Viêm phổi ở trẻ em: Nguyên nhân, biến chứng và cách chăm sóc

Viêm phổi ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh, biến chứng viêm phổi ở trẻ em là gì? Cách điều trị và chăm sóc như thế nào để trẻ nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa tái phát?

Viêm phổi ở trẻ em là gì?

Đây là một bệnh nhiễm trùng trong phổi, có thể nhẹ hoặc nặng (nghiêm trọng). Viêm phổi thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi.

viem-phoi-o-tre-em

Nguyên nhân

Hệ thống miễn dịch của trẻ em yếu nên có thể dễ dàng mắc bất kỳ bệnh nào, trong đó có viêm phổi.

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Một số virus, vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người đã bị nhiễm virus.

Các loại vi khuẩn, virus gây viêm phổi ở trẻ em phổ biến:

  • Phế cầu khuẩn
  • Viêm phổi do Mycoplasma
  • Liên cầu khuẩn nhóm B
  • Staphylococcus aureus
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV), thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Virus Parainfluenza
  • Virus cúm
  • Adenovirus

Đôi khi, bệnh có thể bị gây ra bởi nấm.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh

Trẻ có nguy cơ cao bị viêm phổi nếu trẻ bị:

  • Hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như bị ung thư
  • Đang bị bệnh mãn tính, chẳng như hen suyễn, xơ nang
  • Các vấn đề về phổi hoặc đường hô hấp khác

Ngoài ra, trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ bị khi hít phải khói thuốc lá xung quanh. Điều này hoàn toàn đúng nếu người mẹ hút thuốc.

Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em là gì?

Triệu chứng bệnh có thể phụ thuộc vào nguyên nhân. Vì thế mỗi đứa trẻ có thể có triệu chứng biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn thường xảy ra đột ngột, gồm:

  • Ho có đờm nhầy
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi (mệt mỏi)
  • Sốt

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Các triệu chứng ban đầu của viêm phổi do virus cũng giống như do vi khuẩn. Nhưng với viêm phổi do virus, các vấn đề về hô hấp xảy ra chậm hơn. Trẻ có thể khò khè và ho có thể trở nên tồi tệ hơn. Viêm phổi do virus có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn.

Ngoài các triệu chứng được liệt kê ở trên, trẻ có thể có các biểu hiện:

  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Đau đầu

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ thường dựa vào tiền sử bệnh và tiến hành khám sức khỏe toàn diện để chẩn đoán. Để chẩn đoán chính xác bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiêm khác. Bao gồm:

  • X-quang ngực: X-quang viêm phổi ở trẻ em cho hình ảnh của các mô nội, xương và các cơ quan.
  • Xét nghiệm máu: Công thức máu tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Một xét nghiệm khí máu động mạch xem xét lượng carbon dioxide và oxy trong máu.
  • Nuôi cấy đờm: Xét nghiệm này được thực hiện trên chất nhầy (đờm) được ho ra từ phổi. Có thể tìm ra virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm nồng độ oxy trong máu.
  • Chụp CT ngực. Cho hình ảnh của các cấu trúc trong ngực.
  • Nội soi phế quản. 
  • Nuôi cấy dịch màng phổi.

Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em

Thông thường nếu do vi khuẩn gây bệnh thì điều trị bằng kháng sinh. Còn nếu do virus thì hầu hết các trường hợp đều có thể tự khỏi sau một thời gian chăm sóc đúng cách. Trường hợp bệnh liên quan đến cúm thì sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus.

Các phương pháp điều trị khác làm giảm các triệu chứng gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể là nước hoa quả, nước lọc, nước canh, súp…
  • Sử dụng máy phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết trong phòng của trẻ
  • Dùng thuốc Acetaminophen để hạ sốt, giảm đau khó chịu
  • Thuốc trị ho

Một số trường hợp viêm phổi ở trẻ em xảy ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp cần phải điều trị nội trú trong bệnh viện. Khi đó, điều trị có thể bao gồm:

  • Kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch hoặc bằng đường uống khi bị nhiễm vi khuẩn
  • Truyền dịch đường tĩnh mạch nếu trẻ không thể uống
  • Liệu pháp oxy
  • Thường xuyên hút mũi và miệng của trẻ để loại bỏ chất nhầy nhầy
  • Tập hít thở
viem-phoi-o-tre-em-2
Acetaminophen hay Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt do viêm phổi ở trẻ em

Thuốc chữa viêm phổi ở trẻ em bằng thảo dược

Ngoài việc dùng kháng sinh chữa viêm phổi ở trẻ em, phụ huynh có thể xem xét cho con điều trị bằng thuốc thảo dược. Mặc dù thuốc thảo dược có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây nhưng ít gây tác dụng phụ như khiến bé lừ đừ mệt mỏi, mất nước, táo bón… Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là một trong những loại cao thảo dược an toàn, lành tính mà phụ huynh nên tham khảo.

Thành phần trong Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Thành phần trong Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

8 vị thuốc có trong thành phần Cao Bổ Phế được ví như “bát vị bình phế”, những vị thuốc nổi tiếng trong điều trị bệnh viêm phổi. Nổi bật nhất là vị thuốc Trần Bì với công dụng giúp bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, tiêu đàm, giảm ho.

Ngoài ra, các lương y đã khéo léo kết hợp 8 vị thuốc với nhau trong một “tỷ lệ vàng” theo nguyên tắc “Quân – thần – tá – sứ” để chúng hỗ trợ nhau tốt nhất trong điều trị:

  • Quân: Cát Cánh là vị thuốc đảm nhận chức năng đề phế khí, chỉ khái, trừ đờm, bổ khí huyết.
  • Thần: Trần Bì, La Bạc Tử giúp tiêu diệt triệu chứng như đờm, ho, tức ngực.
  • Tá: Kim Ngân Hoa, Kinh Giới, Tang Bạch Bì, đảm nhận chức năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, diệt trừ vi khuẩn gây bệnh.
  • Sứ: Bách Bộ và Cải Trời có chức năng giảm ho, điều hòa và mở đường cho các vị thuốc khác trong điều trị.
Lộ trình điều trị viêm phổi bằng Cao Bổ Phế
Lộ trình điều trị viêm phổi ở trẻ em bằng Cao Bổ Phế

Ưu điểm của Cao Bổ Phế:

  • 100% thảo dược tự nhiên được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
  • Hoàn toàn không chứa tân dược, phụ gia, không gây tác dụng phụ.
  • Bác sĩ trực tiếp tư vấn, theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
  • Quy trình chiết xuất cao cổ truyền nghiêm ngặt: Nấu thảo dược ở nhiệt độ 100 độ C trong suốt 48 giờ, qua nhiều khâu gạn lọc bỏ bã mới đem cô thành cao nguyên chất trên lửa thấp.

Thuốc thảo dược ở dạng cao nguyên chất có rất nhiều ưu điểm trong điều trị. Bạn đọc quan tâm tìm hiểu kỹ hơn qua video sau:

Thống kê cho thấy, cứ 10 trường hợp viêm phổi ở trẻ em được điều trị bằng Cao Bổ Phế thì có 8 trường hợp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Kết quả này được đánh giá rất khả quan.

*Lưu ý: Chỉ dùng Cao Bổ Phế cho trẻ em trên 5 tuổi

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!

Năm 2018, Nhà thuốc Tâm Minh Đường vinh dự được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho những đóng góp trong thực tiễn thăm khám, điều trị.

Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Cao Bổ Phế qua video sau:

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Biến chứng viêm phổi ở trẻ em có thể xảy ra

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Khó thở trở nên trầm trọng
  • Nhiễm khuẩn huyết

Viêm phổi ở trẻ em có lây không?

Nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ em là do vi khuẩn, virus. Vì thế, viêm phổi ở trẻ em hoàn toàn có thể lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ sức đề kháng yếu. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý khi cho bé đến nơi đông người hoặc tiếp xúc với trẻ đang bị viêm phổi.

Viêm phổi ở trẻ em nên ăn gì?

Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống cho trẻ. Khi đó cần cho trẻ ăn:

  • Các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như cá, thịt, trứng, sữa…
  • Trái cây chín, nước ép hoa quả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài… giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ.
  • Ăn các thực phẩm, đồ ăn giàu kẽm như hải sản, thịt bò, thịt gà, nấm, trứng, các loại đậu…
  • Nên uống nhiều nước, đồ ăn loãng, mềm như súp, canh, cháo
  • Có thể dùng mỡ, dầu ăn để tăng thêm năng lượng khẩu phần ăn cho trẻ
  • Dùng gừng, tỏi, hành, ngò, húng, rau thơm khác trong chế biến món ăn cho trẻ để giúp giữ ấm cơ thể và tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em hiệu quả

Cách phòng ngừa tốt nhất được các chuyên gia hô hấp hàng đầu khuyên là tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Vắc xin giúp phòng ngừa 23 chủng phế cầu gây bệnh. Bên cạnh đó, cần phải cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm phòng mở rộng, kể cả tiêm phòng cúm hàng năm.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý:

  • Vệ sinh phòng ốc của trẻ, môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển
  • Khi ho, hắt hơi, cần dạy trẻ che mũi và miệng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay, xà bông sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.
  • Giữ đủ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

Cần cho trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?

Nếu các triệu chứng bệnh ở trẻ trở nên trầm trọng, tồi tệ hơn thì cha mẹ cần cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng đó là:

  • Sốt kéo dài, sốt cao
  • Khó thở tăng, thở khò khè
  • Mất nước, môi khô, tím tái
  • Sưng khớp, cứng cổ
  • Mệt mỏi, li bì

Qua trên có thể thấy, viêm phổi ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng trong phổ có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bệnh do vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm ho, sốt, người mệt mệt mỏi, khó chịu, đau tức ngực. Khi xuất hiện triệu chứng cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Viêm phổi ở trẻ em thường được điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ cần hết sức chú ý khi đã áp dụng các cách điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm thì cần cho trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

>> TÌM HIỂU: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *