Món ăn trị hen suyễn là cách đơn giản, an toàn giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa cơn hen tái phát hiệu quả, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bài viết này tổng hợp một số món ăn, người bệnh hen có thể tham khảo và lựa chọn món ăn phù hợp nhé!
Món ăn trị hen suyễn
Trong đông y chia hen suyễn thành 3 thể phong nhiệt, phong hàn và phong đờm. Mỗi thế sẽ có các món ăn trị hen suyễn khác nhau.
Món ăn trị hen suyễn thể phong nhiệt
Thể phong nhiệt: Ho, thở khò khè, khó thở, khát nước, người nóng ra mồ hôi, miệng đắng, ho có đờm vàng dính đặc. Người bệnh có thể ăn những món sau:
Cháo củ mài
Nguyên liệu: Củ mài, nước mía, nước ép lựu
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ mài, đem luộc chín, sau đó bỏ vỏ, giã nhỏ.
- Cho nước mía, nước ép lựu vào đun sôi sau đó cho củ mài vào
- Đảo đều tay đến khi cháo sôi là được
Chia nhỏ thành 2 – 3 lần ăn trong ngày. Người bệnh ăn đều đặn trong 5 ngày rồi 2 – 3 ngày lại ăn một lần. Sau một thời gian, tình trạng hen suyễn giảm hẳn.
Canh rau hẹ
Nguyên liệu: Rau hẹ, lá dâu tằm tươi và hoa đu đủ được
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, để ráo nước
- Giã nát lá dâu tằm, hoa đu đủ đực rồi hòa với nước rồi đem đun sôi
- Cho rau hẹ vào rồi đảo đều đến khi sôi thì nêm gia vị vừa miệng
Chia canh rau hẹ ra thành 2 – 3 lần ăn trong ngày. Người bị hen suyễn thể phong nhiệt ăn đều đặn trong 3 ngày rồi cách 1 – 2 ngày lại ăn một lần. Kiên trì ăn trong một thời gian, chứng hen suyễn được cải thiện rõ rệt.
Món ăn trị hen suyễn thể phong hàn
Thể phong hàn: Tức ngực, khó thở, đau đầu, người mát, sợ lạnh, đờm màu trắng, cơn hen thường xuất hiện khi trời lạnh, nước tiểu trong. Người bệnh nên ăn những món ăn trị hen suyễn sau:
Nước đinh hương, mật ong
Nguyên liệu: Đinh hương và mật ong
Cách thực hiện:
- Đinh hương cho vào ấm đun sôi với nước
- Cho thêm mật ong vừa đủ vào khuấy đều lên
- Tắt bếp, để nguội bớt, rồi chia nước đinh hương, mật ong ra làm 2 – 3 phần, uống trong ngày.
Xôi bèo cái
Xôi bèo cái là món ăn rất tốt cho người bị hen suyễn thể phong hàn, cách chế biến cũng rất đơn giản.
Chuẩn bị: 50g bèo cái tươi và 200g gạo nếp
Cách thực hiện:
- Bèo cái bỏ phần rễ, chỉ lấy phần lá, sau đó rửa sạch, đem phơi khô rồi tán thành bột mịn
- Gạo nếp rửa sạch rồi đồ xôi
- Trước khi bác ra, hãy rắc bột bèo cái vào rồi đảo đều
- Đậy kín vung trong khoảng 5 – 10 phút
Chia xôi bèo cái thành 3 lần ăn trong ngày. Người bệnh ăn liên tục trong 1 tuần rồi cách 1 – 2 ngày lại ăn một lần.
Canh rau hẹ, gừng tươi
Chuẩn bị: 100g rau hẹ, 10 – 15g gừng tươi (tương đương 3 lát gừng nhỏ) và 50g hoa đu đủ đực
Cách thực hiện:
Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó đem giã nát gừng tươi, hoa đu đủ đực. Thêm khoảng 300ml nước lọc vào, chắt lấy nước rồi bỏ bã. Đun sôi hỗn hợp nước sau đó cho rau hẹ vào, đảo đều đến khi sôi thì nêm gia vị vừa miệng.
Chia canh rau hẹ và gừng tươi thành 2 – 3 phần và ăn trong ngày. Ăn đều đặn trong 3 ngày rồi cách 1 – 2 ngày mới ăn một lần.
Món ăn trị hen suyễn thể phong đàm
Thể phong đàm: Tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho nhiều đờm nhớt và nhạt miệng. Người bệnh nên ăn những món ăn trị hen suyễn dưới đây:
Trứng gà ngâm nghệ
Chuẩn bị: 1 quả trứng gà, 50g nghệ vàng và muối ăn vừa đủ
Cách thực hiện:
- Trứng gà rửa sạch rồi dùng kim khoan 2 lỗ nhỏ ở ở 2 đầu
- Rửa sạch nghệ, giã nhỏ rồi thêm 100ml nước vào, lọc lấy nước, bỏ bã
- Cho 1 thìa cà phê muối vào nước nghệ, rồi cho trứng gà vào ngâm trong 3 ngày
- Lấy trứng gà ra, bỏ vỏ, lấy ruột trứng cho người bệnh hen ăn. Cách 3 ngày lại ăn 1 quả trứng gà ngâm nghệ, đều đặn 10 quả.
Canh cá chép
Chuẩn bị: 250g cá chép, 6h gừng tươi, 6g sa nhân và gia vị muối, đường, tiêu, tỏi băm, nước mắm
Cách thực hiện:
- Làm sạch cá chép rồi ướp cùng với đường, muối, mắm, tỏi băm, tiêu trong 30 phút
- Gừng và sa nhân rửa sạch
- Cho cá chép, gừng, sa nhân cùng lượng nước vừa đủ vào nấu thành canh
- Nêm gia vị vừa ăn rồi dùng nóng với cơm
Cháo thịt vịt nấu nước mía
Chuẩn bị: 300g thịt nạc vịt mái, 300ml nước mía, 100g gạo tẻ và các loại gia vị
Cách thực hiện
- Thịt vịt rửa sạch, băm nhỏ rồi ướp cùng với gia vị trong 30 phút
- Gạo tẻ đem nấu cháo với nước mía
- Khi cháo chín nhừ, cho thịt vịt vào đảo đều rồi tiếp tục đun đến khi thịt vịt chín, tắt bếp
Chia cháo thịt vịt nước mía thành 3 phần, ăn trong ngày. Người bệnh ăn món cháo này liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Nước chanh gừng
Chuẩn bị: 1 quả chanh, 10g gừng tươi và 1/2 thìa cà phê muối ăn
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch rồi giã nát cùng với muối ăn
- Chanh cắt nhỏ ở đầu, cho gừng, muối đã giã nát vào
- Nướng quả chanh trên lửa than đến khi vỏ chanh chuyển màu vàng đều
Vắt lấy nước chanh cho người bệnh hen suyễn uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và đều đặn trong 5 ngày liền.
Các món ăn trị hen suyễn khác
Ngoài những món ăn trên, người bệnh hen suyễn có thể ăn những món ăn sau cũng rất tốt cho việc điều trị bệnh:
Canh cá lóc thì là
Chuẩn bị: 200g phi lê cá lóc, 2 quả cà chua, hành lá, bột nghệ, thì là, rau ngò, nước mắm, hành tím băm nhỏ, tiêu và muối.
Cách thực hiện:
- Cá rửa sạch, để ráo nước rồi cắt miếng nhỏ. Ướp cá với nước mắm, muối, đường và bột nghệ trong 30 phút.
- Rửa sạch thì là, hành lá và cà chua. Hành lá cắt khúc nhỏ, còn cà chua bổ múi cau.
- Hành tím băm nhỏ đem phi vàng với dầu ăn, sau đó cho cá vào đảo đều đến khi cá chín, cho ra bát.
- Cho cà chua vào đảo đều đến khi chín cho nước vào ngập cà chua, đun sôi.
- Nước sôi cho cá vào, thêm mắm, muối, đường nêm cho vừa ăn
- Cho thì là, hành lá vào, tắt bếp rồi múc ra bát
- Ăn canh cá lóc với cơm khi còn nóng
Món canh cá lóc thì là phòng ngừa cơn hen xuất hiện, tốt cho hen suyễn ở trẻ em và người bị hen suyễn lâu năm.
Nước mật ong quế
Quế có tác dụng làm lành vết thương, ngăn ngừa lở loét và chống dị ứng. Sử dụng mật ong và quế giúp giãn phế quản, thông thoáng đường thở, người bệnh hen suyễn thở dễ dàng hơn.
Chuẩn bị: 30ml mật ong và 2 – 3g bột quế
Cách thực hiện: Mật ong và bột quế hòa cùng với 150ml sữa nóng. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Nước mật ong quế là món ăn trị hen suyễn lâu ngày và khí lực suy yếu hiệu quả.
Đường phèn, bí đao
Chuẩn bị: 1 quả bí đao nhỏ và lượng đường phèn vừa đủ
Cách thực hiện
- Bí đao bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành khúc
- Thêm đường phèn vào rồi hấp cách thủy
- Chắt lấy nước bí đao đường phèn
Người bệnh uống nước bí đao đường phèn đều đặn, hết 4 quả bí đao tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Nước cơm lá nhót
Chuẩn bị: 50g lá nọt và 1 bát con nước cơm
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá nhót rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt
- Hòa nước cốt lá nhót với nước cơm
Uống hỗn hợp nước cơm lá nhót mỗi ngày 1 lần, uống đều đặn trong 10 – 15 ngày, tình trạng bệnh hen suyễn lâu năm giảm hẳn.
Cà rốt và lê
Chuẩn bị: 6 quả lê, 2 củ cà rốt và 100g xuyên bối
Cách thực hiện:
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng nhỏ. Lê gọt vỏ và bỏ lõi. Xuyên bối nghiền thành bột
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi thêm lượng nước vừa đủ vào rồi ninh nhừ
- Sau khi lê, xuyên bối và cà rốt nhừ lọc bỏ bã. Đun nhỏ lửa để phần nước còn lại sánh đặc
Cho vào hũ thủy tinh để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày người bệnh dùng 1 thìa canh.
Rau xà lách trộn cà rốt, húng chanh
Chuẩn bị: 50g cà rốt, 100g rau xà lách, 50g lá húng chanh, bột canh, giấm gạo, đường và dầu oliu vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Rau xà lách rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng 5 – 10 phút
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi
- Lá húng chanh rửa sạch rồi để ráo nước
- Trộn đều cà rốt, rau xà lách và húng chanh với đường, giấm gạo, bột canh và dầu oliu để ngấm là dùng được.
Món ăn này giúp trị hen suyễn do dị ứng thời tiết và phấn hoa.
Bí ngô nấu đường, gừng
Chuẩn bị: 220g bí ngô, 12g gừng và đường đỏ lượng vừa đủ dùng.
Cách thực hiện:
- Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng
- Gừng rửa sạch, thái lát
- Đem ninh nhừ bí ngô và gừng, sau đó thêm đường đỏ vào, ninh nhừ là dùng được.
Người bị hen suyễn mỗi ngày ăn 2 lần bí ngô nấu đường phèn và gừng triệu chứng hen suyễn giảm hẳn.
Trên đây là tổng hợp một số món ăn trị hen suyễn người bệnh có thể tham khảo. Kiên trì ăn những món ăn này sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng và phòng ngừa cơn hen suyễn xuất hiện hiệu quả.
>> Góc giải đáp: Trẻ bị hen có ăn được thịt gà không?