Kháng sinh trị viêm họng phổ biến và lưu ý khi sử dụng

Kháng sinh trị viêm họng thường được dùng cho trường hợp do vi khuẩn gây ra. Bài viết sau sẽ chia sẻ kiến thức về những loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm họng, từ đó giúp người bệnh trang bị tốt kiến thức để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Các loại kháng sinh trị viêm họng

Khi bị viêm họng người bệnh luôn cảm thấy cổ họng đau rát, khó chịu khi nuốt, ăn uống, kèm theo các triệu chứng khác như ho gió, ho khan, ho có đờm làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Thuốc kháng sinh trị viêm họng có tác dụng giúp ngăn chặn vi khuẩn, ngăn ngừa các biến chứng của cơn ho kéo dài và chỉ đạt hiệu quả nếu dùng đúng loại, đúng liều lượng. Các thuốc kháng sinh thường được bào chế dưới dạng viên, siro hoặc thuốc tiêm. Dưới đây là một số nhóm thuốc kháng sinh thông dụng thường được sử dụng:

Nhóm thuốc beta-lactamin

khang-sinh-tri-viem-hong

Amoxicillin kết hợp với axit clavulanic, cephalexin, ceftrixone,… Đây là nhóm thuốc kháng sinh phối hợp, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên cần tránh sử dụng đối với người có tiền sử dị ứng kháng sinh beta-lactam. Đồng thời thuốc này cũng cần thận trọng khi sử dụng cho người bị bệnh gan, thận và phụ nữ mang thai. Khi bắt buộc phải sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này đó là: tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn, hồng ban, mề đay, phù mạch thần kinh,…

Kháng sinh trị viêm họng nhóm macrolid

Clarithromycin, erythromycin, azithomycin,… Nhóm thuốc này có tác dụng kìm khuẩn ở liều thấp và diệt khuẩn ở liều cao. Nhóm kháng sinh này hoạt động bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 50S ribosom nhằm ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Các kháng sinh nhóm macrolid không được chỉ định sử dụng cho các trường hợp dị ứng, thiếu máu cơ tim cục bộ, mất cân bằng điện giải hoặc những người mắc bệnh về tim.

Nhóm thuốc Cephalosporin

Loại kháng sinh này có thể điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra, tránh dùng thuốc cho những người có tiền sử dị ứng kháng sinh caphelosporin hoặc có tiền sử sốc phản vệ khi dùng kháng sinh beta-lactam. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc đó là: đau đầu, mệt mỏi, nổi ban, nổi mề đay,…

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

Paracetamol, aspirin,… Các thuốc này được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau họng, sốt cho viêm họng gây ra.

khang-sinh-tri-viem-hong-1

Nhóm thuốc kháng viêm NSAID

Ibupprofene, diclophenac,… Các thuốc này được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do viêm như sưng, nóng, đau,…

Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid

Prednisolon, dexamthson, betamethason,… Các thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp viêm họng nặng.

Kháng sinh trị viêm họng nhóm khác

Ngoài các nhóm thuốc kể trên còn có thêm hai dạng khác của kháng sinh cũng được dùng khá phổ biến đó là:

  • Dung dịch súc miệng: Trong thành phần của dung dịch có chứa các chất kháng khuẩn và gây tê cục bộ  giúp làm giảm đau và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc viên ngậm trị đau họng: Có tác dụng làm giảm đau và trị nhiễm khuẩn.

khang-sinh-tri-viem-hong-2

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị viêm họng

Thuốc kháng sinh giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của viêm họng nhưng cũng sẽ có một số tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách, đúng loại thuốc. Khi sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý như sau để tránh gây tác dụng phụ cũng như biến chứng không mong muốn:

  • Không nên sử dụng thuốc aspirin cho trẻ em vì sẽ gây ra bệnh lý não- gan Reye, đây là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm.
  • Người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng tuyệt đối không nên sử dụng các nhóm thuốc chứa aspirin, non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid.
  • Tuyệt đối không được ngưng sử dụng thuốc trước thời gian do bác sĩ chỉ định dù cho bệnh đã khỏi hoặc thuyên giảm, mỗi loại thuốc sẽ có một liệu trình cụ thể và cần phải sử dụng hết liệu trình thì mới đạt hiệu quả và không bị kháng thuốc.
  • Ngưng thuốc ngay lập tức khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng kháng sinh như chóng mặt, huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp tim nhanh, buồn nôn, khó thở, sưng mặt, sưng lưỡi, phù nề,..
  • Kháng sinh chỉ có tác dụng ức chế và kìm hãm vi khuẩn, vì vậy song song với việc sử dụng kháng sinh cần sử dụng phối hợp với các nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, cải thiện ho và long đờm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là kiến thức về những nhóm kháng sinh trị viêm họng mà chúng tôi tổng hợp được, hi vọng với những kiến thức cơ bản về các loại kháng sinh bạn đọc sẽ lựa chọn được cho mình một loại thuốc phù hợp khi mắc bệnh và biết cách sử dụng đúng thuốc, đúng chỉ định, liều lượng. Tốt nhất là nên tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc để đạt hiệu quả chữa bệnh và tránh những biến chứng không đáng có.

Bài thuốc chữa viêm họng bằng thảo dược tự nhiên an toàn

Trường hợp bạn không muốn dùng các loại kháng sinh trị viêm họng vì e ngại các tác dụng phụ không mong muốn của nó thì có thể tham khảo các loại thuốc có thành phẩn từ thảo dược tự nhiên. Hiện nay, Cao Bổ Phế là bài thuốc chữa bệnh viêm họng đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Thành phần trong Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Thành phần trong Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Cao Bổ Phế là bài thuốc được nghiên cứu bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Tất cả các thảo dược dùng để bào chế thuốc đều là những cây thuốc nam quen thuộc trong Đông Y. Các lương y đã khéo léo kết hợp chúng theo một “tỷ lệ vàng” để giải quyết bệnh viêm họng tuần tự theo các bước sau:

Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Đa số người bệnh đều e ngại về tác dụng chậm, đun sắc lỉnh kỉnh khi dùng thuốc Đông y. Hiểu được điều này, Cao Bổ Phế đã được bào chế thành dạng cao đặc nguyên chất nhằm tiện sử dụng hơn.

Ngoài ra, khi thảo dược được nấu thành cao theo đúng tiêu chuẩn (Chiết xuất tinh chất trong 48 giờ liên tục ở nhiệt độ 100 độ C) sẽ bảo toàn được tối đa dược tính thảo mộc, cho hiệu quả điều trị nhanh hơn so với thuốc ở dạng viên, hoàn, tán.

Còn nhiều ưu điểm khác của thuốc dạng cao đặc đã được bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương phân tích rất kỹ. Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm:

Lộ trình điều trị viêm họng bằng Cao Bổ Phế

  • Giảm đến 40% triệu chứng đau rát, viêm sưng họng, khó nuốt sau 3-5 ngày điều trị.
  • Hồi phục niêm mạc họng, hết ho, hết đờm, cân bằng chức năng tạng phế sau 15-30 ngày điều trị.
Ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Phế
Ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Phế

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!

Có thể nói, so với các loại thuốc kháng sinh trị viêm họng phổ biến hiện nay thì Cao Bổ Phế không giúp chữa viêm họng nhanh chóng hơn nhưng nhờ tính an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả bền vững lâu dài… mà bài thuốc này đã được ngày càng nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn hơn.

Từ khi ra mắt, Cao Bổ Phế đã đồng hành giúp cho hàng ngàn người bệnh hô hấp nói chung, viêm họng nói riêng dứt điểm bệnh nhiều năm không tái phát.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, tòa soạn xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Lương y Bình: 0983.34.0246
Bác sĩ Hương: 0846.138.138
Máy bàn: 02462.9779.23

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Lương y Ngôn: 0903.876.437
Bác sĩ Nghĩa: 098.1986.223
Máy bàn: 028.6683.1025

>> TÌM HIỂU:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *