Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Hen phế quản ở trẻ em thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gây khó thở, thờ khò khè, ho về đêm và sáng sớm… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu rõ hơn hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không, dấu hiệu triệu chứng nhận biết bệnh và cách điều trị như thế nào trong bài viết này nhé!

Triệu chứng dấu hiệu hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản ở trẻ em là bệnh mãn tính, gây tắc nghẽn đường thở, thường tái phát lại nhiều lần với các dấu hiệu, triệu chứng:

  • Khó thở
  • Thở khò khè thành từng cơn, thoáng qua
  • Ho kéo dài dai dẳng

hen-phe-quan-o-tre-em

Giai đoạn nặng hơn:

Triệu chứng biểu hiện hen phế quản ở trẻ em xuất hiện rõ rệt hơn.

  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Thờ khò khè, nặng hơn về đêm và sáng
  • Khó thở ra, nghe tiếng rít cò cử
  • Nghe phổi có ran ngáy, ran rít
  • Số lượng bạch cầu không tăng, chỉ có bạch cầu ái toan tăng khi thực hiện xét nghiệm máu
  • Nếu có bội nhiễm thì số lượng bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu tăng. Thấy ứ khí phổi khi thực hiện chụp phổi

Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây hen phế quản ở trẻ em là virus, chiếm đến 85% các trường hợp hen cấp tính. Loại virus gây bệnh gồm: Virus hợp bào hô hấp RSV, virus Corona, Rhino, Influenza.

hen-phe-quan-o-tre-em-1

Tác nhân gây bệnh khác:

  • Phấn hoa, lông thú nuôi, ẩm mốc, khói thuốc lá, bụi bẩn, bọ nhà, khói bụi…
  • Thực phẩm gây dị ứng như tôm cua, sữa bò, trứng, đậu nành…
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc hen phế quản

Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh hen ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Các phế nang bị giảm sự đàn hồi theo thời gian ở trẻ bị hen khiến thể tích khi bị giảm và khí cặn tăng.
  • Xẹp phổi: Biến chứng hen phế quản ở trẻ em phổ biến, có đến 1/3 trẻ nhập viện mắc phải. Khi kiểm soát được tình trạng hen thì xẹp phổi được cải thiện.
  • Tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi: Các phế nang bị giãn rộng khi bị hen, khi đó áp lực trong phế nang bị tăng. Trẻ vận động nhiều, ho nhiều phế nang sẽ rất dễ bị vỡ gây tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi.
  • Ngừng hô hấp, tổn thương não: Hen phế quản ở trẻ em gây thiếu oxy lâu ngà dễ dẫn đến ngừng hô hấp, thiếu oxy não.
  • Suy hô hấp: Trẻ em bị hen phế quản cấp tính nặng, hen suyễn ác tính thường bị suy hô hấp. Trẻ bị tím tái, khó thở, ngừng thở và cần có sự hỗ trợ của máy thở. Nếu không có thuốc và máy thở kịp thời có thể gây tử vong.

Như vậy, hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý dấu hiệu, triệu chứng bệnh để phát hiện và có biện pháp điều trị sớm và phù hợp.

Cách điều trị hen phế quản ở trẻ em

Việc điều trị hen phế quản ở trẻ em phụ thuộc vào tình trạng bệnh (cấp độ hen) và nguyên nhân gây bệnh.

Trẻ bị hen nhẹ

  • Sử dụng khí dung Ventolin
  • Vệ sinh sạch sẽ mũi, làm thông thoáng đường thở bằng sofmer, sterimar
  • Uống thuốc nhóm salbutamon có tác dụng mở phế quản
  • Thuốc hạ sốt nhóm paraxetamon nếu trẻ có triệu chứng sốt

Hen phế quản ở trẻ em mức độ vừa

Điều trị bằng khí dung ventolin làm mở phế quản, kết hợp với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương (Budesonide, Fluticason propionate).

hen-phe-quan-o-tre-em-2

Trẻ bị hen phế quản nặng

  • Khí dung
  • Thở Oxy
  • Thuốc kháng sinh (trường hợp có bội nhiễm)
  • Trẻ lên cơn hen ác tính thì cần phải được cấp cứu ngay lập tức và theo dõi điều trị tại bệnh viện.
  • Khí dung
  • Thở oxy
  • Corticoid và thuốc giãn phế quản tiêm tĩnh mạch
  • Đặt nội khí quản, thở máy (trường hợp nặng hơn)

Cách phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em

Phòng tránh hen ở ở trẻ có nhiều biện pháp, trong đó có:

  • Cách ly trẻ bị hen phế quản nguyên nhân do virus với trẻ khỏe mạnh.
  • Điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa hoặc gia đình có tiền sử bị hen, trẻ bị chàm. Loại thuốc được sử dụng ở dạng hít hoặc dạng uống Montelukast Na theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc dự phòng hèn nếu trẻ hay ho ho khò khè.
  • Không nuôi chó, mèo nếu trẻ bị khò khè kéo dài, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Không sử dụng các loại nước xả quẩn áo, người lớn không hút thuốc lá, sử dụng nước hoa…

Những thông tin về bệnh hen phế quản ở trẻ em trên đây mong rằng giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phòng tránh và điều trị bệnh cho trẻ. Khi trẻ có bất cứ dấu hiệu bệnh nào hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

>> XEM NGAY: Hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì ngăn ngừa cơn hen hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *