Hen suyễn ở trẻ sơ sinh dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết do các triệu chứng dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Do đó, cha mẹ cần biết được những dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh điển hình để đưa trẻ đi khám sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn hay hen suyễn ở trẻ sơ sinh là bệnh hô hấp mãn tính xảy ra ở trẻ sơ sinh và rất phổ biến. Mỗi khi cơn hen xuất hiện, lớp niêm mạc phế quản bị sưng viêm, kích thích, co thắt phù nề làm cho đường thở bị thu hẹp lại. Khi đó, lượng không khí lưu thông ra vào phổi giảm gây khó thở, thở khò khè ở trẻ sơ sinh.

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị hen suyễn. Nhưng có nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh ở trẻ sơ sinh. Các yếu tố đó gồm:

  • Cơ địa của trẻ quá mẫn cảm với những dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, khói, lông vật nuôi trong nhà, nước hoa, thuốc xịt côn trùng….
  • Thời tiết thay đổi thất thường như nóng sang lạnh, ẩm ướt.
  • Trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan….
  • Cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ có tiền sử bị hen suyễn, đang bị bệnh thì trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị hen suyễn hơn.
  • Người mẹ trong thời kỳ mang thai nếu hút thuốc thì trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao bị hen suyễn hơn.

Triệu chứng dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Khi trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh hô hấp khác như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cảm lạnh… Chính vì thế, cha mẹ cần nắm được các triệu chứng bệnh để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Các dấu hiệu triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh dễ dàng nhận biết bao gồm:

Thở nhanh, gấp, thở dốc và mặt nhợt nhạt

Đường dẫn khí của trẻ sơ sinh bị thu hẹp khi bị hen dẫn đến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu. Khi đó hơi thở của trẻ nhanh gấp và nặng nề. Quan sát có thể thấy:

  • Bụng của trẻ nhấp nhô nhiều hơn so với bình thường khi thở
  • Lỗ mũi trẻ phồng ra
  • Mặt nhợt nhạt

Ho liên tục, kéo dài, ho nhiều về ban đêm

Hầu như các bệnh đường hô hấp đều có triệu chứng ho, tuy nhiên, đặc điểm của cơn ho do hen suyễn ở trẻ sơ sinh khác với các cơn ho khác. Ho do hen suyễn ngắn, rít, không có đờm và xuất hiện nhiều vào ban đêm khi ngủ do đường hô hấp bị thu hẹp.

Thở khò khè

Trẻ thở khò khè nghe như tiếng huýt sao, thỉnh thoảng có thể nghe được cơn co rít ở cổ họng khi trẻ thở. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ sơ sinh bị hen suyễn đường thở bị viêm, phù nề và thu hẹp, khi không khí di chuyển qua sẽ tạo ra âm thanh rít, khò khè.

Để chẩn đoán chính xác những âm thanh này thì cần phải sử dụng tai nghe hoặc đặt áp sát tai vào ngực trẻ và nghe.

Triệu chứng dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Thở hổn hển, mệt mỏi

Trẻ sơ sinh có biểu hiện mệt mỏi, thở hổn hển không còn hứng thú với các hoạt động yêu thích hàng ngày. Khi hút nước hoặc bú mẹ có thể gặp khó khăn.

Kém thích nghi với thời tiết lạnh

Khi bị hen suyễn, trẻ sơ sinh rất kém thích nghi với thời tiết lạnh, biểu hiện là tình trạng khó thở, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi. Vì thế, cha mẹ cần quan sát, nếu như mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ gặp các vấn đề trên thì có thể bé đã bị hen suyễn.

Bị dị ứng hoặc chàm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có tiền sử bị dị ứng, chàm, viêm da có nguy cơ cao bị hen suyễn hơn so với trẻ bình thường.

Cách chữa trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Khi theo dõi, quan sát thấy có dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc trị bệnh phù hợp cho trẻ. Tuyệt đối cha mẹ không tự ý mua thuốc về cho bé uống. Điều này có thể điều trị sai thuốc khiến bệnh nặng hơn, việc điều trị sau đó cũng khó khăn hơn, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

Loại thuốc trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh được bác sĩ kê đơn thường là dạng hít. Một số dược phẩm dùng cho trẻ lớn hơn cũng có thể được dùng cho trẻ sơ sinh nhưng ở liều thấp.

Điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa hen suyễn ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Mặc dù hen suyễn ở trẻ sơ sinh là bệnh mãn tính nhưng nếu tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ và cha mẹ áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh ở trẻ sơ sinh:

  • Không nuôi chó mèo ở trong nhà
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, nhà cửa tạo môi trường sống trong lành, thoáng mát
  • Không cho trẻ chơi đồ chơi được làm sợi, bông và lông
  • Tránh dùng thảm nhà, vệ sinh chăn ga, gối của trẻ sạch sẽ thường xuyên
  • Không hút thuốc lá trong ở gần trẻ và trong nhà
  • Không dùng thuốc xịt côn trùng, nước xịt phòng
  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc giảm đau, hút thuốc lá
  • Giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những nơi ô nhiễm
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 năm đầu đầu để tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh các cơn hen sẽ thường xuyên hỏi thăm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, tràn khí màng phổi, thậm chí tử vong.

Do đó khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu hen suyễn, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.

Những thông tin về bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh trên đây mong rằng sẽ giúp ích cho các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ hãy nắm rõ các dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm và nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nhé!

>> TÌM HIỂU: Thuốc hít hen suyễn phổ biến và cách sử dụng đúng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *