Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Đây là lo lắng của nhiều cha mẹ khi có con không may mắc bệnh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình nhé!

Bị viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Hiện nay, số trẻ mắc viêm tiểu phế quản ngày càng gia tăng. Bởi lẽ, trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Tác nhân phổ biến nhất là virus như virus hợp bào hô hấp, á cúm và virus cúm.

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Khi trẻ mắc bệnh, triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài là chảy nước mũi, ho, sốt vừa, có trường hợp sốt cao. 3 – 5 ngày sau tình trạng ho tăng nặng, kèm theo là tình trạng thở rít, khó thở…. Vậy viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng thì bệnh diễn tiến bội nhiễm. Khi đó viêm tiểu phế quản lại cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

Biến chứng gần

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Xẹp phổi: Biến chứng thường gặp, thường từ 62 – 100% trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, phổi không đảm bảo được chức năng trao đổi không khí, dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu. Các cơ quan, tế bào sống trong cơ thể đều không được cung cấp đủ oxy để hoạt động bình thường. Nếu trẻ gặp biến chứng này, cha mẹ cần phải cho trẻ nhập viện ngay lập tức. Trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu đầu đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp.
  • Mất nước: Thường gặp ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau có thể xảy ra tình trạng quá tải tuần hoàn liên quan. Song song là tình trạng ADH gia tăng, nồng độ Renin máu tăng và cường độ Aldosteron thứ phát tăng. Biến chứng này xảy ra nhiều ở bệnh nhi thở máy.
  • Ngừng thở: Xảy ra ở giai đoạn cấp, có thể nhẹ nên khó nhận biết. Biến chứng ngừng thở thường gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân và trẻ dưới 44 tuần tuổi.
  • Bội nhiễm (chiếm 1,2%) và viêm phổi (chiếm 0,9%). Tỷ lệ này tăng lên ở trẻ ở khoa hồi sức tích cực, đặc biệt là bệnh nhi thở máy.
  • Rối loạn nhịp
  • Co giật, li bì: Đây có thể là hậu quả khi não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Hoặc có thể là bệnh lý về não nào đó do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra.
  • Tử vong: Biến chứng nguy hiểm này xảy ra ở 79% trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trong vài tháng đầu đời.
viem-tieu-phe-quan-co-nguy-hiem-khong-1
Trẻ mất nước, ngủ li bì biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản

Biến chứng xa

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa viêm tiểu phế quản và hen phế quản. Theo số liệu thống kê, có trên 30% trẻ bị viêm tiểu phế quản do virus RSV về sau sẽ phát triển, diễn biến thành hen suyễn. Cụ thể như sau:

  • Trẻ nhỏ bị viêm nhiễm đường hô hấp dưới do virus RSV sẽ có nguy cơ cao bị tái phát tình trạng khò khè lúc 6 tuổi. Trong vòng 5 năm sau khi bị viêm tiểu phế quản do RSV sẽ xảy ra hiện tượng khò khè tái phát.
  • 23% các trường hợp bị viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp RSV sẽ bị hen phế quản vào lúc 7,5 tuổi so với nhóm chứng.
  • 54% số trẻ ở độ tuổi 4 – 12 bị hen suyễn có tiền sử mắc bệnh viêm tiểu phế quản ở trong những năm đầu đời so với 17% nhóm chứng.

Nếu xuất hiện các biến chứng trên thì cần phải cho trẻ nhập viện điều trị ngay lập tức.

Hen phế quản là biến chứng xa của viêm tiểu phế quản
Hen phế quản là biến chứng xa của viêm tiểu phế quản

Cách hạn chế sự nguy hiểm của viêm tiểu phế quản

Để hạn chế sự nguy hiểm của viêm tiểu phế quản, cần phải làm gì? Khi bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán, có các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần áp dụng những biện pháp sau để giảm sự nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản:

  • Hút dịch nhầy: Cho bé đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện hút dịch nhầy. Cần thường xuyên, đều đặn vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, nước/sữa đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là nước ép hoa quả. Đây là biện pháp hữu ích và cần thiết khi trẻ bị bệnh, đặc biệt trường hợp trẻ sốt, có biểu hiện bị mất nước nhẹ.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ không bụi bẩn, nấm mốc, khói bụi, khói thuốc lá. Những tác nhân này sẽ dễ gây ra bội nhiễm viêm tiểu phế quản ở trẻ. Do hệ hô hấp, miễn dịch sức đề kháng của trẻ vốn dĩ đã non yếu, giờ lại mắc bệnh lại càng yếu hơn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để những tác nhân gây bệnh khác tấn công, xâm nhập vào cơ thể bé.
  • Hạn chế, tránh cho bé tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
  • Áp dụng một số bài thuốc nam, thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên để là giảm các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè… Trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Qua trên, bạn đọc đã có thể tự trả lời viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không, làm thế nào để giảm sự nguy hiểm do bệnh gây ra. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bậc làm cha làm mẹ hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh. Nhờ vậy mà khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh không tự ý mua thuốc về sử dụng cho bé sử dụng. Tốt nhất cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

>> Tìm hiểu: Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản phải làm sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *