Bệnh lao phổi là gì, có chữa được không? Phác đồ điều trị mới nhất của Bộ Y tế

Bệnh lao phổi hay TB là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Nhiều người lo lắng không biết lao phổi có nguy hiểm không, có chữa được không. Hay phác đồ điều trị bệnh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có giải đáp cho những thắc mắc này nhé!

Lao phổi là bệnh gì?

Bệnh lao phổi (TB) là bệnh phổi truyền nhiễm do vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis gây lên. Vi khuẩn lao bò xâm nhập vào cơ quan trong cơ thể, sinh sôi và phát triển nếu cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại sẽ hình thành bệnh lao phổi.

bệnh lao phổi
vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis gây lao phổi

Phân loại

Lao phổi thường được chia thành lao phổi AFB(+) và lao phổi AFB(-).

Nếu soi đờm trực tiếp thấy vi khuẩn lao thì được chẩn đoán là lao phổi AFB(+). Ngược lại nếu không thấy vi khuẩn là lao phổi AFB(-).

Những con số biết nói về bệnh lao phổi

  • Theo số liệu thống kê năm 2015: Có 1,8 triệu người bị chết do lao phổi/10,4 triệu người bệnh.
  • Tổ chức Y tế thế giới ước tính: Có 9 triệu người bị lao phổi/năm. Trong đó có 3 triệu người không tiến hành điều trị y tế.
  • Triệu chứng lao phổi kéo dài trong nhiều tháng.
  • Một người bệnh có thể lây nhiễm cho 10 – 15 người thông qua tiếp xúc gần trong 1 năm.

Nguyên nhân lao phổi

Vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh lao phổi.

Ngoài ra, vi khuẩn lao bò khi chúng ta uống sữa bò chưa được tiệt trùng sạch sẽ cũng gây lao phổi.

Triệu chứng lao phổi

Những triệu chứng lao phổi điển hình gồm:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi
  • Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
  • Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
  • Chán ăn, gầy sút

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được nêu trên. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến.

Chẩn đoán lao phổi

Để chẩn đoán lao phổi bác sĩ hỏi các triệu chứng lâm sàng và khám phổi, khám toàn thân. Sau đó có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp để tìm AFB
  • Chụp X-quang ngực
  • Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
  • Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có)

Chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ dựa vào 1 mẫu có AFB(+) và hình ảnh X – quang nghi lao. Hoặc khi có 2 mẫu đờm có AFB(+).

 lao phổi
Hình ảnh X – quang lao phổi

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Theo thống kê, có đến 90% số người bị lao phổi không biết mình mắc bệnh cho đến khi tới bệnh viện thăm khám. Vì thế, nhiều người lo lắng không biết bệnh lao phổi có nguy hiểm không.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu như lao phổi được phát hiện sớm và điều trị đúng theo phác đồ điều trị lao phổi của bác sĩ bệnh sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến nặng thì lao phổi trở thành bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau ở người bệnh:

  • Giãn phế quản
  • Ho ra máu
  • Xơ phổi, u nấm phổi
  • Suy hô hấp mãn tính
  • Tràn khí màng phổi

Như vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh lao phổi thì người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng phương pháp.

>> XEM NGAY: Các dấu hiệu bệnh phổi điển hình, nhận biết bệnh sớm nhất tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu về lao đã chứng minh lao phổi là bệnh có thể chữa khỏi được nếu như phát hiện sớm, điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay nay tồn tại song song 2 quan điểm về điều trị bệnh lao phổi:

Bác sĩ chuyên khoa lao

Lao phổi do nhiễm trực khuẩn Mycobateriae tuberculosis (BK) dương tính sẽ được điều trị theo chương trình phòng chống lao quốc gia. Trường hợp lao phổi AFB(-) sẽ được quản lý và điều trị theo tỷ lệ quy định trong chương trình phòng chống lao quốc gia.

Bác sĩ không chuyên khoa lao

Chữa trị lao phổi theo chẩn đoán lâm sàng: Nguồn lây, hình ảnh tổn thương phổi trên phim X – quang… Đồng thời tuân thủ theo chương trình chống lao quốc gia.

Mặc dù bệnh lao phổi có chữa được nhưng vẫn có trường hợp lao phổi nặng không thể trị khỏi được, nguy cơ gặp biến chứng và tử vong cao. Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết nguyên nhân xảy ra điều này là do:

  • Nhận thức về lao phổi của người bệnh vẫn còn hạn chế.
  • Không tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bác sĩ ít kinh nghiệm chẩn đoán sai sang bệnh hô hấp khác.

bệnh lao phổi

Lao phổi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Bệnh lao phổi nằm trong danh sách bệnh lý được miễn nghĩa vụ quân sự:

  • Lao phổi mới mắc những xét nghiệm, soi đờm có BK (+) và có hang lao.
  • Bệnh lao phổi đã được chữa trị ổn định và khỏi hơn 3 năm nhưng hiện đang có biến chứng xơ phổi, giãn phế quản, suy hô hấp tâm phế mãn tính.

Cách điều trị bệnh lao phổi

Biện pháp điều trị lao phổi phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc trị lao.

Phác đồ điều trị lao phổi sẽ được phân chia theo từng trường hợp cụ thể. Việc dùng loại thuốc nào, điều trị lao phổi trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe người bệnh
  • Độ tuổi
  • Khả năng đề kháng với thuốc
  • Mắc phải lao phổi hay lao màng phổi.

Phác đồ điều trị lao phổi

Phác đồ điều trị lao phổi cho người mắc lần đầu theo chương trình chống lao quốc gia như sau:

Giai đoạn tấn công điều trị trong 2 tháng, dùng 4 loại thuốc: Rifampicine, ethambutol (hoặc streptomycine), pyrazinamide và isoniazide.

Giai đoạn duy trì, điều trị trong 6 tháng, dùng 2 loại thuốc là ethambutol và isoniazide.

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc kháng lao

Uống thuốc đúng, đủ liều lượng. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc ngay cả khi triệu chứng lao phổi đã không còn.

Sau điều trị, vi khuẩn lao vẫn còn sống sót sẽ kháng thuốc. Tiếp tục phát triển thành lao đa kháng thuốc (MDR) trong tương lai. Khi đó điều trị lao phổi sẽ khó khăn hơn.

Bệnh lao phổi nên ăn gì?

Không chỉ uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chữa trị bệnh.

bệnh lao phổi

Đa dạng thực đơn ăn uống

Người bệnh thường chán ăn do sức khỏe suy yếu và ảnh hưởng thuốc lao. Vì thế, chế độ ăn uống của người bệnh lao phổi cần phải đa dạng và chia nhỏ ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E

Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu hụt vitamin A, C, E. Những loại vitamin này có tác dụng bảo vệ niêm mạc, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Các thực phẩm giàu 3 loại vitamin này gồm:

  • Quả chín màu vàng đỏ, cam như chanh, xoài, cam, cà chua, cà rốt.
  • Rau màu xanh đậm, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, gan gia cầm, gan gia súc…

Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Thuốc trị lao phổi khiến cơ thể người bệnh bị thiếu hụt kẽm, người bệnh ăn không ngon, chán ăn và suy giảm hệ miễn dịch. Vì thế, thực đơn của người bệnh cần bổ sung kẽm.

Thực phẩm giàu vitamin K

Người bệnh lao phổi thường bị rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K của cơ thể bị suy giảm. Tình trạng này khiến cho quá trình đông máu trở nên khó khăn. Lý do này giải thích tại sao mà người bệnh lao phổi kèm theo chứng máu khó đông.

Thực phẩm giàu vitamin K: Rau màu xanh đậm, gan động vật…

Trên đây là thông tin về bệnh lao phổi như bệnh lao phổi là gì, có nguy hiểm không, có chữa được không, phác đồ điều trị như thế nào… Mong rằng những thông tin này giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về lao phổi, từ đó có cách phòng ngừa bệnh tốt nhất!

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bệnh viện lao phổi trung ương lịch khám và hướng dẫn khám chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *