Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD gây suy giảm hô hấp, khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết COPD là gì, bệnh có chữa được không, sống được bao lâu, phác đồ điều trị của bộ y tế như thế nào. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, giải đáp tất cả thắc mắc này. Cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính viết tắt COPD hay COAD, COLD là một loại bệnh phổi gây tắc nghẽn không khí phổi. Bệnh được định tính là sự suy giảm thông khí mãn tính, theo thời gian bệnh diễn tiến xấu dần.
Phân loại
Tổ chức GOLD 2014 đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo những yếu tố dưới đây:
- Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC và ảnh hưởng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đến cuộc sống của người bệnh bởi thang điểm CAT
- Số đợt cấp người bệnh cần phải nhập viện trong một năm
- Chức năng hô hấp tính bằng chỉ số FEV1
- Số bệnh đồng mắc phải khác
Dựa trên những yếu tố trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia thành 4 giai đoạn:
- Nhóm A (Giai đoạn 1): Nguy cơ thấp và ít triệu chứng
- Nhóm B (Giai đoạn 2): Nguy cơ thấp và nhiều triệu chứng
- Nhóm C (Giai đoạn 3): Nguy cơ cao, ít triệu chứng
- Nhóm D (Gian đoạn 4): Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng
Mức độ thông khí của phổi hạn chế hơn qua từng giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì thế, người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 nặng thường có triệu chứng trầm trọng hơn. Chẳng hạn như khó thở cả khi nghỉ ngơi, thuốc điều trị không còn có tác dụng như trước….
Nguyên nhân
COPD xảy ra do tổn thương hoặc tắc nghẽn ở các mô phổi. Những tổn thương này hình thành khi người bệnh trong một thời gian dài hít phải những chất kích thích, hóa chất độc hại. Ai cũng có nguy cơ bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kể cả trẻ em, người già.
Các tác nhân kích thích là nguyên nhân tiềm ẩn gây COPD gồm:
- Hút thuốc lá, thuốc lào, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài. Nguy cơ mắc bệnh rất cao lên đến 80 – 90%.
- Bụi bặm, khói hóa chất độc hại
- Môi trường, không bị bị ô nhiễm
- Bụi nghề nghiệp, hóa chất
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhất là trẻ em
- Người cao tuổi từ 65 – 74 tuổi
- Tiền sử bị hen suyễn hoặc bệnh đường hô hấp khác
- Gia đình có người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Triệu chứng
Khi phổi bị tắc nghẽn mãn tính sẽ gây ra các tác động, triệu chứng trực tiếp ở hệ hô hấp như:
- Ho kéo dài mãn tính
- Ho có đờm, đờm màu trắng, xanh lá cây, vàng xám, thậm chí đờm lẫn máu
- Khó thở, thở gấp
- Ngực bị đau, có cảm giác thắt chặt
- Nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cúm bị tái phát lại nhiều lần
- Mệt mỏi kéo dài, thở khò khè
- Sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh
Các triệu chứng ban đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính này gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi có các biểu hiện, triệu chứng nặng sau thì người bệnh cần phải được điều trị ở bệnh viện ngay lập tức:
- Khó thở không thể nói chuyện
- Nhịp tim nhanh, rất nhanh
- Tay, chân, môi bị tím tái
- Rơi vào trạng thái lơ mơ
- Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu nặng hơn dù được điều trị trước đó
Biến chứng
COPD có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Bao gồm:
- Bệnh về tim: Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim dẫn đến suy tim.
- Huyết áp cao: Gây áp suất cao trong mạch đưa máu đến phổi dẫn đến tăng áp phổi và huyết áp.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm thường xuyên, viêm phổi nặng… không thể chữa khỏi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi, phải chung sống suốt đời với bệnh. Tuy nhiên, có thể điều trị kiểm soát được tình trạng của COPD. Nếu được chữa trị đúng thì có thể sống được cuộc sống như người bình thường.
Để chữa trị và kiểm soát được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả thì người bệnh cần:
- Thăm khám sớm khi xuất hiện các biểu hiện khó thở khi leo cầu thang, vận động, ho có đờm nhiều.
- Tránh xa những yếu tố nguy cơ
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Điều trị dự phòng để hạn chế bệnh tái phát, từ đó tránh được nguy hiểm do bệnh COPD gây ra.
Tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, người bệnh chỉ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, điều trị dự phòng. Theo các chuyên gia, bác sĩ hô hấp cho biết, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể sống được từ 15 – 30 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Thời gian sống có thể kéo dài lâu hơn nếu như người bệnh kiểm soát bệnh tốt.
>> TÌM HIỂU: Những dấu hiệu bệnh phổi giúp phát hiện bệnh sớm dể có biện pháp điều trị kịp thời, tăng thời gian sống.
Cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Để chẩn đoán chính xác được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng. Ví dụ như:
- Xét nghiệm chức năng phổi
- Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT scan ngực
- Đo hô hấp kế
- Khí máu động mạch
Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD phổ biến như:
- Dùng thuốc: Thuốc giãn phế quản giúp lưu thông đường thở người bệnh thở dễ dàng hơn, giảm viêm phổi và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Tiêm vacxin phòng ngừa: Các loại vacxin cúm, vacxin phế cầu, liệu pháp oxy.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh COPD sử dụng thuốc nhưng không đáp ứng.
Phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế
Mục đích:
- Hạn chế triệu chứng bệnh xuất hiện, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh lý nguy hiểm là biến chứng COPD gây ra
COPD là bệnh nguy hiểm nên khi phát hiện cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế đưa ra.
Phác đồ điều trị COPD chung
- Ngừng tiếp xúc với các chất độc hại, tác nhân kích thích như hút thuốc lá, thuốc lào, hít phải khói thuốc lá, khí độc, khói than củi…
- Tiêm vacxin phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: Giảm sự lây nhiễm, giảm đợt cấp nặng và tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra.
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ, thường xuyên
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh
- Có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt
Thuốc
Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD gồm:
Thuốc tác dụng đường thở
- Corticoid dạng hít: Làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi, giảm tần số xuất hiện triệu chứng bệnh. Từ đó cải thiện được chất lượng cuộc sống người bệnh COPD.
- Thuốc giãn phế quản beta 2: Giãn và thông thoáng đường thở. Tác dụng nhanh sau vài phút.
- Thuốc giãn phế quản giao cảm: Dạng xịt, có tác dụng giảm thở hụt hơi, hiệu quả hơn thuốc beta 2.
- Thuốc Methylxanthine: Giúp thông đường thở, người bệnh dễ thở hơn. Đồng thời giảm viêm, cải thiện chức năng hô hấp và kích thích trung tâm hô hấp của não bộ.
Thuốc tác dụng đường uống
- Corticoid dạng uống: Chỉ dùng trong trường hợp người bệnh lên cơn cấp tính và các loại thuốc khác không có hiệu quả. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh, chức năng phổi. Không khuyến cáo dùng Corticoid trong thời gian dài do có thể xảy ra tác dụng phụ.
- Kháng sinh: Chỉ dùng cho bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp. Thường sử dụng amoxicillin, azithromycin, cefaclor, clarithromycin, fluoroquinolone và trimethoprim.
- Thở oxy: Dùng cho bệnh nhân bị thiếu máu oxy khi gắng sức. Phương pháp này giúp tăng áp lực động mạch, giảm hụt hơi và tăng khả năng vận động của bệnh nhân.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật cải thiện triệu chứng bệnh COPD và cải thiện chức năng phổi rất hiệu quả nên hiện đang được áp dụng nhiều. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến:
- Mổ cắt bóng khí: Phẫu thuật tiêu chuẩn trong nhiều năm. Bóng khí của người bệnh có đường kính từ 1 – 4cm, chiếm 33% nửa ngực. Mổ cắt bóng khí sẽ giúp phần phổi bị chèn ép nở ra, chức năng phổi nhờ vậy mà được cải thiện tốt hơn.
- Cắt phổi: Bỏ đi 20 – 30% phần phổi bị tổn thương nhiều nhất. Loại bỏ phần phổi này sẽ giúp tăng đường dẫn khí ở phần phổi còn lại, cải thiện chức năng phổi, thông khí và giảm triệu chứng COPD.
- Ghép phổi: Phương pháp phẫu thuật mới nằm trong phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế. Thời gian ghép khó xác định, bệnh nhân COPD lựa chọn chỉ có thể sống dưới 2 năm nếu không thực hiện ghép phổi.
Giải pháp hàng đầu trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bên cạnh phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra để chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Cao Bổ Phế của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược. Đây là phương pháp đã được chứng minh về độ an toàn, lành tính và có tác dụng điều trị bệnh về hô hấp rất hiệu quả.
Cao Bổ Phế được chiết xuất từ 8 vị thuốc kinh điển trong điều trị bệnh đường hô hấp của Đông y, bao gồm: Bách bộ, kim ngân hoa, cát cánh, tang bạch bì, la bạc tử, cải trời, kinh giới, trần bì. Trong đó nổi bật nhất là Trần bì (vỏ quýt khô) có tác dụng kiện tỳ, tiêu đờm, điều hòa khí huyết, làm lành tổn thương tỳ phế rất tốt.
Khi trần bì kết hợp cùng 7 vị thảo dược khác theo TỈ LỆ VÀNG tạo nên bài thuốc Cao Bổ Phế tốt nhất theo cơ chế: Bồi bổ tỳ phế, hồi phục tổn thương phổi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Quy trình điều chế Cao Bổ Phế được đảm bảo nghiêm ngặt và tỉ mỉ, toàn bộ dược liệu trong cao được trồng và chăm sóc tại Vườn dược liệu thuộc Bộ Y tế. Sau đó, lương y lựa chọn nguyên liệu và đun sắc bằng củi khô ở nhiệt độ ổn định 100 độ C trong 48 tiếng giúp cô đọng toàn bộ lượng dược chất của thảo dược tươi.
Trong một chương trình về sức khỏe, BS.CKI Hoàng Thị Lan Hương có chia sẻ về phương thức bào chế dạng cao. Bạn đọc muốn tìm hiểu có thể xem đoạn video ngắn sau:
Nhờ đó, chỉ sau 1 thời gian ngắn ứng dụng, Cao Bổ Phế đã giúp hàng ngàn người bệnh về đường hô hấp nói chung, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nói riêng dứt điểm hoàn toàn căn bệnh. Đây chính là thành quả cho nỗ lực của đội ngũ bác sĩ Tâm Minh Đường.
Trên đây là những thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì, nguyên nhân, triệu chứng, bệnh có chữa được không, sống bao lâu. Cũng như cách điều trị, phác đồ điều trị bệnh COPD mới nhất của Bộ Y tế. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh COPD đạt hiệu quả cao nhất thì khi phát hiện ra bất cứ triệu chứng bất thường nào của bệnh hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế thăm khám. Từ đó có thể phát hiện được bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37
>> Xem thêm: Xơ phổi là gì? Bệnh có chết không, nên ăn gì và cách điều trị