Tê tay chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa tê chân tay

Tê tay chân là căn bệnh liên quan đến mạch máu và thần kinh mà rất nhiều người gặp phải. Tê nhức chân tay, tê chân tay hay tê bì chân tay là các tên gọi khác của tình trạng này. Tê tay chân có thể xuất hiện ở bất cứ ai không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tê bì chân tay gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đôi khi tác động tiêu cực tới công việc của người bệnh. Nếu để bệnh phát triển nặng mà không điều trị thì sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng.

Tê tay chân là bệnh gì?

Tê tay chân hay tê bì chân tay là tình trạng hai chân hoặc hai tay thường xuyên có cảm giác bị tê nhức, mỏi ở cơ xương khớp dưới da rất khó chịu.

tê tay chân

Tê tay chân được chia làm 2 loại:

  • Tê tay chân do sinh lý
    • Một người mắc phải tình trạng này chỉ cần thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng tại phần chân tay đang bị tê nhức thì sẽ hết tê.
    • Người bị tê chân tay sinh lý không cần thực hiện thêm phương pháp điều trị nào nữa.
    • Nếu tình trạng tê tay chân lặp lại thường xuyên và xoa bóp không làm giảm và hết tê thì có thể bạn đã mắc phải dạng tê tay chân do bệnh lý.
  • Tê tay chân do bệnh lý
    • Đây là loại tê bì chân tay xuất phát từ một bệnh lý cụ thể gây ra.
    • Rất nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng  tê tay chân nhưng tùy từng căn bệnh mà biểu hiện tê nhức và vị trí sẽ khác nhau. Ví dụ như một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh phong sẽ gây ra tê nhức ở tay.
    • Bệnh do các siêu vi trùng gây tê tay.
    • Các bệnh rối loạn chuyển hóa như: rối loạn chuyển hóa lipid, huyết áp cao, đái tháo đường gây ra tê bì chân tay. Mỗi bệnh lý sẽ được biểu hiện bằng những sự tê nhức đặc thù riêng nên các bác sĩ có thể phân biệt được.

Tùy vào nguyên nhân tê tay chân mà tình trạng sẽ có những mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhiệm vụ của người bệnh là cần xác định được chính xác nguyên nhân gây tê tay chân của mình là gì để có những phương án xử lý điều trị đúng đắn kịp thời.

Triệu chứng tê tay chân

Dấu hiệu nhận biết tê tay chân do nhiễm trùng là:

  • Cảm giác tê nhức, đau đớn kèm bỏng rát.
  • Xuất hiện mụn nước trên da.
  • Có thể bị sổ mũi, hắt hơi.

Biểu hiện tê tay chân ở những người mỡ máu cao, bệnh xơ vữa động mạch:

  • Tê tay chân sau đó giảm cảm giác.
  • Thỉnh thoảng bị tê ở một vùng ở chân hoặc tay trong khi đang ngủ.
  • Tê bì chân tay kèm theo cao huyết áp.

Triệu chứng tê tay chân do bệnh đái tháo đường:

  • Tê nhức chân tay kèm theo viêm phế quản, viêm phổi, sốt.
  • Bệnh đái tháo đường lâu ngày sẽ gây ra biến chứng tê tay chân.

Nguyên nhân tê tay chân

Tê tay chân xuất hiện là do tình trạng thiếu máu tại điểm tê bì do:

  • Các bệnh lý
  • Ở một tư thế chân tay bị căng hoặc đè nén thời gian dài
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại vi
  • Thiếu chất dinh dưỡng
  • Cơ học chèn ép
  • Tác động của các loại vi trùng lên dây thần kinh
  • Mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương
  • Vi mạch bị ảnh hưởng

Tê tay chân có nguy hiểm không?

Các triệu chứng tê nhức chân tay thông thường do sinh lý nếu hết ngay sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tê tay chân do các bệnh lý sẽ cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ở mạch máu và dây thần kinh ngoại biên.

Hậu quả nguy hiểm của tình trạng tê tay chân là:

  • Mất cảm giác
  • Hoại tử do thiếu lượng máu cung cấp cần thiết
  • Bệnh nhân đái tháo đường kèm theo bị thương tổn ở dây thần kinh ngoại vi bàn chân có thể phải tháo chân.
  • Nếu không được điều trị kịp thời để bệnh phát triển có thể nguy hiểm tới tính mạng hoặc cưa cắt các chi, mất khả năng lao động.

Cách chữa trị tê tay chân

Các giải pháp để điều trị tình trạng tê bì chân tay sẽ chủ yếu dựa vào việc xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.

tê chân tay

Trị tê tay chân dựa vào nguyên nhân

Đối với từng trường hợp khác nhau sẽ có các phương án điều trị không giống nhau và phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân gây bệnh.

  • Tê tay chân do bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa sẽ cần phải điều trị tận gốc bệnh nguồn. Như vậy tức là trong trường hợp này người bệnh sẽ cần thực hiện điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chứ không phải điều trị theo triệu chứng bằng việc uống thuốc giảm đau.
  • Nếu tê tay chân do bệnh gút thì sẽ cần thực hiện các phương pháp điều trị để làm giảm lượng axit uric trong máu để chữa trị được tận gốc theo căn nguyên gây bệnh.

Điều trị tê tay chân theo hình thức tổng quát

Người bị tê bì chân tay sẽ được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giãn cơ, giảm đau cùng với các loại sinh tố để làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và tăng cường sự hoạt động của thần kinh cơ.

Xoa bóp, vận động, vật lý trị liệu chữa tê bì chân tay

Thường xuyên vận động sẽ giúp làm giảm dần lượng đường, mỡ, axit uric trong máu. Nếu hệ thần kinh cơ không được hoạt động quá lâu cũng là một tác nhân gây ra đau nhức, tê bì chân tay.

Người bệnh nên thực hiện một số môn thể thao vận động cơ thể một cách toàn diện như: Đi bộ, bơi lội, chạy, tennis, bóng đá,… Đối với người già thì hãy nên thường xuyên đi bộ để cơ thể được vận động toàn diện, tránh được nhiều bệnh khác.

Thuốc trị tê tay chân

Hiện nay, có hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất đó là thuốc tây y và bài thuốc đông y theo y học cổ truyền. Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp chữa trị cho phù hợp.

Chữa tê tay chân bằng thuốc Tây y

Khi thực hiện điều trị tê bì chân tay theo tây y, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Không được lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc nếu không có thể gặp phải các tác dụng phụ gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các loại thuốc tây trị tê tay chân thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Profenid, Diclofenac, Mobic, Arcoxia, Bonlutin, Korulac, Artrodar, Paracetamol, Fenalgic, Ibuprofen, Voltaren.
  • Một số nhóm thuốc trị bệnh tiêu hóa được sử dụng để giảm triệu chứng tê tay chân như: Salazopyrin, Medoprazole, Borini-K.
  • Thuốc bổ sung vitamin: Thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp bổ sung các loại vitamin B12, B6, B1.
  • Các loại thuốc khác: Hydrocortisol, Novacain.

Tê tay chân uống thuốc gì tốt nhất?

Những bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người tìm hiểu và sử dụng  nhiều hơn để chữa trị các bệnh về xương khớp. Trong đó thuốc Đông y trị tê tay chân được các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao độ hiệu quả của nó.

  • Nguyên liệu: Đẳng sâm, bạch truật, thần khúc, bạch thược, hoài sơn, phòng phong, táo, cát cánh, mạch môn, sài hồ, biển đậu, bạch chỉ, cam thảo, bạch linh, qui đầu, quế chi, can khương.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang để uống.
  • Sử dụng: Kiên trì sử dụng hàng ngày khoảng 1 tuần sẽ cảm nhận được rõ các triệu chứng tê tay chân giảm đáng kể.

Bài thuốc Đông y chữa tê tay chân này giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, giải độc tốt, giảm tình trạng dây thần kinh bị đè nén. Các bài thuốc Đông y được kế thừa tinh túy của nền y học cổ truyền được ông cha ta sử dụng và gìn giữ qua bao đời nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây chính là câu trả lời tốt nhất cho thắc mắc: “Tê tay chân nên uống thuốc gì?”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *