Sưng phổi là gì? Có chữa được không?

Sưng phổi không phải ai cũng biết đến, tuy nhiên đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong ở người bệnh. Vậy bệnh sưng phổi là gì, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết là gì để có cách điều trị kịp thời, đúng cách. Từ đó có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm bệnh gây ra.

Sưng phổi là gì?

Sưng phổi xảy ra khi phổi bị viêm nhiễm do các vi trùng hoặc siêu vi trùng, nấm, ký sinh trùng gây ra. Đây là một loại bệnh phổi, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, là hiện tượng phổi bị sưng viêm bất thường. Ở giai đoạn đầu phổi sưng đơn thuần sau viêm nhiễm nặng hơn tạo thành nhiều ô mủ, hoại tử dẫn đến sưng phổi có đờm.

 Hiện nay việc điều trị bệnh sưng phổi ngày càng phúc tạp hơn do có nhiều loại vi trùng gây bệnh hơn, nhiều loại vi trùng kháng thuốc.

Sưng phổi

Triệu chứng sưng phổi

Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sưng phổi thường gặp gồm:

  • Sốt nóng, ho
  • Đau tức ngực
  • Ho có đờm, cũng có khi không có đờm
  • Nghe phổi nghe thế tiền lắc rắc, rọt rẹt ở bên phổi bị sưng

Nguyên nhân sưng phổi

Có hàng chục loại vi trùng gây sưng phổi, trong đó phổ biến nhất là Streptococcus pneumonia (viết tắt S. pneumonia). Bên cạnh đó là vi trùng lao, siêu vi trùng, nấm như Klebiella pneumonia, Legionella pneumonia, Mycoplasma pneumonia, Haemophilus influenzae, Chlamydia pneumonia.

Biến chứng sưng phổi

Nếu không được chữa trị sớm và đúng các thì bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và gây biến chứng:

  • Hội chứng suy hô hấp tiến triển
  • Viêm phổi mãn tính
  • Áp xe phổi
  • Biến chứng về tiêu hóa, tim mạch và thần kinh
  • Tử vong

Cách điều trị bệnh sưng phổi

Mục đích: Xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ để xem người bệnh có cần phải điều trị trong bệnh viện không.

Điều trị ngoại trú

Hầu hết các trường hợp sưng phổi được chữa trị ngoại trú bằng những kháng sinh mới dạng uống hữu hiệu. Các loại kháng sinh, thuốc trị sưng phổi phổ biến gồm:

  • Sunphamit, aspirin, penixilin
  • Axetaminophen hạ sốt, ephedrin
  • Teophylin khi có triệu chứng khó thở

Bệnh nhân dưới 60 tuổi, không hút thuốc, không mắc bệnh lý nguy hiểm nào

Bác sĩ kê thuốc Erythromycin. Thuốc uống 4 lần/ngày, dùng trong 10 ngày. Một vài trường hợp sưng phổi do vi trùng cứng đầu thì chữa trị lâu hơn từ 2 – 3 tuần.

Tác dụng phụ Erythromycin: Tiêu chảy, đau bụng. Nếu có điều kiện thì chuyển sang Zithromax, Biaxin, Ketek. Hoặc thuốc mới nhóm fluoroquinolones như Trovan, Levaquin hoặc thuốc doxycycline đã có từ lâu.

Bệnh nhân trên 60 tuổi, hoặc đang mắc bệnh lý khác

Cần thực hiện cấy đờm để xác định được vi trùng gây bệnh. Trong lúc chờ kết quả cấy đờm thì sẽ sử dụng các loại thuốc:

  • Biaxin, Ketek, Zithromax, Trovan, Levaquin…
  • Septra (Bactrim)
  • Cefzil, Ceftin, Augmentin, Vantin

Khi có kết quả cấy đờm, biết rõ loại vi trùng nào gây sưng phổi thì sẽ đổi loại thuốc kháng sinh phù hợp. Trường hợp cấy trùng không ra nguyên nhân và bệnh đang thuyên giảm dần với loại thuốc đang dùng thì tiếp tục dùng cho đủ 10 ngày.

sưng phổi

Điều trị nội trú

Trường hợp nặng sưng phổi cần được điều trị trong bệnh viện. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị nội trú:

  • Người cao tuổi trên 65 tuổi
  • Đang mắc bệnh suy thận, tiểu đường, bệnh phổi, suy tim, ung thư, bệnh gan
  • Đang sử dụng thuốc làm giảm sự đề kháng của cơ thể Prednisone hoặc được điều trị bằng thuốc chống ung thư trong vòng 6 tháng trước đó
  • Trường hợp sưng phổi do vi trùng độc: Staphylococcus aureus, anaerobes, Gram-negative rods. Hoặc bệnh xuất hiện cùng lúc có sự tắc nghẽn một ống phổi, chẳng hạn do khối u ưng thư làm tắc nghẽn ống phổi.
  • Người bệnh lơ mơ, lừ đừ, thở nhanh, sốt li bì…

Đối với những bệnh nhân sưng phổi nặng điều trị nội trú thì việc chữa trị phức tạp hơn rất nhiều. Thông thường sẽ phải dùng 2 – 3 loại khác sinh cùng một lúc, truyền qua đường tĩnh mạch, trong khi chờ kết quả xác nghiệm xác định nguyên nhân gây sưng phổi.

Sử dụng kháng sinh qua đường truyền tĩnh mạch từ 3 – 7 ngày, hoặc lâu hơn đến khi triệu chứng thuyên giảm, hết sốt. Sau đó sẽ chuyển qua thuốc dạng uống.

Nếu dùng đúng loại thuốc thì sốt sẽ giảm trong vòng 2 – 4 ngày. Nếu sau 4 ngày người bệnh vẫn còn sốt thì loại thuốc đố không phù hợp hoặc trong màng phổi đã có mủ nên thuốc không trị được triệt để. Khi đó cần phải rút mủ.

Trường hợp người bệnh vẫn còn sốt nhưng đã giảm ho, khỏe dần thì có thể sốt do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Chích ngừa bệnh sưng phổi

sưng phổi

Cách phòng ngừa sưng phổi hiệu quả nhất được các bác sĩ chuyên khoa hô hấp khuyến cáo là chích ngừa sưng phổi.

  • Ở người lớn: Thuốc chích ngừa sưng phổi thể đa trị (polyvalent) được tổng hợp từ 23 chất polysaccharides và được điều chế từ bao vi trùng S. Pneumoniae. 90% người chích ngừa sưng phổi không mắc bệnh do S. Pneumoniae  gây ra.
  • Trẻ em: Thuốc chích ngừa được sử dụng là seven-valent pneumococcal vaccine, ten-valent pneumococcal vaccine.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tốt sưng phổi thì cần chú ý:

  • Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng
  • Chữa trị triệt để viêm phế quản cấp, mãn tính
  • Giữ ấm vùng cơ thể khi trời lạnh đặc biệt cổ, ngực
  • Khống hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc
  • Có chế độ ăn uống và luyện tập khoa học

Trên đây là thông tin cần biết về bệnh sưng phổi. Hi vọng những thông tin này giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, có các điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Nhu mô phổi là gì? Cấu trúc như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *