Viêm phổi do phế cầu là một bệnh hô hấp cực kỳ nguy hiểm, dễ gây tử vong cho người bệnh. Để tìm hiểu rõ viêm phổi phế cầu là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào, tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Viêm phổi do phế cầu là bệnh gì?
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là vi khuẩn gram (+), tán huyết beta (điều kiện yếm khí) và tán huyết alpha (điều kiện hiếu khí). S. pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi.
Viêm phổi do phế cầu là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn phế cầu S. pneumoniae gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường không khí khi ho, hắt hơi, thậm chí nói chuyện.Viêm phổi do phế cầu lây lan nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường sống đông đúc, chật chội…
Triệu chứng viêm phổi do phế cầu
Các triệu chứng biểu hiện bệnh thường gặp gồm:
- Ho nhiều
- Sốt, ớn lạnh
- Khó thở, thở nhanh
- Đau tức ngực
- Mệt mỏi
- Vã mồ hôi
- Lú lẫn, kém tỉnh táo (có thể xuất hiện ở người già)
Một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có các triệu chứng:
- Đau đầu
- Cứng cổ
- Lú lẫn
- Sốt cao
- Cứng cổ
- Ớn lạnh
- Buồn ngủ
- Đau tai
>> TÌM HIỂU: Các dấu hiệu viêm phổi điển hình giúp nhận biết bệnh sớm, điều trị kịp thời
Nguyên nhân viêm phổi phế cầu
Nguyên nhân gây viêm phổi do phế cầu là do S. pneumoniae. S. pneumoniae là một phần trong hệ sinh thái đường hô hấp nhưng trong điều kiện thuận lợi, hệ miễn dịch suy giảm nó có thể gây viêm phổi. Theo số liệu thống kê, đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi, chiếm 30 – 50%.
Ai cũng có thể mắc bệnh nhưng những người trong nhóm dưới đây có nguy cơ cao hơn:
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
- Người bị phổi mãn tính, tim mạch, nhiễm HIV, bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, hen suyễn
- Người hút thuốc lá, nghiện rượu
- Đang có cấy ốc tai, rò rỉ dịch não tủy
- Nơi chăm sóc trẻ theo nhóm
- Người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên
Viêm phổi do phế cầu có nguy hiểm không?
Viêm phổi do phế cầu là bệnh hô hấp cực kỳ nguy hiểm, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, gồm:
- Tràn dịch màng phổi do cảm: Sốt kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.
- Viêm mủ màng phổi: Chiến < 5% các trường hợp mắc bệnh, nhuộm gram dịch màng phổi có song cầu gram (+), nuôi cấy có xuất hiện vi khuẩn gram.
- Viêm nội tâm mạc, suy tim
- Hiếm gặp hơn là viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ
- Nguy hiểm hơn cả là tử vong: Ước tình tỷ lệ tử vong 10 – 20%, > 50% ở người già và trẻ nhỏ
Viêm phổi phế cầu cực kỳ nguy hiểm nên người bệnh cần phải phát hiện sớm và có biện pháp điều trị ngay lập tức.
Điều trị viêm phổi do phế cầu hiệu quả
Người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị sau:
Biện pháp điều trị đặc hiệu
Thể nhẹ
Dùng kháng sinh penicillin liều 500mg, uống 4 lần/ngày, đều đặn trong 7 – 10 ngày.
Người bị dị ứng với penicillin thay thế bằng erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày hoặc azithromycin 500mg trong ngày đầu và 250mg trong 4 ngày sau. Hoặc bactrim 1 viên liều lớn (có chứa 1600mg sulfamethoxazol, 320mg trimethoprim).
Theo dõi quá trình tiến triển của bệnh: Hạ sốt, giảm ho trong 2 – 3 ngày do penicillin hoặc loại thuốc khác có thể bị kháng. Nếu tình trạng bệnh không tiến triển tốt hơn thì có thể phế cầu đã kháng thuốc, người bệnh nên nhập viện điều trị nội trú.
Thể nặng
Viêm phổi do phế cầu nặng hoặc có bệnh khác kèm theo: Điều trị nội trú bằng các loại thuốc tiêm. Đó là penicillin G 2 triệu đơn vị/lần và 6 lần/ngày. Hoặc có thể là procain penicillin liều thấp 600.000 đơn vị tiêm bắp liều lượng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có khoảng 10% chủng kháng thuốc hoặc kém nhạy. Vì thế, lời khuyên được đưa ra là tiêm tĩnh mạch liều cao cho đến khi có kết quả kháng sinh đồ.
Người bệnh dị ứng penicillin nhẹ (không xảy ra sốc phản vệ): Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch cefazolin 500mg liều lượng 3 lần/ngày.
Dị ứng penicillin nặng hoặc dị ứng cephalosporin hoặc phế cầu kháng mạnh với penicillin gây nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh vancomycin liều 30mg/kg/ngày, dùng liều tối đa 2g/ngày chia làm 2 lần tiêm tĩnh mạch. Hoặc dùng trimethoprim – sulfamethoxazol tiêm tĩnh mạch theo liều lượng 10mg/kg/ngày trimethoprim, chia thành 3 lần trong ngày.
Điều trị biến chứng
- Chọc dò màng phổi nếu người bệnh bị tràn dịch trước khi tiến hành điều trị kháng sinh. Người bệnh bị sốt cao, không hạ sốt sau 3 – 4 ngày được điều trị kháng sinh.
- Đặt ống dẫn lưu trong trường hợp vi khuẩn có trong dịch màng phổi.
- Cần khám siêu âm tim nếu như nghi ngờ bị tràn dịch màng tim.
- Nếu có tràn dịch màng tim và đáp ứng tốt với điều trị thì dùng thuốc indomethacin 50mg với liều lượng 3 lần/ngày để chống đau. Ngược lại, dịch màng tim tăng, người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm cần tiến hành chọc dò màng tim đồng thời dẫn lưu nếu dịch nhiễm khuẩn. Dẫn lưu bằng các phương pháp: Hút kim loại đặt ống dẫn lưu, mở cửa sổ màng tim hoặc cắt rộng màng tim nếu có nguy cơ cao bị dày dính màng tim.
- Sử dụng penicillin G, dùng 24 triệu đơn vị hàng ngày, liên tục trong 3 – 4 tuần nếu bị viêm mạc nội tâm. Trường hợp dị ứng với penicillin G thì dùng vancomycin, liều lượng và thời gian tương tự như penicillin.
- Sử dụng thuốc digoxin nếu xảy ra suy tim nhẹ. Suy tim nặng thì cần phải thay van tim.
Phòng ngừa viêm phổi do phế cầu
Biện pháp phòng ngừa bệnh này hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Vắc-xin S. pneumonia giúp cơ thể chống lại được nhiều loại phế cầu, bảo vệ cơ thể được trong thời gian ít nhất 5 năm. Hiệu quả lên đến 85 – 90% các trường hợp bị nhiễm phế cầu.
Các biện pháp phòng ngừa khác:
- Chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ nhỏ cho bú mẹ từ sớm
- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng
- Rửa tay sạch sẽ bằng nước rửa tay
Trên đây là thông tin về bệnh viêm phổi do phế cầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gửi ngay về cho kenhitv.vn để được hỗ trợ tốt nhất nhé! Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> XEM THÊM: Viêm phổi hoại tử là bệnh gì?