Viêm thanh khí quản hay bệnh croup là bệnh đường hô hấp, rất dễ gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi – 3 tuổi, do siêu vi gây ra. Vậy viêm thanh khí quản là bệnh gì, có lây không, cách điều trị, phòng ngừa như thế nào? Cùng kenhitv.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm thanh khí phế quản xảy ra khi thanh quản, khí quản và phế quản bị sưng viêm do siêu vi khuẩn gây ra. Khi đó, đường thở bị hẹp lại gây khó thở, thở rít, gằn tiếng và ho khan.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi. Tuy nhiên, viêm thanh khí quản hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ lớn tuổi hơn. Nhiều trường hợp trẻ bị tái phát lại nhiều lần.
Dấu hiệu triệu chứng viêm thanh khí phế quản
Bệnh thường có triệu chứng ban đầu tương tự như cảm cúm thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Các triệu chứng đó là sổ mũi, sốt, ho.
Sau đó, bệnh tiến triển có các triệu chứng rõ rệt hơn gồm:
- Ho khan, gắt tiếng nghe như tiếng hải cẩu kêu
- Khàn giọng (đối với trẻ đã biết nói)
- Thở rít: Hít vào tạo ra tiếng kêu gắt, bổng, ồn ào.
Dấu hiệu triệu chứng viêm thanh khí quản nặng: Ngoài những triệu chứng trên, khi bệnh tiển triển nặng cha mẹ quan sát thấy làn da dưới cổ, giữa các xương sườn của trẻ bị lõm vào khi thở. Đồng thời trẻ có thể bị khó thở.
Bệnh thường xuất hiện bất ngờ vào giữa đêm, những triệu chứng bệnh nặng hơn vào ban đêm. Thường nặng nhất vào đêm thứ 2, thứ 3 sau khi trẻ mắc bệnh.
Những triệu chứng kéo dài từ 3 – 4 ngày, riêng chứng ho thì có thể kéo dài tới 3 tuần.
Bệnh diễn tiến nhanh chóng, do đó khi có bất cứ dấu hiệu triệu chứng viêm thanh khí quản, cha mẹ cần cho bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phân độ viêm thanh khí quản
Bệnh được phân thành 3 thể: Nhẹ, trung bình và nặng
- Thể nhẹ: Phổ biến nhất, có các triệu chứng nhận biết như sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, trẻ vẫn ăn uống và chơi bình thường. Khóc hoặc giọng nói bị khàn, ho như tiếng hải cẩu kêu. Những dấu hiệu triệu chứng nằng nặng hơn vào buổi tối. Khi cố thở gắng sức sẽ nghe tiếng thở rít, giảm dần khi nghỉ ngơi. Viêm thanh khó quản ở thể nhẹ không có dấu hiệu triệu chứng nguy kịch hô hấp.
- Thể trung bình: Có tất cả các triệu chứng trên. Nhưng vẫn nghe thấy tiếng thở rít khi nghỉ ngơi và có dấu hiệu nguy kịch hô hấp như thở nhanh, tim đập nhanh, co lõm ngực, co kéo cơ hô hấp phụ. Trẻ bị viêm thanh khí quản thể trung bình vẫn ăn uống và chơi được.
- Thể nặng: Dấu hiệu nguy kịch tăng, trẻ bắt đầu mệt mỏi, chán ăn, chảy nước dãi/nước bọt, không vừa thở vừa nuốt được, tím tái, vật vã, li bì, rối loạn tri giác.
Nguyên nhân gây viêm thanh khí quản
Siêu vi gây bệnh thường gặp là virus sởi, parainfluenza RSV, virus cúm, adenovirus. Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể gây viêm thanh khí quản ở trẻ em như hít phải các chất gây kích ứng như lông vật muôi, phấn hoa, dị ứng hoặc do trào ngược dạ dày thực quản.
Các yếu tố nguy cơ:
- Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi – 3 tuổi, đặc biệt từ 18 – 24 tháng tuổi. Hoặc trẻ từ 3 tháng tuổi hoặc thiếu niên (ít gặp hơn) là đối tượng dễ mắc bệnh.
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu
- Cha mẹ bị hen phế quản
Chẩn đoán viêm thanh khí quản
Bác sĩ khám lâm sàng, nghe nhịp thở của trẻ. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như:
Chụp x-quang: Xác định phần sưng viêm ở cổ hoặc dị vật có ở cổ hay không.
Xét nghiệm máu: Được yêu cầu thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm thanh khí quản do vi khuẩn gây ra.
Điều trị viêm thanh khí quản
Chăm sóc tại nhà
Nếu trẻ bị viêm thanh khí quản nhẹ, không có triệu chứng khó thở, thở rít thì không cần điều trị bệnh có thể tự khỏi. Khi đó, cha mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng các biện pháp dưới đây:
Cố gắng tạo điều kiện cho bé thoải mái nhất, do trẻ thường khó chịu hơn khi mắc bệnh. Bé càng khó chịu thì triệu chứng bệnh càng trở nên nặng hơn.
Trẻ bị sốt và hay cáu kỉnh, mè nheo, khóc lóc thì có thể cho uống thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
Bệnh thường nặng hơn về đêm, cha mẹ nên ở ở với bé để chăm sóc bé tốt hơn, nhiều trẻ cũng sẽ thấy yên tâm hơn.
Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ.
Cần cho trẻ uốngnhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả trái cây. Đối với trẻ nhỏ vẫn còn bú mẹ thì cần cho bé bú nhiều lần hơn.
Cần cho trẻ bị viêm thanh khí quản đến gặp bác sĩ khi nào?
Cha mẹ cần chú ý quan sát dấu hiệu khi trẻ bị bệnh và cho bé đến gặp bác sĩ khi:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng viêm thanh khí quản
- Thở rít khi nghỉ ngơi
- Làn da ở cổ, ở giữa xương sườn, xương ức bị lõm xuống khi trẻ hít vào
- Trẻ mệt mỏi, khó chịu nhiều
- Triệu chứng dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn
- Bệnh kéo dài > 4 ngày
- Trẻ thở rít sau khi đã điều trị khỏi bệnh
Thuốc tây y
Bác sĩ điều trị có thể kê đơn thuốc cho trẻ. Các loại thuốc thường được sử dụng:
Thuốc chống viêm steroid đường uống: Dexamethasone, prednisolone. Thuốc steroid có tác dụng giảm sưng viêm, đường thở được thông thoáng, trẻ dễ thở hơn.
Không sử dụng kháng sinh trong trường hợp này bởi nguyên nhân gây bệnh do virus, thuốc không có tác dụng. Nếu lạm dụng không những không có hiệu quả trị bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cơ thể trẻ có thể kháng thuốc, việc điều trị bệnh sau này sẽ gặp khó khăn hơn.
Điều trị nội trú
Cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện điều trị ngay lập tức khi trẻ có các biểu hiện:
- Khó thở nặng
- Môi, da tím tái nhợt nhạt
- Li bì
- Chảy nhiều nước dãi, không buốt được
Nếu tình trạng viêm thanh khí quản ở trẻ nặng, bác sĩ chỉ định cần nằm viện điều trị để được theo dõi, chăm sóc kỹ.
Viêm thanh khí phế quản có lây không?
Viêm thanh khí quản do siêu vi gây ra nên hoàn toàn có thể lây lan từ người sang người. Bệnh lây lan khi trẻ ho, hắt hơi, virus có trong nước bọt, dịch nhầy phát tán ra ngoài không khí. Vì thế, khi trẻ bị viêm thanh khí quản, tốt nhất cha mẹ nên cho bé ở nhà nghỉ ngơi, không cho trẻ đi nhà trẻ, đi học.
Những điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị viêm thanh khí quản
- Trẻ bị nhẹ không cần điều trị, sau 3 – 4 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
- Khi trẻ bị khó chịu cố gắng áp dụng một số biện pháp để giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Bệnh dễ chuyên biến nặng nên nếu trẻ có triệu chứng khó thở nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
>> Có thể bạn quan tâm: Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Những thông tin về viêm thanh khí quản trên đây mong rằng giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ở trẻ. Cách tốt nhất khi trẻ có các dấu hiệu biểu hiện bất thường cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.