Nhiễm trùng phổi là gì? Có lây không, có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng phổi đang ngày càng phổ biến, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhiễm trùng phổi là gì, bệnh có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào trong bài viết này nhé!

Nhiễm trùng phổi là gì? Có lây không?

Nhiễm trùng phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào gây ra. Một số bệnh lý khác cũng có thể là nguồn gốc gây nhiễm trùng phổi như viêm phế quản mãn tính, viêm tiểu phế nang…

Nhiễm trùng phổi là bệnh lây nhiễm từ người sang người do vi khuẩn, virus phát tán trong không khí, thức ăn…

Nhiễm trùng phổi

Nguyên nhân nhiễm trùng phổi

Các chuyên gia sức khỏe chia nguyên nhân gây bệnh gồm:

  • Virus Rhino: Điều kiện thuận lợi để virus này xâm nhập vào phổi là hệ hô hấp là khi thời tiết giao mùa, hệ miễn dịch yếu, mắc chứng cảm lạnh.
  • Virus Adeno: Đi qua đường hô hấp thông qua cảm lạnh, bệnh phổi, viêm phế quản…
  • Phế cầu khuẩn: Vô cùng nguy hiểm, kích hoạt nhiều bệnh nguy hiểm viêm màng não, viêm phổi.

Triệu chứng nhiễm trùng phổi

Những người bị nhiễm trùng phổi thường có các triệu chứng dấu hiệu nhận biết sau:

  • Ho có đờm. Đờm nhầy màu trắng đục, vàng xám, xanh lá, hồng hoặc đỏ chứa máu. Ho kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần khi những triệu chứng khác đã cải thiện.
  • Đau tức ngực: Đau nhói, xấu đi khi thở sâu, ho. Một số trường hợp cơn đau xuất hiện ở lưng trên và lưng giữa.
  • Sốt, sốt cao lên đến 40,5 độ C. Các triệu chứng khác khi sốt cao trên 38,9 độ C: Đổ mồ hôi, đau cơ, ớn lạnh, đau đầu, mất nước và suy nhược cơ thể.
  • Đau nhức cơ bắp, lưng
  • Chảy nước mũi
  • Khó thở, đôi khi không thở được
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Thở khò khè
  • Da, môi tím tái và nhợt nhạt, màu hơi xanh
  • Nghe có tiếng rít trong phổi: Âm thanh lách tách ở đáy phổi khi nghe phổi.

Nhiễm trùng phổi có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng phổi là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị. Bởi lẽ nguyên nhân gây bệnh là những loại vi khuẩn, virus rất đáng sợ. Chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau, thậm chí tử vong ở người bệnh:

  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn gây bệnh đi vào máu, chạy khắp cơ thể, tàn phá cơ thể trong thời gian ngắn.
  • Tràn dịch màng phổi gây khó thở, tức ngực…
  • Áp xe phổi: Phổi vừa bị nhiễm trùng vừa có mủ
  • Suy hô hấp cấp: Tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời

Phương pháp điều trị nhiễm trùng phổi

Do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh

Do nấm: Thuốc kháng nấm voriconazole, ketoconazole

Trường hợp nhiễm trùng phổi do virus gây ra thì kháng sinh không có tác dụng. Do đó, đa số người bệnh phải đợi cơ thể tự chống chọi lại với sự lây nhiễm.

Nhiễm trùng phổi

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng những cách chăm sóc tại nhà để hỗ trợ trị bệnh và giúp thoải mái hơn dưới đây:

  • Uống nhiều nước
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, nước muối sinh lý
  • Uống trà mật ong, trà gừng nóng
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống ibuprofen hoặc acetaminophen hạ sốt
  • Dùng máy tạo độ ẩm để tạo độ ẩm trong không khí
  • Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đến khi triệu chứng bệnh khỏi hoàn toàn

Trường hợp nhiễm trùng phổi nặng hơn thì cần phải điều trị nội trú trong bệnh viện. Trong thời gian nằm viện, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh truyền dịch và điều trị hô hấp nếu người bệnh khó thở.

Người bị nhiễm trùng phổi cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Nhiễm trùng phổi là bệnh rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn khi không được điều trị. Do đó, khi bị ho kéo dài hơn 3 tuần hoặc khó thở thì hãy đi khám bác sĩ.

Trẻ sơ sinh

Gặp bác sĩ khi:

  • < 3 tháng tuổi, sốt 38 độ C
  • 3 – 6 tháng, sốt trên 38,9 độ C, khó chịu, thờ ơ bất thường
  • 6 – 24 tháng, sốt trên 38,9 độ C trong hơn 1 ngày

Trẻ em

Cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu như:

  • Bị sốt trên 38,9 độ C
  • Sốt hơn 3 ngày
  • Cáu kỉnh, bơ phờ, nôn mửa liên tục
  • Đau đầu dữ dội
  • Mắc bệnh nội khoa nghiêm trọng
  • Hệ thống miễn dịch bị tổn thương

Người lớn

Đế gặp bác sĩ nếu như có các triệu chứng:

  • Sốt cao trên 39,4 độ C
  • Sốt hơn 3 ngày
  • Mắc bệnh nặng hoặc hệ miễn dịch suy yếu

Cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức nếu như có bất cứ biểu hiện nào dưới đây:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Rối loạn tâm thần
  • Cứng cổ
  • Nôn mửa kéo dài
  • Co giật
  • Ảo giác
  • Nổi mẩn ngứa trên da bất thường

Phòng ngừa nhiễm trùng phổi hiệu quả

Nhiễm trùng phổi

Để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng phổi, hãy áp dụng những biện pháp sau:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, không tiếp xúc với khói thuốc
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, rửa tay thường xuyên
  • Hạn chế dùng chung đồ dùng, thức ăn, đồ uống với người khác
  • Không chạm vào mặt, miệng
  • Tránh đến những nơi đông người, virus, vi khuẩn dễ lây lan
  • Tiêm phòng cúm hàng năm

Những người có nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn thì cách tốt nhất để phòng ngừa là tiêm vắc xin. Loại vắc xin được sử dụng là Vaccine Pneumococcal (PCV13) và Vaccine Polysacarit Pneumococcal (PPSV23). Hai loại vắc xin này thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người hút thuốc lá và người mắc bệnh mãn tính.

Trên đây là thông tin hữu ích về bệnh nhiễm trùng phổi. Mong rằng qua đây, bạn đọc biết được nhiễm trùng phổi là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh là gì. Hay nhiễm trùng phổi có nguy hiểm không, điều trị, phòng ngừa như thế nào. Từ đó, bạn có thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

>> XEM NGAY: Chụp CT phổi khi nào? Hết bao nhiêu tiền và có hại không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *