Viêm họng trào ngược có thể bị chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh lý khác. Chính điều này khiến bệnh trở nên nguy hiểm và khó điều trị. Vậy cùng tìm hiểu viêm họng trào ngược là gì, triệu chứng dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh như thế nào nhé!
Viêm họng trào ngược là gì?
Bệnh viêm họng trào ngược là triệu chứng của tình trạng trào ngược họng thanh quản – laryngopharyngeal reflux.
Theo thống kê, có khoảng 59% người bị trào ngược dạ dày thực quản bị viêm họng. Tuy nhiên, dấu hiệu triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn nên thường bị điều trị sai cách dẫn đến tình trạng chữa mãi không khỏi.
Nguyên nhân gây viêm họng trào ngược
Cơ vòng trong thực quản gồm 2 cơ là cơ thắt thực quản trên và cơ thắt thực quản dưới.
- Cơ dưới là van mở cho thức ăn, đồ uống xuống dạ dày tiêu hóa và đóng lại để thức ăn không bị trào ngược lên trên trở lại. Khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, bị giãn, axit dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Sau một thời gian dài sẽ khiến cổ họng bị tổn thương gây đau họng, nóng rát, viêm họng trào ngược.
- Cơ trên đóng vai trò ngăn dịch vị, axit từ dạ dày trào ngược lên thanh quản và họng. Nếu cơ thắt thực quản trên bị suy yếu, rối loạn đóng mở bất thường thì axit, dịch vị sẽ trào ngược lên phía sau cổ họng, đường thở khiến niêm mạc thanh quản và hầu họng bị tổn thương gây viêm họng trào ngược.
Triệu chứng viêm họng trào ngược
Triệu chứng viêm họng trào ngược dễ bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Các dấu hiệu, biểu hiện thường gặp gồm:
- Ngứa rát cổ họng
- Khản giọng
- Phát âm khó
- Khó nuốt, nóng rát trước ngực
- Trong cổ họng có nhiều đờm
- Đằng hắng thường xuyên
- Ho khi ngủ hoặc ho mãn tính
Biến chứng viêm họng trào ngược
Bệnh nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách có thể khiến axit, dịch vị dạ dày tiếp tục trào ngược làm tổn thương thực quản nặng hơn, viêm họng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Ho mãn tính, ho liên tục: Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng cổ họng, đằng hắng ho liên tục, đau họng, khàn tiếng.
- Đau họng, khó nuốt: Niêm mạc họng, thực quản bị tổn thương hình thành mô sẹo khiến người bệnh khó nuốt, đau họng.
- Chít hẹp thực quản: Viêm họng trào ngược có thể để lại mô sẹo do niêm mạc họng bị tổn thương sẽ gây chít hẹp thực quản, người bệnh khó khăn khi nuốt.
- Viêm thực quản: Axit, dịch vị dạ dày trào ngược lên gây kích thích mô lót ở hầu họng.
- Vòng thực quản: Nếp gấp hoặc vòng mô bất thường ở lớp lót dưới thực quản, gây co thắt thực quản, khó nuốt ở người bệnh.
- Barrett thực quản (biến chứng hiếm gặp): Tế bào niêm mạc thực quản bị tổn thương thay đổi giống với tế bào lót ruột non tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
Ngoài ra, người bệnh viêm họng trào ngược có thể bị hôi miệng, áp xe hầu họng, viêm thanh quản, xuất hiện tế bào ung thư thực quản…
Cách chữa viêm họng trào ngược hiệu quả
Biện pháp điều trị viêm họng trào ngược hiệu quả nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày và áp dụng một số mẹo trị viêm họng để điều trị tận gốc.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Điều chỉnh một số thói quen sống giúp người bệnh giảm viêm họng trào ngược đồng thời cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Bao gồm:
- Tránh ăn thực phẩm gây kích thích dạ dày: Đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn có nhiều đường. Hạn chế uống các loại nước có ga, đồ uống có cồn, cafein như bia rượu, cà phê, nước ngọt có ga, nước cam…
- Chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa chính, người bệnh có thể chia thành nhiều bữa nhỏ ngăn ngừa tình trạng dạ dày bị giãn rộng khi ăn bữa lớn và giảm áp lực lên cơ thắt thực quản.
- Không hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nicotine, chất này làm cơ thắt thực quản bị giãn ra và kích thích sản sinh ra dịch vị, axit dạ dày khiến cho tình trạng viêm họng trào ngược trầm trọng hơn.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Trong thời gian 3 giờ đầu sau khi ăn, người bệnh không nên nằm xuống. Bởi khi nằm thẳng dịch vị, axit có thể trào ngược lên thực quản khiến tình trạng viêm họng trào ngược nặng hơn. Ngoài ra, khi nằm người bệnh nên nằm ở tư thế đầu cao hơn dạ dày.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Thừa cân béo phì làm áp lực vùng bụng tăng khiến cho dịch vị, axit từ dạ dày đẩy lên thực quản, bệnh viêm họng trào ngược nặng hơn.
Mẹo trị viêm họng trào ngược hiệu quả
Các mẹo dân gian trị viêm họng trào ngược dạ dày như sử dụng tỏi, mật ong.
Tỏi chữa viêm họng trào ngược
Tỏi chứa chất allicin là kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Loại kháng sinh này giúp loại bỏ virus, vi khuẩn hiệu quả. Vì thế, người bệnh chỉ cần ngậm 1 tép tỏi trong 3 phút mỗi ngày. Sau vài ngày, tình trạng trào ngược dạ dày, viêm họng trào ngược được cải thiện hẳn.
Chuối xanh chữa viêm họng trào ngược
Các sợi pectin hòa tan có trong chuối xanh giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, nhờ vậy mà tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thuyên giảm.
Mật ong trị viêm họng trào ngược
Mật ong làm dịu nhẹ niêm mạc họng, trung hòa axit và dịch vị dạ dày, giảm đau và ngứa rát cổ họng. Chất kháng khuẩn trong mật ong giúp bảo vệ niêm mạc họng. Bên cạnh đó, mật ong còn giàu dinh dưỡng giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Người bị viêm họng trào ngược nên ngậm 1 thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Sau vài ngày tình trạng viêm họng trào ngược cũng như trào ngược dạ dày thực quản thuyên giảm hẳn.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày, nghỉ ngơi hợp lý.
Sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày
Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày bác sĩ có thể kê đơn là thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc ức chế thụ thể H2.
Người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc thay đổi liều lượng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Một số trường hợp viêm họng trào ngược bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để chữa trị triệt để căn nguyên bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng trào ngược. Hy vọng rằng những thông tin này giúp bạn đọc hiểu về căn bệnh này và có cách điều trị bệnh phù hợp đạt hiệu quả tốt nhất.
>> XEM THÊM: Viêm họng liên cầu cách đẩy lùi bệnh hiệu quả