Rốn phổi đậm là gì, có nguy hiểm không?

Rốn phổi đậm là gì? Khi đi khám bệnh, chụp X – quang lồng ngực thấy rốn phổi đậm nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết mình mắc bệnh gì, có nguy hiểm hay không. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu giải đáp cho mình nhé!

Rốn phổi là gì, nằm ở đâu?

Rốn phổi là một bộ phận của phổi. Khi rốn phổi đậm hoặc mờ thi có thể là biểu hiện của bệnh phổi nào đó. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, trước hết cần hiểu rõ hơn rốn phổi là gì, nằm ở đâu?

Về mặt giải phẫu

Mỗi một phổi (phổi trái và phổi phải) được chia thành 4 phần chính: Đỉnh, đáy, cuống, rốn phổi. Cuống phổi và rốn phổi là các cấu trúc khá phức tạp gồm chủ yếu là động mạch phổi và phế quản.

Rốn phổi được tìm thấy ở mặt trung thất (mặt trung gian) của mỗi phổi. Đây là nơi những cấu trúc liên quan đến phổi đi vào hoặc ra khỏi phổi. Có nghĩa cả hai phổi đều có một vùng gọi là rốn phổi, đóng vai trò gắn kết giữa phế quản gốc với phổi.

Rốn phổi

Về cấu trúc

Rốn phổi là vùng lõm hình lòng thuyền lớn nằm ở trên phổi, vị trí cao hơn trung tâm tại bề mặt bên phổi và phía sau của dấu ấn tim mỗi bên, gần bờ sau hơn bờ trước của phổi. Khoang lồng được tách ra bằng 2 lớp màng phổi. Rốn phổi là nơi kết nối giữa hai màng phổi thành và màng phổi tạng. Là điểm kết nối trung thất và khoang màng phổi.

Bên cạnh đó, rốn phổi nằm ở đối diện với thân của xương sườn thứ 5, 6 và 7. Cấu trúc tạo thành cuống phổi đi vào và ra ở rốn phổi, cho phép phổi nối với tim, khí quản.

Phương diện chức năng

Rốn phổi có tác dụng giúp rễ phổi cố định bằng cách neo phổi vào khí quản, tim, cấu trúc xung quanh.

Rễ phổi hình thành bởi phế quản, tĩnh mạch và động mạch phổi, tĩnh mạch và động mạch phế quản, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết phế quản, các đám rối thần kinh và những mô xung quanh. Tất cả được bao bọc bởi những lớp mô bảo vệ mỏng có tên gọi là lớp màng phổi.

Cụ thể như sau:

  • Phế quản chính ở một bên còn phế quản dưới và trên ở phía bên kia
  • Động mạch phế quản một ở bên này, một ở bên kia phổi, tĩnh mạch phế quản
  • 1 động mạch phổi, 2 tĩnh mạch phổi ở trên dưới
  • Đám rối thần kinh phổi ở trước, sau, hạch lympho phế quản, hạch bạch huyết cùng các mô ở xung quanh.

Rốn phổi đậm

Rốn phổi đậm là bệnh gì?

Rốn phổi đậm là thuật ngữ trên X – quang chỉ tình trạng rốn phổi trở nên dày đặc hơn – dense hilum sign. Tình trạng này gợi ý cho biết một bệnh lý nào đó đang tiến triển ở rốn phổi hoặc phía sau phổi hay phổi phía trước, có thể là ung thư phổi.

Trên phim X – quang ngực P.A cân đối qua đường giữa độ đậm của rốn phổi có thể so sánh hai bên.

  • Rốn phổi 2 bên có thể đậm bằng nhau, đối xứng nhau: Người bệnh thiếu canxi hoặc bị sưng hạch bạch huyết tuyến.
  • Rốn phổi phải đậm, lớn hơn rốn phổi trái, vòm hoành phải cao hơn: Giảm thể tích phổi (dấu hiệu bệnh xẹp phổi) hoặc do liệt thần kinh hoành.

Nguyên nhân rốn phổi đậm do các mô ở vùng rốn phổi cản tia X nhiều hơn. Xuất phát có thể do có một khối phát triển ở vùng rốn phổi như u phổi hoặc hạch bạch huyết. Kết quả hình ảnh X – quang không thể cho chẩn đoán chính xác được. Nếu hạch bạch huyết sưng to thì có thể do nhiều nguyên nhân, điểu hình như lao phổi và những viêm nhiễm khác ở phổi.

Ngoài ra, khi tia X chiếu qua, vùng phía trước và phía sau rốn phổi có hội chứng đông đặc, chứa nhiều dịch trong phế nang, điển hình trong bệnh viêm phổi sẽ gây chồng hình. Kết quả là rốn phổi tăng độ đậm hơn. Phim X – quang phổi nghiêng có thể được chụp để đánh giá nguyên nhân gây rốn phổi đậm được chính xác hơn.

Rốn phổi đậm

Hình ảnh X – quang ngực thẳng sau trước (PA), rốn phổi trái (vị trí mũi tên đỏ) tăng đậm so với rốn phổi phải (vị trí mũi tên trắng). Nó được gây ra có thể là do khối vùng rốn phổi nhưng không chắc chắn.

Phim nghiêng cho biết bệnh viêm phổi trên đường kẻ trắng ở thùy dưới phổi (vị trí mũi tên vàng) tăng đậm độ xuất hiện trên phim PA do tia X chiếu xuyên qua hai rốn phổi. Kết quả cho thấy có một rốn phổi nằm trùng lặp với vùng phổi bị viêm nên hình ảnh rốn phổi đậm hơn bên còn lại.

Rốn phổi đậm hai bên có nguy hiểm không?

Hình ảnh X – quang lồng ngực cho kết quả rốn phổi hai bên đậm tố cáo bạn có thể đang mắc bệnh phổi như:

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Lao phổi
  • Bụi phổi
  • Ung thư phổi

Tùy vào bệnh lý sẽ có các triệu chứng biểu hiện khác nhau, ví dụ như

  • Viêm phế quản: Ho, tức ngực, kèm khạc đờm kéo dài
  • Lao phổi: Sốt về chiều, đau ngực, khó thở, ho có thể ra máu, chán ăn, sút cân và tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm nhầy.

Ở những người hút thuốc lào, thuốc lá lâu năm hình ảnh X – quang cũng cho kết quả rốn phổi đậm.

Như vậy, rốn phổi đậm hai bên có thể là biểu hiện của nhiều  bệnh lý nguy hiểm. Khi đó, để xác định được chính xác bệnh lý nào người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

>> TÌM HIỂU: ARDS là gì? Phác đồ điều trị suy hô hấp cấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *