Giãn phế quản có lây không? Phác đồ điều trị bệnh

Giãn phế quản là bệnh gì, có lây nhiễm không? Phác đồ điều trị bệnh giãn phế quản như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây, cùng tham khảo nhé!

Giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại ở phổi gây ho có đờm. Những triệu chứng này là do giãn nở bất thường các phế quản (đường thở). Có trường hợp chỉ một đường thở bị ảnh hưởng, có trường hợp nhiều phế quản bị ảnh hưởng. Trong trường hợp rất nặng, sự giãn nở bất thường của phế quản xảy ra ở khắp cả hai phổi.

Giãn phế quản

Sự giãn nở phế quản gây khó khăn cho việc loại bỏ chất nhầy, đờm từ đường hô hấp dưới lên trên và ra ngoài. Chất đờm nhầy này là nơi cư trú lý tưởng để nhiều loại vi khuẩn, vi trùng cư trú sinh sôi và phát triển. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây sưng viêm và kích thích. Nhiễm trùng, sưng viêm ảnh hưởng đến đường hô hấp, làm giãn phế quản nhiều hơn và tình trạng giãn phế quản, viêm phế quản trở nên xấu hơn. Quá trình này có khi được gọi là giả thuyết chu kỳ luẩn quẩn của giãn phế quản.

Giãn phế quản sau lao

Đây là tình trạng phế quản bị giãn sau khi bị lao phổi. Giãn phế quản sau lao gặp nhiều ở người bệnh. Cơ chế phát triển của bệnh như sau:

  • Nhu mô phổi ở người bị lao phổi bị xơ hóa, phá hủy dẫn đến tình trạng cơ kéo, giãn phế quản không thể phục hồi loại.
  • Hoặc phế quản bị chít hẹp lại do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ gây ra.

Hầu hết các trường hợp lao hậu tiên phát làm tổn thương lao ở các phân thùy sau và phân thùy đỉnh của thùy trên. Vì thế, giãn phế quản sau lao thường gặp ở những vị trí này (vị trí dẫn lưu phế quản tốt). Chính vì thế bệnh giãn phế quản sau lao thường có những dấu hiệu triệu chứng nhận biết nghèo nàn.

Nguyên nhân gây giãn phế quản

Những tổn thương ở trên thành phế quản thường là nguyên nhân gây giãn phế quản. Một vài bệnh nhiễm trùng phổi có thể gây ra những tổn thương này gồm:

  • Ho gà, lao phổi, sởi
  • Viêm phổi nặng
  • Nhiễm nấm tại phổi

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi gây giãn phế quản:

  • Dị ứng với nấm aspergillus
  • Mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS
  • Những rối loạn liên quan đến vận động của nhung mao trong lòng phế quản
  • Bệnh xơ nang: Nguyên nhân của 50% các trường hợp bị giãn phế quản ở Mỹ
  • Hội chứng hít sặc: Xảy ra khi người bệnh hít thức ăn, nước bọt, chất lỏng hoặc thức ăn ở dạ dày trào vào phổi
  • Mắc các bệnh ở mô liên kết như bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp…

Nguyên nhân khác:

  • Do các khối u lành tính
  • Dị vật rơi vào phế quản
  • Bất thường trong quá trình hình thành phổi ở bào thai gây giãn phế quản bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Triệu chứng giãn phế quản

Tổn thương phế quản gây giãn phế quản bắt đầu khi còn nhỏ nhưng dấu hiệu, triệu chứng chỉ xuất hiện sau nhiều năm khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng phổi tái phát nhiều lần ở người bệnh.

Triệu chứng điển hình:

  • Ho liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm
  • Thở ngắn, nghe có tiếng rít
  • Nhiều đờm nhầy
  • Đau tức ngực
  • Da dưới móng tay, móng chân dày lên
  • Nghe phổi có tiếng ran phổi bất thường

Giãn phế quản

Triệu chứng giãn phế quản có thể nặng dần lên theo thời gian. Bệnh nhân có thể bị ho ra máu hoặc đờm có lẫn máu, người mệt mỏi. Trẻ nhỏ chậm lớn hoặc bị giảm cân.

Giãn phế quản nặng có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi, suy tim.

>> BẠN CÓ BIẾT: Viêm phế quản là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *