Các loại thuốc đặc trị viêm phế quản phổ biến nhất

Hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị viêm phế quản, tuy nhiên, mỗi loại khi sử dụng lại có những công dụng, hiệu quả khác nhau. Cùng tìm hiểu viêm phế quản uống thuốc gì hay có những loại thuốc trị viêm phế quản nào, tác dụng của từng loại thuốc và được dùng trong trường hợp nào?… 

Thuốc đặc trị viêm phế quản thường dùng

Điều trị viêm phế quản thường nhằm giảm các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc đặc trị viêm phế quả thường sử dụng gồm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm đau, chống ho, chống viêm.

Kháng sinh đặc trị viêm phế quản

Các loại thuốc kháng sinh được dùng gồm: Amoxicillin, Clavulanate, Erythromycin, Azithromycin, Tetracycline, Cefditoren, Trimethoprim-sulfamethoxazole, Amoxicillin, Levofloxacin, Clarithromycin, Doxycycline.

amoxicilin-thuoc-dac-tri-viem-phe-quan

Amoxicillin và clavulanate (Augmentin)

  • Amoxicillin tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với các protein gắn penicillin.
  • Clavulanate có tác dụng ức chế vi khuẩn sản xuất beta-lactamase.

Amoxicillin và clavulanate được sử dụng thay thế cho người bệnh bị dị ứng hoặc không hiệu quả với nhóm macrolid.

Có hiệu quả với hầu hết các tác nhân gây bệnh nhưng không hiệu quả với vi khuẩn Mycoplasma và Legionella.

Erythromycin (EES, E-Mycin, Ery-Tab)

Erythromycin ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh phát triển. Loại thuốc này được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn staphylococcal, streptococcal, chlamydial và mycoplasmal.

Azithromycin (Zithromax)

Azithromycin dùng điều trị trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng vi khuẩn nhẹ đến trung bình.

Tetracycline (Sumycin)

Được bác sĩ kê đơn trong trường hợp nguyên nhân gây viêm phế quản là do các vi khuẩn gram dương và gram âm, mycoplasmal, chlamydial và rickettsial. Hiệu quả của Tetracycline kém hơn erythromycin.

Cefditoren (Spectracef)

Thuốc Cefditoren được chỉ định điều trị trong trường hợp viêm phế quản mãn tính do vi khuẩn S pyogenes nhạy cảm gây ra.

Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim DS, Septra)

Trimethoprim-sulfamethoxazole có tác dụng ức chế sự tổng hợp vi khuẩn của axit dihydrofolic, dẫn đến ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Không dùng Trimethoprim-sulfamethoxazole nếu vi khuẩn gây viêm phế quản là mycoplasmal.

Amoxicillin (Biomox, Trimox, Amoxil)

Amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Levofloxacin (Levaquin)

Clarithromycin (Biaxin)

Doxycycline (Bio-Tab, Doryx, Vibramycin)

Thuốc trị ho

  • Dextromethorphan/guaifenesin dùng trong điều trị ho nhẹ do viêm phế quản.
  • Codein/guaifenesin (Robitussin AC): Điều trị ho kéo dài.

Thuốc giãn phế quản

Được dùng để giảm các triệu chứng bệnh viêm phế quản. Thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc giãn phế quản có thể cho hiệu quả tốt hơn so với kháng sinh.

Albuterol (Proventil, Ventolin)

Albuterol có tác dụng thư giãn cơ trơn phế quản giúp người bệnh dễ thở hơn.

Metaproterenol

Metaproterenol là một chất chủ vận beta cho phế quản giúp thư giãn cơ trơn phế quản. Nhờ vậy mà người bệnh dễ thở hơn.

Theophylline (Theo-24, Uniphyl)

Theophylline được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng co thắt phế quản, khó thở và ho mãn tính do viêm phế quản mãn tính.

Ipratropium

Ipratropium là thuốc giãn phế quản kháng cholinergic, thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng như co thắt phế quản, khó thở và ho kéo dài ở người bệnh viêm phế quản mãn tính.

thuoc-dac-tri-viem-phe-quan-ipratropium

Thuốc chống viêm Corticosteroid

Corticosteroid toàn thân

Đối với những bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính, một liệu trình ngắn dùng corticosteroid toàn thân có thể được chỉ định và đã được chứng minh có hiệu quả.

Loại thuốc thường được dùng là Prednisolone.

Corticosteroid dạng hít

Corticosteroid dạng hít hoạt động tại chỗ, hấp thu kém và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ. Ở những người bệnh viêm phế quản mãn tính, điều trị bằng thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài kết hợp với corticosteroid dạng hít giúp giảm ho mãn tính hiệu quả.

Các thuốc thuộc nhóm corticosteroid dạng hít thường được dùng gồm:

  • Beclomethasone
  • Flnomasone
  • Budesonide

Thuốc chống virus

Các loại thuốc chống virus được dùng trong trường hợp nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus. Các thuốc được sử dụng phổ biến gồm:

Zanamivir (Relenza): Có hiệu quả đối với cả virus cúm A và B.

Rimantadine (Flumadine): Ức chế sự phát triển của virus, ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào vật chủ.

Oseltamivir (Tamiflu): Dạng viên nang hoặc hỗn hợp dịch uống.

Peramivir (Rapiacta): Dùng được cả ở người lớn và trẻ em, thay thế trong trường hợp người bệnh viêm phế quản không đáp ứng với thuốc oseltamivir hoặc zanamivir.

Thuốc giảm đau/hạ sốt

Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt được bác sĩ kê đơn để giảm triệu chứng sốt, khó chịu, người mệt mỏi do viêm phế quản gây ra.

Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Ibuprofen: Dùng để điều trị khi bị sốt/đau nhẹ đến trung bình.
  • Acetaminophen (Tylenol, Panadol, Anacin không chứa Aspirin): Sử dụng cho người bệnh quá mẫn cảm với aspirin hoặc NSAID. Hoặc dùng cho những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hoặc đang dùng thuốc chống đông đường uống.

thuoc-dac-tri-viem-phe-quan-Ibuprofen

Thuốc long đờm/loãng đờm

Có tác dụng long đờm, loãng đờm đặc giúp tống chúng ra ngoài dễ hơn. Nhờ vậy mà đường thở thông thoáng, người bệnh dễ thở hơn.

Thuốc natri benzoat, terpinhdrat được dùng trong trường hợp đờm ít, đặc. Nếu đờm nhầy đặc, chất tiết nhiều sẽ dùng thuốc chứa lưu huỳnh như carboxystein, acetylstein.

Bên cạnh những thuốc tây đặc trị viêm phế quản trên, trong dân gian cũng lưu truyền một số bài thuốc đặc trị như lê hấp đường phèn, trà quất (tắc), củ cải trắng kết hợp mật ong, trà gừng…

Trên đây là những loại thuốc đặc trị viêm phế quản thường được sử dụng. Lưu ý thông tin mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về để điều trị. Cách tốt nhất người bệnh đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

 

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

>> Mẹo nhỏ: Chữa viêm phế quản bằng tỏi hiệu quả triệt để

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *