Phù phổi cấp là gì? Phác đồ điều trị và chăm sóc phù phổi cấp Bộ Y tế

Phù phổi cấp (Pulmonary edema) xảy ra khi nước ngoài mao mạch phổi quá nhiều, gây ngạt thở. Bệnh nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể gây tử vong. Vậy phù phổi cấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách điều trị chăm sóc bệnh nhân như thế nào?

Phù phổi cấp là gì?

Phù phổi cấp là một loại bệnh phổi cũng khá phổ biến. Đây là tình trạng ngạt thở do rất nhiều lý do gây ra. Những nguyên nhân này làm nước tràn ra ngoài mao mạch phổi quá nhiều gây phù phổi. Lưu lượng nước trong phổi tăng đột ngột gây phù phổi cấp huyết động trong khoảng 10 – 15 phút, có thể tăng dần ngày càng nặng hơn trong phù phổi cấp tổn thương.

Các giai đoạn tiến triển của phù phổi cấp: 3 giai đoạn gồm giai đoạn mao mạch, giai đoạn kẽ, giai đoạn phế nang. Trên lâm sàng bệnh phù phổi cấp tương ứng với giai đoạn phế nang.

Hiện nay, phù phổi cấp được phân thành 2 loại là phù phổi huyết động và phù phổi cấp tổn thương.

phù phổi cấp

Triệu chứng phù phổi cấp

Dấu hiệu triệu chứng chức năng

Xảy ra vào ban đêm hoặc sau khi gắng sức về thể lực. Biểu hiện bệnh gồm:

  • Khó thở dữ dội
  • Nhịp thở nhanh
  • Ho dữ dội gây nghẹt thở
  • Khạc ra nhiều chất dịch, nổi bọt màu hồng
  • Toát mồ hôi
  • Tím tái, các đầu chi bị lạnh và ẩm ướt
  • Người bệnh bắt buộc phải ngồi dậy

Triệu chứng thực thể

  • Nghe ngực nghe thấy ran ở xa xam, ran rít, ran ngáy và ran bọt nước
  • Ran lan rộng dần và tiến dần từ đáy phổi đến đỉnh phổi ở cả 2 bên
  • Nghe thấy tiếng rít khi thở ra, như rít của cơn hen suyễn.
  • Mạch nhanh, không đều
  • Huyết động mạch thay đổi
  • Nghe tim hay thấy nhịp ngựa phi.

Hình ảnh X-quang lồng ngực

  • Bóng mờ cả hai bên phổi, bờ giới hạn không rõ rệt, hình ảnh không nét. Khu trú ở vùng trước rốn phổi, đậm đặc hơn khi ở đáy phổi.
  • Vùng chu vi hai phổi sáng hơn, thấy các đường thẳng Kerley B.

>> XEM NGAY: Triệu chứng bệnh phổi điển hình nhất giúp bạn nhận biết bệnh kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra

Nguyên nhân gây phù phổi cấp

Trong phổi có nhiều phế nang nhỏ, đàn hồi, mỗi lần thở, túi khí sẽ lấy oxy và thải ra CO2. Khi phế nang bị lấp đầy dịch thay vì không khí, ngăn chặn không cho máu hấp thụ oxy gây phù phổi cấp.

Nguyên nhân gây phù phổi cấp cũng có thể là do áp lực lên tim. Xảy ra tình trạng này khi tâm thất trái của tim làm việc quá mức, không bơm đủ lượng máu nhận từ phổi. Khi đó, áp lực tăng lên bên trong tâm nhĩ trái, mao mạch, tĩnh mạch phổi khến dịch đẩy từ thành ống mao dẫn vào trong túi khí.

Phù phổi cấp huyết động

Các căn nguyên gây phù phổi cấp huyết động gồm:

  • Suy tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh van tim, hẹp lỗ van hai lá
  • Bội nhiễm phế quản phổi, viêm nội tâm mạc
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như chẹn beta, chẹn canxi

Phù phổi cấp tổn thương

  • Nhiễm độc khí CO, Cl, phosgene, NH3, formol…
  • Nhiễm khuẩn gram, cúm ác tính
  • Sốc hoặc hít phải dịch dạ dày
  • Xạ trị vùng phổi
  • Thở oxy nguyên chất kéo dài

Bệnh phù phổi cấp tổn thương rất khó điều trị có thể gây xơ phổi, tử vong nhanh chóng ở người bệnh.

Phù phổi cấp hỗn hợp

Phù phổi cấp hỗn hợp gồm cả hai loại trên, nguyên nhân gây ra thường do:

  • Tắc động mạch phổi
  • Cơ chế thần kinh tổn thương não và tủy sống
  • Lưu dẫn quá nhanh một lượng dịch lớn ở màng phổi và màng bụng
  • Truyền dịch quá nhanh, quá nhiều kết hợp với dùng thuốc co mạch

Yếu tố nguy cơ

Những người sau thường có nguy cơ bị phù phổi cấp cao hơn người bình thường:

  • Mắc bệnh về tim, suy tim
  • Từng mắc bệnh phổi như lao, COPD
  • Rối loạn mạch máu, rối loạn máu

Chẩn đoán bệnh phù phổi

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe, dùng ống nghe xem xét những vấn đề:

  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Thở nhanh
  • Âm thanh nghe trong phổi
  • Kiểm tra cổ họng xem có tích tụ dịch nhầy không

Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài như sưng ở chân, bụng, da xanh xao.

Thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm
  • Kiểm tra sự bất thường của tim
  • Chụp X-quang phổi để xác định phổi có bị tích tụ dịch nhầy không

phù phổi cấp

Điều trị phù phổi cấp

Bệnh phù phổi cấp chỉ có thể chữa trị được nếu điều trị sớm và đúng cách. Khi mắc bệnh cần phải nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cấp cứu phù phổi cấp huyết động

Điều trị nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ gây bệnh, giảm áp lực mao mạch phổi, trị suy hô hấp.

Biện pháp tiến hành:

  • Cho người bệnh ngồi thõng 2 chân xuống giường hoặc tư thế Fowler để hạn chế máu về phổi.
  • Thở oxy lưu lượng 5 – 6 lít mỗi phút, đặt nội khí quản để hút đờm dãi, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu furosemit 40 – 60mg tiêm tĩnh mạch.
  • Dùng thuốc giãn mạch nitroglycerin 0,5mg (người bệnh có huyết áp tâm thu > 100 mmHg mới được sử dụng).
  • Truyền lenitral tĩnh mạch liều lượng 5mg mỗi phút và tiêm morphin. Không sử dụng morphin khi người bệnh suy hô hấp nặng, hôn mê, nhịp thở chậm. Phải có sẵn thuốc đối kháng naloxone.
  • Tiêm tĩnh mạch thuốc cường tim Digoxin 0,25 – 0,5mg hoặc thuốc ouabain.
  • Tiêm tĩnh mạch chậm thuốc giãn phế quản 240mg  kết hợp 20ml huyết thanh ngọt 5%, garo 3 gốc chi luân phiên

Cấp cứu phù phổi tổn thương

  • Cho người bệnh thở oxy liều lượng 8 – 10 lít mỗi phút dưới áp lực dương.
  • Sử dụng kháng sinh, corticoid liều cao 15 – 30mg/kg trong 2 – 3 ngày.
  • Không dùng morphin, đặc biệt nguyên nhân gây phù phổi cấp do nhiễm độc.

phù phổi cấp

Chăm sóc người bệnh phù phổi cấp

Người bệnh thường có tâm lý lo sợ, hoảng hốt khi mắc bệnh dẫn đến mạch tăng nhanh, khó thở, huyết áp, nhu cầu oxy tăng. Lúc này, người chăm sóc cần phải bình tĩnh động viên, trấn an và không rời bệnh nhân.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

Chống ngạt thở

  • Để người bệnh nằm ngửa đầu hoặc ngồi 2 chân buông thấp hơn so với thân
  • Thở oxy qua mặt nạ 8 – 10l/phút trong 15 phút đầu. Thở oxy liên tục qua ống nội khí quản hoặc thông mũi đến khi hết cơn khó thở. Giảm liều lượng oxy xuống khi lượng oxy đã ổn định. Cần chú ý ở người mắc bệnh về phổi mãn tính.
  • Hút đờm dãi nếu bị tắc nghẽn đờm dãi
  • Đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy áp lực dương liên tục
  • Băng ép các gốc chi, thay đổi vị trí 15 phút 1 lần.

Hạn chế vận động

Trong giai đoạn phù phổi cấp cần phải:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối
  • Hạn chế di chuyển người bệnh

Chế độ ăn uống

Có chế độ ăn uống phù hợp:

  • Cho bệnh nhân uống sữa, nước ép trái cây khi qua cơn khó thở
  • Ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu, ít mỡ và muối, giàu vitamin.
  • Đảm bảo lượng nước tiểu nhiều hơn 1 lít trong 1 ngày. Nếu không đủ thì cần cho bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu.
  • Đánh giá sát bilan nước và điện giải ở người bệnh

>>TÌM HIỂU: Xẹp phổi là gì, có nguy hiểm không? Điều trị bệnh hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *