Viêm phổi hoại tử là gì? Cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Viêm phổi hoại tử là bệnh nguy hiểm xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Quá trình điều trị bệnh thường phải kéo dài và gặp nhiều khó khăn, dễ gây tử vong nếu như điều trị sai cách. Thông thường viêm phổi hoại tử ở trẻ em nặng hơn ở người lớn. Cùng kenhitv.vn tìm hiểu rõ hơn viêm phổi hoại tử là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phòng ngừa bệnh như thế nào nhé!

Viêm phổi hoại tử ở người lớn, trẻ em là gì?

Được định nghĩa là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng khiến chức năng hô hấp của cơ thể bị suy giảm. Khi bị viêm phổi hoại tử các mạch máu bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho các tế bào lân cận. Tình trạng này kéo dài sẽ hủy hoại toàn bộ phổi.

Viêm phổi hoại tử

Nguyên nhân gây viêm phổi hoại tử

Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, virus và nấm.

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thường gặp Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes (group A), Staphylococcus aureus, Mycoplasma pneumonia, Pseudomonas spp., Steptococcus mitis spp. và Fusobacterium spp.
  • Virus: Bao gồm virus cúm, virus nhóm Herpes (đó là Epstein-Barr virus (EBV), Varicella-Zoster, Cytomegalovirus (CMV)) và virus Adenovirus.
  • Nấm: Histoplasma capsulatum, Cryptococcus neoformans, Candida spp., Blastomyces spp., Aspergilus spp., Coccidiodes spp.

Vi khuẩn S.aureus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi hoại tử ở trẻ em. Còn phế cầu khuẩn và tụ cầu là nguyên nhân chính gây viêm phổi hoại tử ở người lớn.

Căn bệnh này có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

Những yếu tố nguy cơ bị viêm phổi hoại tử nhiễm trùng:

  • Dùng kháng sinh quá liều lượng, không đúng cách
  • Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
  • Người bệnh không đáp ứng điều trị
  • Tất cả những nguyên nhân trên

Các yếu tố nguy cơ cao gây viêm phổi hoại tử không do nhiễm trùng:

  • Mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Hóa trị Cyclophosphamide, Bleomycin
  • Hít phải hóa chất, dị vật, khói, thức ăn
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh vảy nến
  • Phản ứng thải ghép trong phẫu thuật
  • Bị bệnh u hạt Wegener, bệnh viêm mạch máu hoại tử khác

Triệu chứng viêm phổi hoại tử

Người bệnh thường có các triệu chứng, biểu hiện sau:

  • Ho có đờm có mủ, có mùi hôi tanh khó chịu, một số trường hợp ho khạc ra máu
  • Sốt vừa hoặc sốt cao
  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Thở nhanh
  • Tím tái môi, mặt

Sốt cao triệu chứng viêm phổi hoại tử

Cách điều trị viêm phổi hoại tử

Viêm phổi hoại tử ở trẻ em

Trẻ thiếu oxy máu, suy hô hấp nặng

  • Thở máy
  • Cung cấp oxy
  • NCPAP
  • ECMO

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm: Kháng sinh theo đường tĩnh mạch, liều cao. Thời gian điều trị trung bình 27 ngày, dao động 3 – 95 ngày. Thời gian điều trị dựa vào tình trạng đáp ứng thuốc, thường 4 tuần hoặc ít nhất 2 tuần sau khi người bệnh hết sốt và cải thiện.

Trẻ nghi nhiễm tụ cầu: Sử dụng kháng sinh Clindamycine tiêm mạch.

Nhiễm trùng tại bệnh viện hoặc nghi nhiễm Pseudomonas aeruginosa, Enterobacteriaceae: Dùng kháng sinh kết hợp piperacillin hoặc ticarcillin với chất ức chế beta lactamase phối hợp hoặc không phối hợp cùng với nhóm aminoglycoside.

Nếu tụ cầu sinh độc tố Panton-Valentin Leucocidin (PVL), kết hợp kháng sinh tụ cầu và kháng sinh ức chế PVL như rifampicine, acid fusidic, clindamycine, linézolide. Cần chú ý không dùng flucloxacillin ngay cả khi phối hợp clindamycin hoặc rifampicin, bởi flucloxacillin có thể làm tăng PVL. Dùng Immunoglobuline truyền tĩnh mạch liều lượng 1mg/kg, có thể lặp lại sau 48 tiếng.

Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá thường xuyên, và nếu đau do tổn thương màng phổi sẽ tiến hành điều trị giảm đau.

Nếu điều trị nội trú thất bại hoặc có nhiều ổ hoại tử lan toản ở nhiều thùy thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, sau điều trị ngoại khoa. Nhưng cũng có trường hợp phải thực hiện phẫu thuật 2 thùy phổi, dẫn lưu ổ mủ, cắt thùy phổi thì mới ổn định.

Dẫn lưu qua da dưới hướng dẫn CT scan ngực nếu như vùng hoại tử khu trú ở 1 bên thùy phổi. Tuy nhiên, biện pháp này tỷ lệ thành công không cao lại dễ dẫn đến biến chứng dò phế quản màng phổi. 80%  các trường hợp dò phế quản màng phổi sẽ phải can thiệp phẫu thuật.

Dẫn lưu qua da điều trị viêm phổi hoại tử

Viêm phổi hoại tử ở người lớn

Điều trị triệu chứng bằng biện pháp:

  • Hạ sốt
  • Bổ sung nước và điện giải
  • Giảm đau
  • Thở oxy
  • Nghỉ ngơi
  • Dùng thuốc giãn phế quản

Nếu nguyên nhân do virus cúm thì dùng rimantadin, amantadin.

Do virus hợp bào hô hấp: Sử dụng khí dung ribavirin 20mg/ml nước trong thời gian từ 3 – 7 ngày

Sau đó mới tiến hành điều trị đặc hiệu.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi hoại tử

Là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phòng ngừa viêm phổi hoại tử vô cùng cần thiết. Để phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi hàng năm cho người già trên 65 tuổi, trẻ em tiêu theo lịch tiêm phòng
  • Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để ngăn ngừa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Xây dựng lối sống lành mạnh như luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Qua thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thể trả lời viêm phổi hoại tử ở người lớn, trẻ em là gì? Có những nguyên nhân nào gây bệnh, triệu chứng để nhận biết bệnh sớm là gì. Đồng thời, biết được cách điều trị và phòng ngừa bệnh sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng rằng những thông tin này giúp ích cho bạn đọc.

>> XEM THÊM: Viêm phổi thở máy chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *