Phác đồ điều trị viêm phổi giúp kiểm soát bệnh và cho hiệu quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, phác đồ điều trị của mỗi người bệnh là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm phổi chung, hãy cùng tham khảo nhé!
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng là bệnh viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện do nhu mô phổi bị nhiễm khuẩn. Thường là virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, không phải do trực khuẩn lao gây ra.
Nguyên tắc điều trị chung
- Điều trị theo tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Chữa trị theo triệu chứng
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Kháng sinh theo nguyên nhân. Ban đầu theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ, tình trạng nặng nhẹ của bệnh, yếu tố dịch tễ, tuổi tác, bệnh lý kèm theo, tác dụng phụ của thuốc.
Sử dụng kháng sinh trị viêm phổi từ 7 – 10 ngày nếu tác nhân gây viêm phổi điển hình và 14 ngày nếu tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
Điều trị ngoại trú
Dùng các loại thuốc sau nếu như nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn không điển hình:
- Thuốc Amoxicillin 500mg – 1g: Uống mỗi ngày 3 lần. Hoặc thuốc Clarithromycin 500mg: Mỗi ngày uống 2 lần.
- Hoặc dùng kết hợp Amoxicilin 50mg/kg/ngày với thuốc Clarithromycin 500mg uống 2 lần/ngày hoặc với thuốc macrolide (Erythromycin 2g/ngày).
- Hoặc thuốc β – lactam/ức chế men β – lactamase (amoxicilin clavulanat) và 1 thuốc thuộc nhóm macrolid (chẳng hạn như thuốc azithromycin 500mg/ngày, thuốc clindamycin 500mg uống 2 lần mỗi ngày)
- Hay kết hợp thuốc cefuroxim 0,5 g/lần uống 3 lần mỗi ngày (nhóm cephalosporin thế hệ 2) cùng với 1 thuốc thuộc nhóm macrolid.
Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh trên thì cần phải đảm bảo được sự thăng bằng kiềm – toan và cân bằng nước – điện giải.
Điều trị bệnh ở mức độ trung bình
Thuốc kháng sinh: Amoxicilin – acid clavulanic 1g uống mỗi ngày 3 lần cùng với 1 loại thuốc thuộc nhóm macrolid (Có thể là thuốc azithromycin 500mg/ngày hoặc thuốc clindamycin 500mg mỗi ngày 2 lần).
Trường hợp người bệnh không uống được thì sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch amoxicilin – acid clavulanic liều lượng 1g x 3 lần/ngày. Kết hợp cùng với 1 loại thuốc nhóm macrolid đường tĩnh mạch như azithromycine 500mg/ngày hoặc thuốc clindamycin 500mg x 2 lần/ngày. Hoặc dùng thuốc moxifloxacin 400mg/ngày hay thuốc levofloxacin 750mg/ngày.
Người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định.
Cần đảm bảo thăng bằng kiềm – toan và cân bằng điện giải – nước.
Điều trị trường hợp bệnh nặng
- Sử dụng kháng sinh
- Dùng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch thuốc amoxillin acid clavulanic 1g/lần x 3 lần/ngày cùng với thuốc clarithromycin 500mg đường uống, mỗi ngày uống 2 lần. Hoặc kết hợp với thuốc levofloxacin dùng với liều lượng 750mg/ngày.
- Hoặc có thể sử dụng thuốc ephalosporin phổ rộng như ceftriaxon 1g liều lượng 3 lần/ngày, thuốc cefotaxim 1g liều lượng 3 lần/ngày hoặc ceftazidim 1g liều lượng 3 lần/ngày. Kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid, nhóm aminoglycosid, nhóm fluoroquinolon. Chẳng hạn như thuốc moxifloxacin 400mg/ngày, thuốc levofloxacin 0,75g/ngày.
Khi sử dụng những loại kháng sinh này nhưng nếu bệnh không có tiến triển nhiều thì cần phải xem xét thay đổi loại kháng sinh.
- Nếu người bệnh khó thở nặng thì cần thực hiện thông khí nhân tạo và thở oxy.
- Đảm bảo huyết động
- Nếu bệnh gây ra các biện chứng thì cần thực hiện điều trị các biến chứng.
Điều trị một vài loại viêm phổi đặc biệt
Phác đồ điều trị viêm phổi này áp dụng cho người bệnh nặng khoảng 60kg.
Do Legionella gây ra
- Dùng các loại thuốc Clarithromycin 0,5g liều lượng mỗi ngày 2 lần, thuốc rifampicin 0,6g với liều lượng 1- 2 lần/ngày. Dùng trong 21 ngày.
- Hoặc có thể sử dụng thuốc nhóm fluoroquinolon như thuốc levofloxacin, ofloxacin, moxifloxacin, ciprofloxacin.
Do Pseudomonas aeruginosa
Sử dụng thuốc Ceftazidime 2g liều lượng mỗi ngày 3 lần kết hợp cùng với thuốc tobramycin/gentamycin/amikacin theo liều lượng phù hợp.
Nếu không sử dụng được các loại thuốc trên hoặc không có tác dụng thì thay thế bằng thuốc ciprofloxacin 500mg liều lượng mỗi ngày 2 lần kết hợp cùng với thuốc piperacilin 4g liều lượng mỗi ngày 3 lần và thuốc amikacin/tobramycin/gentamycin theo liều lượng thích hợp.
Do virus cúm
Nếu nguyên nhân do virus thì phác đồ điều trị viêm phổi chủ yếu là trị triệu chứng bệnh: Giảm đau và hạ sốt.
- Sử dụng thuốc Oseltamivire 75mg, mỗi ngày uống 2 lần và 1 viên/lần. Nếu bệnh nặng thì có thể tăng gấp đôi liều.
- Nếu xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn thì chuyển dùng kháng sinh theo chỉ định.
Do tụ cầu vàng
- Sử dụng kháng sinh chứa methicillin: Thuốc rifampicin 0,6g uống 1 – 2 lần mỗi ngày kết hợp với thuốc oxacilin 1g, mỗi ngày uống 2 lần.
- Nếu dùng methicillin không tác dụng sử dụng thuốc vancomycin 1g, mỗi ngày dùng 2 lần.
Một số loại viêm phổi khác
Do nấm: Sử dụng thuốc chống nấm voriconazol, itraconazol và amphotericin B.
Nấm Pneumocystis Jiroveci: Sử dụng thuốc Cotrimoxazol dựa trên TMP thường là 15 mg/kg/ngày chia thanh 4 lần. Dùng liên tục trong 21 ngày.
- Bệnh nhân dưới 40kg: TMP – SMX 480mg, uống 2 viên mỗi lần và 4 lần/ngày.
- Bệnh nhân > 40kg: TMP – SMX 480mg, mỗi lần uống 3 viên và 4 lần/ngày.
Do suy hô hấp: Dùng thuốc prednisolon 40mg uống hoặc đường tĩnh mạch liều lượng mỗi ngày 2 lần, dùng trong 5 ngày. Sau đó giảm còn 1 lần mỗi ngày, trong 5 ngày liền. Cuối cùng giảm còn 20mg/lần/ngày, uống trong 11 ngày.
Nguyên nhân do a míp: Dùng thuốc metronidazol 0,5g truyền tĩnh mạch, mỗi ngày 3 lần và 1 lọ/lần.
Phác đồ điều trị viêm phổi bệnh viện
Bệnh xảy ra do bị nhiễm trùng bệnh viện như Acinetobacter, P. aeruginosa.
Thực hiện sau khi lấy bệnh phẩm đường hô hấp, cấy máu
Đánh giá yếu tố nguy cơ kháng thuốc kháng sinh
- Sử dụng kháng sinh điều trị trong vòng 3 tháng trước đó
- Nhập viện điều trị nội trú trong 3 tháng trước đó
- Thông khí nhân tạo trên 7 ngày
- Đang điều trị nội trú trên 5 ngày
- Điều trị dài ngày tại cơ sở y tế, bệnh viện hoặc cơ sở lọc máu cộng đồng
- Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, đã hoặc đang điều trị các loại thuốc ức chế miễn dịch
- Có tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn kháng sinh ở ngoài cộng đồng hoặc ở khoa hồi sức tích cực
Không có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh
Dùng 1 trong những loại kháng sinh sau:
- Ceftriaxon liều lượng 2g/ngày
- Ertapenem liều lượng 1g/ngày
- Sulbactam/Ampicillin liều lượng cách 6 giờ lại dùng 2 – 3g.
- Moxifloxacin liều lượng mỗi ngày 400mg.
Có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh
Sử dụng các loại kháng sinh:
- Nhóm thuốc Cephalosporin kháng trực khuẩn mủ xanh như Cefepim, Ceftazidim với liều lượng 2g/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.
- Hoặc thuốc Carbapenem kháng trực khuẩn mủ xanh như Meropenem liều lượng 1 – 2g/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ. Hay Imipenem/cilastatin 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ.
- Hoặc thuốc Betalactam kết hợp với chất ức chế men betalactamase: Dùng Piperacillin-tazobactam 4,5g/lần và mỗi lần cách nhau 6 giờ.
Kết hợp cùng với:
- Thuốc Aminiglycosid như tobramycin, amikacin
- Hoặc thuốc Fluoroquinolon kháng trực khuẩn mủ xanh như ciprofloxacin dùng 400-800mg mỗi ngày/thuốc levofloxacin đường tĩnh mạch, sử dụng 750mg mỗi ngày.
Kết hợp cùng:
- Thuốc Linezolid, mỗi ngày 600mg nếu như có nguy cơ bị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng kháng methicillin.
- Hoặc thuốc Vancomycin truyền tĩnh mạch, 1g/lần và mỗi lần cách nhau 12 giờ.
- Hoặc thuốc Clarithromycin/Azythromycin nếu như có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Leigionella
- Thuốc nhóm carbapenem như doripenem, meronem, imipenem/cilastatin nếu như bị nhiễm vi khuẩn sinh ESBL.
Cân nhắc dùng Colistin kết hợp với Rifampicin/Sulperazon nếu như đã bị kháng hoặc điều trị không hiệu quả với nhiều loại kháng sinh.
Sau khi có kết quả nuôi cấy vi sinh
Nếu triệu chứng viêm phổi đã thuyên giảm và kết quả nuôi cấy âm tính thì dừng sử dụng kháng sinh.
Nếu biểu hiện bệnh không thay đổi thì sẽ dùng kháng sinh dựa theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn và độ nhạy với kháng sinh.
- Dấu hiệu cải thiện: Sử dụng thuốc kháng sinh trong 1 tuần (trừ khi có nhiễm khuẩn thứ phát). Dùng kháng sinh trong 15 ngày nếu như do trực khuẩn mủ xanh và vi khuẩn gram âm Acinetobacter gây ra để giảm nguy cơ tái phát.
- Triệu chứng bệnh không cải thiện: Thực hiện đánh giá lại đối với những loại vi khuẩn gây bệnh về phổ kháng sinh, nồng độ thuốc kháng sinh. Đồng thời loại bỏ các biến chứng do bệnh gây ra như tràn mủ màng phổi, áp xe phổi. Loại bỏ những nguyên nhân không phải do nhiễm trùng gây ra.
Trên đây là phác đồ điều trị viêm phổi mới nhất của Bộ Y tế, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm được những thông tin hữu ích.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Điểm danh những triệu chứng viêm phổi dễ dàng nhận biết
- Viêm phổi hít phải ở người già là gì?
Phác đồ điều trị viêm phổi theo Đông Y
Phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế sẽ khắc phục triệu chứng nhanh hơn, tuy nhiên xét về yếu tố an toàn và lâu dài thì lại khiến người bệnh chưa thực sự thỏa mãn. Nếu như Tây Y có những nhóm thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm… thì Đông Y lại sử dụng các thảo dược theo tỷ lệ chuẩn để điều trị viêm phổi. Trong số đó, sản phẩm Cao Bổ Phế được đánh giá cao sau nhiều năm ứng dụng, điều trị cho người bệnh viêm phổi.
Dựa trên nguyên tắc “Quân thần tá sứ”, Cao Bổ Phế đã mang lại những giá trị vô cùng vượt trội thông qua sự đóng góp của bát vị thảo dược:
- Quân (Bách bộ, Cát cánh): Tiêu đờm, thông phế khí, giải tỏa phong hàn cùng các yếu tố xâm nhập gây viêm phổi.
- Thần (Trần bì, La bạc tử): Làm loãng đờm, tống khứ chất dịch bên trong phế phổi, từ đó giảm triệu chứng ho, khó thở…
- Tá (Tang bạch bì, kim ngân hoa): Tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt virus, vi khuẩn… mà không gặp phải tình trạng nhờn thuốc hay kháng kháng sinh.
- Sứ (Kinh giới, cải trời): Hai vị thuốc này ngoài công năng giải quyết triệu chứng còn giữ nhiệm vụ dẫn thuốc vào sâu bên trong phế phổi.
Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về phế phổi, bác sĩ sẵn sàng giúp đỡ bất cứ lúc nào. Nhấn vào “CHAT VỚI BÁC SĨ” để trò chuyện ngay!
Để đạt được hiệu quả tối ưu, các chuyên gia Tâm Minh Đường đã quyết định lựa chọn dạng cao nguyên chất khi bào chế Cao Bổ Phế. Nhờ vậy, sản phẩm đảm bảo được yếu tố “5 không”: KHÔNG tân dược, KHÔNG mất thời gian đun sắc, KHÔNG phụ thuộc mùa vụ, KHÔNG biến chất và KHÔNG phải chờ đợi hiệu quả quá lâu. Hãy lắng nghe sự phân tích kỹ lưỡng của BSCKI Hoàng Thị Lan Hương (Viện YHCT Tuệ Tĩnh) về dạng thức bào chế đặc biệt này nhé:
Lưu ý: Bao bì thay đổi nhưng chất lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên
Người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm phổi của Cao Bổ Phế sẽ đạt được hiệu quả như sau:
- Ngày 5-7: Triệu chứng khó thở, sốt, đau tức ngực, ho có đờm… sẽ thuyên giảm tới 80%.
- Ngày 10 – 20: Triệu chứng viêm phổi tiêu biến, vi khuẩn và virus bị ức chế hoàn toàn.
- Ngày 20-30: Là giai đoạn để tổn thương tại phổi phục hồi, hệ thống hô hấp hoạt động trở lại bình thường.
Trên đây là những thông tin xoay quanh phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y Tế và Đông Y. Tùy vào mục đích điều trị mà người bệnh cân nhắc cho phù hợp.
An toàn, hiệu quả và lâu dài là lợi thế của Cao Bổ Phế!
Tìm hiểu ngay!
Địa chỉ liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437