặc thuốc Piperacillin – Tazobactam 3,375g/6 giờ.
- Viêm phổi hít cộng đồng: Dùng thuốc Levofloxacin 500mg/ngày hoặc thuốc Ceftriaxone 1 – 2g/ngày.
- Người bệnh viêm phổi hít nằm viện lâu: Dùng thuốc Levofloxacin 500mg/ngày hoặc thuốc Ceftriaxone 1 – 2g/8 giờ hay thuốc Piperacillin – Tazobactam 3,375g/6 giờ.
- Viêm phổi hít kèm theo đờm mủ mùi hôi thối, viêm quanh cuống nặng hoặc bệnh nhân nghiện rượu:
- Sử dụng kháng sinh Piperacillin – Tazobactam 3,375g/6 giờ hoặc thuốc Imipenem 500mg/8h – 1g/6 giờ.
- Hoặc có thể dùng Ciprofloxacin 400mg/12 giờ hay Levofloxacin 500mg/ngày hay Ceftriaxone 1 – 2g/ngày hay Ceftazidime 2g/8 giờ kết hợp với thuốc Metronidazol 500mg/giờ hoặc Clidamycine 600mg/8 giờ.
Đối với người bệnh có chức năng thận bình thường: Dùng thuốc Levofloxacin truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ. Có thể sử dụng Gatifloxacin 400mg/ngày thay cho Levofloxacin 500mg/ngày.
Điều trị phục hồi chức năng nuốt
Thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Hỗ trợ bù khi nuốt
- Luyện tập khi đang trong quá trình nuốt
- Luyện tập tăng cường chức năng của những cơ nhai và nuốt
Việc điều trị phục hồi chức năng nuốt có tác dụng ngăn ngừa ứ đọng thức ăn ở hầu họng và giảm tình trạng sặc thức ăn vào phổi.
Phẫu thuật cắt cơ nhẫn – hầu
Biện pháp điều trị viêm phổi hít này có tác dụng làm thông thoáng đường dẫn thức ăn xuống thực quản.
Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp khác như mở thông dạ dày và hỗng tràng qua nội soi, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch trong trường hợp viêm phổi hít nặng.
Phòng ngừa viêm phổi hít ở người già
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi hít (viêm phổi sặc) thì cần phải chú ý:
- Ngồi khi ăn, ăn thức ăn mềm, lỏng, ăn từng miếng nhỏ
- Cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi ăn
- Không xem phim, đọc báo, xem tivi, nói chuyện khi ăn
- Không sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần khi không có chỉ định của bác sĩ
- Làm sạch dạ dày bằng một số thuốc như motilium, erythromycin…
- Vệ sinh răng miệng, hầu họng sạch sẽ thường xuyên
- Người bệnh đang ăn bị sặc cần phải biết cách cấp cứu
Điều trị viêm phổi hít bằng thảo dược tự nhiên
Theo Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Phó khoa Đông y – Viện YHCT Quân đội), sau khi được điều trị kháng sinh để qua cơn nguy cấp, người bệnh viêm phổi hít nên dùng thuốc thảo dược để điều trị lâu dài, dứt điểm căn nguyên và triệu chứng. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường, có thành phần từ 100% thảo mộc tự nhiên vô cùng an toàn, lành tính.
8 vị thuốc trong Cao Bổ Phế được ví như “bát dược bổ phế” trong Đông y. Trong đó, vị thuốc chủ dược chính là trần bì có tác dụng trừ hàn nhiệt, bổ khí huyết, tiêu đàm, phế khí.
Các vị thuốc được kết hợp với nhau trong một “tỷ lệ vàng” để hỗ trợ nhau tốt nhất trong điều trị và phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại. Theo đó, Cao Bổ Phế sẽ giúp người bệnh viêm phổi hít giải quyết được các nhiệm vụ sau:
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giải quyết viêm nhiễm, kiểm soát triệu chứng ho, đau tức ngực khó thở do viêm phổi gây ra.
- Tăng cường sản sinh kháng thể IFN-y- để ngăn ngừa virus và vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Củng cố chức năng của tỳ, phế, thận, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để bảo toàn đặc tính quý của thảo mộc, Cao Bổ Phế được bào chế ở dạng cao đặc nguyên chất trong suốt 48 giờ ở nhiệt độ 100 độ C. Trong một video tư vấn về sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng đã phân tích rất kỹ những ưu điểm của thuốc dạng cao trong điều trị. Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm trong video sau:
Trong thực tiễn điều trị trên hàng ngàn người bệnh cho thấy, 85% trường hợp đạt được hiệu quả khả quan chỉ sau 1-2 tuần sử dụng. Thuốc hoàn toàn không gây tác dụng phụ, hiệu quả đạt được lâu bền.
Trường hợp của bạn cần điều trị trong bao lâu?
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi hít. Mong rằng qua đó bạn đọc biết được viêm phổi hít là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết, cũng như cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Từ đó bảo vệ được sức khỏe tốt nhất, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Viêm phổi thùy là gì?