Trẻ bị viêm phổi cách nhận biết và chăm sóc tốt nhất

Tần suất trẻ bị viêm phổi ở nước ta đang phát triển cao gấp 10 lần so với các nước đã phát triển. Trẻ càng lớn tỷ lệ này càng giảm dần. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để nhận biết kịp thời và chăm sóc trẻ thật tốt.

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Viêm phổi có thể được định nghĩa một cách chung nhất là quá trình viêm do một tác nhân nhiễm trùng gây tổn thương nhu mô phổi. Tổn thương có thể thoái lui hoàn toàn hoặc một phần.

tre-bi-viem-phoi

Viêm phổi bao gồm viêm phế quản phổi, viêm phổi mô kẽ và viêm phổi thuỳ, áp xe phổi. Khi vi khuẩn và virus phát triển tạo ra mủ và chất nhầy trong phế nang sẽ làm cho oxy không tới được hệ tuần hoàn gây nên các triệu chứng điển hình của viêm phổi. Vậy cách nhận biết trẻ bị viêm phổi như thế nào?

  • Bệnh thường khởi phát với biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp trên như: Chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho.
  • Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường sốt cao, rét run, ăn kém, mệt mỏi. Nếu bệnh khởi phát từ từ với đau đầu, khó chịu và sốt nhẹ thì thường do các tác nhân không điển hình.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Khò khè, thở rên, quấy khóc.
  • Đau tức ngực khi thở.
  • Đau bụng và nôn.
  • Khó thở nhanh, nông, phập phồng cánh mũi.
  • Co kéo gian sườn, hõm ức, rút lõm lồng ngực.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như trên mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

>> CẦN CHÚ Ý: Những dấu hiệu triệu chứng viêm phổi dễ nhận biết

Trẻ bị viêm phổi nguyên nhân do đâu?

Viêm phổi hình thành do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm … Các tác nhân gây bệnh được phân loại theo nhóm tuổi:

  • Trẻ dưới 3 tuần tuổi thường do: Liên cầu B, Escherichia coli, các trực khuẩn gram âm, Streptococcus pneumoniae, Enteroviruses.
  • Bé từ 3 tuần đến 3 tháng do: RSV, Human metapneumovirus A và B, S. pneumoniae.
  • Trẻ từ 4 tháng đến 4 tuổi do: S. pneumoniae, H. influenzae, liên cầu A, tụ cầu, Adenovirus.
  • Trẻ >= 5 tuổi do: M. pneumoniae, S. pneumoniae, Influenza A và B.

vi-khuan-lien-cau-khuan-nhom-b-khien-tre-bi-viem-phoi

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mới mắc và mức độ nặng của viêm phổi, đặc biệt ở các nước đang phát triển: Tuổi nhỏ, tần suất sinh dày, trọng lượng lúc sinh thấp, mẹ nhỏ tuổi, học vấn bố mẹ thấp, đi nhà trẻ, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm môi trường sống, tiền sử trẻ bị viêm phổi, bệnh tim phổi mạn tính.

Ngoài ra suy dinh dưỡng cũng là yếu tố nguy cơ lớn đối với tần suất và mức độ nặng của viêm phổi.

Bé bị viêm phổi tái đi tái lại nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phổi tái phát lại nhiều lần do nhiều nguyên nhân như:

  • Bị virus, vi khuẩn tấn công
  • Điều trị và chăm sóc không đúng cách
  • Bố mẹ tự ý mua thuốc về cho bé uống mà chữa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, cho trẻ bị viêm phổi uống trong thời gian dài
  • Tự ý dừng thuốc khi bé chưa khỏi bệnh hoàn toàn
  • Không có biện pháp phòng ngừa bệnh cho bé

Khi bé bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần rất nguy hiểm gây ra biến chứng suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, trụy tim, thậm chí tử vong.

Trẻ bị viêm phổi điều trị như thế nào?

Trong thực hành lâm sàng thường không thể xác định được tác nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em trong hầu hết các trường hợp. Hơn nữa, rất thường gặp tình trạng đồng nhiễm vi khuẩn và virus.

Vì thế, trẻ bị viêm phổi thường chủ yếu dựa vào các yếu tố dưới đây để kê toa kháng sinh, tiêm tĩnh mạch, trị liệu oxy và sử dụng một số liệu pháp hô hấp khác:

  • Vi khuẩn theo nhóm tuổi và tình trạng đề kháng kháng sinh.
  • Tình trạng miễn dịch của trẻ.
  • Mức độ nặng của trẻ bị viêm phổi.                   

Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài về điều trị tại nhà cho con.

Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì?

Các bác sĩ thường chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Thời gian sử dụng trong 7 – 14 ngày.
  • Giảm đau, hạ sốt: Trẻ bị viêm phổi sốt cao trên 38 độ C, kèm theo ho, đau tức ngực.
  • Thuốc giãn phế quản: Tác dụng nhanh giảm các triệu chứng khó thở, thở khò khè.
  • Truyền dịch: Cung cấp nước, điện giải và chất dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi.
  • Vitamin B1, B6 giúp tăng cường sức đề kháng.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

cham-soc-tre-bi-viem-phoi

Khi trẻ bị viêm phổi cha mẹ không nên lo lắng quá. Hãy chăm sóc trẻ thật tốt, giúp trẻ tăng sức đề kháng để trẻ nhanh chóng hết bệnh.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi cần chú ý những vấn đề sau:

  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát, uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (không được tự ý dùng thuốc)
  • Vỗ lưng, uống nhiều nước để giúp trẻ long đờm
  • Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn đúng giờ các bữa ăn nên chia nhỏ trong ngày, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả (đặc biệt những loại trái cây có chứa nhiều Vitamin C).
  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng. Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm vùng chân và bụng cho trẻ.
  • Không cho trẻ nằm ở nơi có gió lùa, máy lạnh.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám lại.

Dự phòng trẻ bị viêm phổi

  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
  • Khuyến khích bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, điều này giúp làm giảm 15-23% tỷ lệ mới mắc viêm phổi và giảm 13% số trường hợp tử vong ở trẻ em.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, kể cả cung cấp đầy đủ vi chất trong suốt 5 năm đầu đời: ăn dặm đầy đủ (từ 6-23 tháng) sẽ làm giảm 6% tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ em.
  • Giảm tỷ lệ cân nặng lúc sinh thấp.

Chấm dứt nỗi lo trẻ bị viêm phổi bằng Cao Bổ Phế

Trẻ bị viêm phổi là một trong những mối lo lớn của cha mẹ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng bởi có rất nhiều phương pháp có thể dứt điểm căn bệnh này. Một trong số đó phải kể đến bài thuốc Cao Bổ Thận (chỉ dành cho trẻ trên 5 tuổi) của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường dứt điểm viêm phổi an toàn, hiệu quả và không tái phát.

Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Cao Bổ Phế là sự kết hợp giữa bát vị thảo dược bao gồm Kim ngân hoa, Kinh giới, Cát cánh, Tang bạch bì, Bách bộ, Trần bì, Cải trời, La bạc tử. Trong đó, mỗi dược liệu đều có những quy chuẩn nghiêm ngặt trước khi đưa vào đun nấu. Đơn cử như Tang Bạch Bì, người thầy thuốc phải lựa chọn những cây dâu 4-5 năm tuổi, bóc lớp vỏ, cạo sạch lớp vảy vàng rồi ngâm nước, sấy trong nhiều giờ mới thành.

Theo đó, bài thuốc mang đến cơ chế: Bồi bổ tỳ phế, hồi phục tổn thương niêm mạc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng.

Bạn đọc có gì thắc mắc không?

Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia

Để chiết xuất tối đa dược tính của cây thuốc, các lương y đã quyết định bào chế Cao Bổ Phế ở dạng cao nguyên chất. Thảo dược được nấu ở 100 độ C trong suốt 48 tiếng, nhờ đó bẻ gãy các phân tử hữu cơ khó hấp thụ, thẩm thấu trực tiếp vào thành dạ dày mà không phải qua công đoạn tách lọc và nhào trộn như dạng hoàn, viên, bột…. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ của BS.CKI Hoàng Thị Lan Hương:

Nhờ đó, hiệu quả đạt được trong quá trình điều trị viêm phổi vô cùng khả quan. Theo đó, từ 3-5 ngày: Triệu chứng viêm phổi giảm 40%. Sau 10-15 ngày: Bồi bổ tạng phế, thuyên giảm triệu chứng 80%. Hết 15-20 ngày: Hồi phục tổn thương, tăng cường sức đề kháng, dự phòng tái phát.

Ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Phế
Ưu điểm vượt trội của Cao Bổ Phế

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do bệnh viêm phổi càng cao. Hy vọng bài viết trên đã trang bị những kiến thức cần thiết cho các bậc cha mẹ. Khi trẻ bị viêm phổi biết cách xử trí và đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời, không được tự ý điều trị tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

callmbcallmn2

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại0903.87.64.37

>> TÌM HIỂU THÊM: Viêm phổi có lây không? Biện pháp phòng tránh lây nhiễm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *