Phổi là nơi trao đổi khí giữa không khí và máu? Vậy cấu tạo của phổi và màng phổi như thế nào? Phổi nằm ở đâu bên trái hay phải? Dưới đây là giải phẫu phổi (tóm tắt) sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
Cấu tạo của phổi và màng phổi
Phổi là một cơ quan của hệ hô hấp, đóng vai trò là nơi trao đổi khí giữa không khí và máu. Khi phổi bị tổn thương sẽ dẫn đến bệnh phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường thở.
Phổi được bao bọc trong 1 thanh mạc gồm 2 lá được gọi là màng phổi. Tính chất của phổi đàn hồi, xốp và mềm. Mỗi người có 2 lá phổi và cấu tạo bởi các thùy. Lá phổi bên phải (P) lớn hơn lá phổi trái (T). Mỗi phổi có dung tích khoảng 5000ml khi hít vào gắng sức.
Phổi có hình thể ngoài, hình thể trong và màng phổi.
Hình thể ngoài
Có dạng 1/2 hình nón treo trong khoang màng phổi nhờ cuống phổi và dây chằng. Bao gồm: 1 đáy, 1 đỉnh, 2 mặt và 2 bờ. Mặt ngoài lồi áp vào thành ngực, mặt trong giới hạn 2 bên trung thất, mặt dưới (đáy phổi) áp vào cơ hoành.
Đáy phổi
Mặt hoành ở phía dưới và nắm áp sát lên vòm hoành, qua vòm hoành với các tạng của ổ bụng, điển hình là gan.
Đỉnh phổi
Nằm ở phía trên và nhô lên khỏi xương sườn I qua lỗ trên của lồng ngực, vị trí nằm ở nền cổ. Phía trước ở trên phần trong xương đòn 3cm. Ngang mức đầu sau của xương sườn I.
Mặt sườn
- Đây là mặt lồi áp sát vào thành trong của lồng ngực ở phía sau và phía ngoài.
- Có khe chếch chiếu lên thành ngực ở đầu sau ngang với mức đầu sau khoang gian sườn. Còn có vết ấn lên của các xương sườn.
- Phổi (P) có thêm khe ngang, tách từ khe chếch ngang mức khoang gian sườn 4 ở đường nách và đầu trước ngang mức sụn sườn.
Mặt trong
- Mặt trong phổi quay vào phía trong và hơi lõm. Bao gồm: Phần cột sống và phần trung thất.
- Phía trước dưới là ấn tim: Chỗ lõm liên quan với tim.
- Rốn phổi có hình là chiếc vợt bóng bàn. Đây là nơi các thành phần của cuống phổi đi qua, bao gồm động mạch phổi, phế quản chính, hai tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, hạch bạch huyết, các dây thần kinh.
- Mặt trong phổi (P) có rãnh tĩnh mạch đơn, còn phổi (T) có rãnh động mạch chủ.
- Có thân tĩnh mạch cánh tay đầu và rãnh động mạch dưới đòn ở trên rốn phổi.
Bờ trước
Bờ trước chính là ranh giới của mặt trong và mặt sườn. Ở bên trái, bờ trước bị khuyết ở dưới thành khuyết tim của phổi (T).
Bờ dưới
Bờ trước phổi quây lấy mặt hoành. Bao gồm 2 đoạn: Đoạn cong ngăn cách mặt sườn và mặt hoành. Đoạn thẳng ngăn cách mặt trong và mặt hoành.
Trên bề mặt của phổi là các diện hình đa giác có kích thước to nhỏ khác nhau được gọi là các tiểu thùy phổi.
Hình thể trong
Được cấu tạo bởi những thành phần đi qua rốn phổi và phân chia nhỏ dần trong phổi. Mặt trong phổi bao gồm cây phế quản, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, bạch huyết của phổi và thần kinh của phổi.
Sự phân chia của cây phế quản
Phế quản chính sau khi chui vào rốn phổi thì được chia thành các phế quản thùy. Mỗi phế quản thùy sẽ được chia thành các phế quản phân thùy. Phế quản phân thùy lại được chia thành các phế quản hạ phân thùy. Mỗi phế quản hạ phân thùy lại tiếp tục được chia nhiều lần cho đến tận phế quản tiểu thùy. Tiểu thùy phổi chính là một đơn vị cơ sở của phổi. Phế quản gồm một lớp sụn, một lớp cơ mỏng, trong cùng là một lớp niêm mạc.
Sự phân chia của động mạch phổi
Thân động mạch phổi bắt đầu từ lỗ động mạch phổi tâm thất phải. Tiếp đó chạy lên trên và ra sau đến bờ sau của quai động mạch chủ thì chia thành động mạch phổi (T) và động mạch phổi (P).
Động mạch phổi (T): Chếch sang bên trái, lên trên bắt chéo mặt trước của phế quản chính trái. Sau đó chui vào rốn phổi phía trên phế quản thùy bên trái, đi ra ngoài rồi phía sau thân phế quản.
Động mạch phổi (P): Dài và lớn hơn động mạch phổi (T). Đi ngang từ trái sang phải chui vào rốn phổi phải ở dưới phế quản thù trên. Đi trước phế quản sau đó ra phía ngoài. Cuối cùng ở sau phế quản.
Sự phân chia của tĩnh mạch phổi
Lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thùy. Sau đó tiếp tục thành những thân lớn dầu cho đến các tĩnh mạch gian hoặc tĩnh mạch thùy, tĩnh mạch trong phân thùy. Cuối cùng lưới mao mạch sẽ hợp thành hai tĩnh mạch phổi để đổ vào tâm nhĩ trái.
Tĩnh mạch phổi trên trái và tĩnh mạch phổi trên phải nhận khoảng 4 – 5 tĩnh mạch thùy trên và thùy giữa nếu là phổi phải. Hai tĩnh mạch dưới trái và phải nhận tĩnh mạch của toàn bộ thùy dưới.
Tĩnh mạch là nơi đi vào những giới hạn phân thùy.
Động mạch và tĩnh mạch phế quản
Đây là thành phần dinh dưỡng của phổi.
- Động mạch phế quản được tách ra từ động mạch chủ sau hoặc trước của phế quản chính.
- Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số ít nhánh nhỏ sẽ đổ vào tĩnh mạch phổi.
Bạch huyết của phổi
- Bao gồm nhiều bạch huyết chảy trong nhu mô phổi và đổ vào các hạch bạch huyết phổi ở chỗ chia đôi các phế quản.
- Các hạch bạch huyết đổ vào các hạch phế quản phổi nằm ở rốn phổi.
- Đổ vào hạch khí dưới và hạch khí quản trên.
Thần kinh của phổi
Được tạo bởi các sợi thần kinh giao cảm và các nhánh dây thần kinh lang thang.
Thần kinh phổi được chia thành một mạng những nhánh đan ở xung quanh phế quản chính, chui và rốn phổi phân nhánh trong phổi.
Màng phổi
Màng phổi có cấu tạo gồm hai lá màng phổi tạng và màng phổi thành. Giữa hai lá màng phổi này là hai ổ màng phổi. Bên trái và phải riêng biệt nhau.
Màng phổi tạng
Dính chặt và bọc sát vào nhu mô phổi, đồng thời lách cả vào khe gian thìu phổi.
Ở vị trí rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi thành tạo nên dây chằng phổi.
Màng phổi thành
Có vị trí nằm áp sát phía ngoài màng phổi tạng. Màng phổi thành lót mặt trong lồng ngực tạo túi màng phổi. Bao gồm: Màng trung thất, màng phổi sườn, màng phổi hoàng, mạc hoành.
Đỉnh màng phổi là phần màng phổi thành tương ứng với đỉnh phổi.
Góc nhị diện hợp bởi 2 phần màng phổi được gọi là ngách màng phổi. Có 2 ngách màng phổi là ngách sườn hoành và ngách sườn trung thất.
Ổ màng phổi
Nằm giữa màng phổi thành và màng phổi tạng, đây là một khoang ảo. Mỗi phổi có một ổ màng phổi riêng và không thông nối với nhau.
Chức năng của phổi
Phổi là một cơ quan hô hấp có chức năng trao đổi khí giữa không khí và máu. Quá trình này được thực hiện trên toàn bộ mặt trong của phế quản. Để loại bỏ những vật thể lạ ra ngoài thì những phế nang có niêm mạc bao phủ luôn rung chuyển.
Các tế bào phổi đóng vai trò duy trì sự sống tế bào nội mô và biểu mô. Tế bào phổi tạo nên hàng rào ngăn chặn các phân tử và nước đi qua nhiều vào mô kẽ. Các tế bào phổi cũng tham gia vào quá trình vận chuyển, tổng hợp nhiều chất trong cơ thể.
Phổi nằm ở đâu bên trái hay bên phải cơ thể con người
Phổi có hai buồng phổi. Vị trí giải phẫu của phổi là nằm bên trong lồng ngực. Chúng được bao bọc bởi xương sườn xung quanh. Ở phía dưới có cơ hoành ngăn phổi với những cơ quan khác trong ổ bụng, như gan, dạ dày, lá lách.
Giữa hai buồng phổi là khí quản. Khí quản sẽ phân chia nhánh phế quản chính. Tim nằm ở giữa hai phổi trung thất, hơi lệch về bên trái.
Như vậy, qua thông tin giải phẫu phổi tóm tắt trên, bạn đã biết được cấu tạo của phổi và màng phổi. Đồng thời biết được phổi nằm ở đâu trong cơ thể con người, chức năng của phổi là gì. Mong rằng thông tin được chia sẻ giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích.
>> Xem thêm: Nhồi máu phổi cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả