Ho gió là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhanh nhất

Ho gió là một trong những dạng ho mà chúng ta thường gặp phải, đặc biệt là mỗi khi thay đổi thời tiết. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về triệu chứng ho này. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cơ bản và cần thiết về ho gió.

Ho gió là gì?

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống một vật lạ từ trong ra ngoài. Có một số dạng ho thường kèm theo chất nhầy, dịch đờm từ cổ họng, còn một số dạng đờm khác thì không. Các bạn sẽ thường được nghe đến các loại ho phổ biến đó là: Ho gió, ho khan, ho có đờm.

Trên thực tế ho gió chưa có một định nghĩa cụ thể nào. Người ta thường dùng tên gọi này để chỉ triệu chứng ho kéo dài mà không kèm theo đờm, dịch nhầy. Chúng thường xuất hiện tại thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột, khiến người bệnh bị cảm cúm, dị ứng.

ho gió

Ho gió có nguy hiểm không?

Ho gió thường ít nguy hiểm  và có thể điều trị nhanh bằng các loại thuốc ho. Tuy nhiên nếu để tình trạng ho gió này kéo dài trong nhiều ngày mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh về đường hô hấp như: Viêm tai, viêm thanh quản, ung thư vòm họng…

Tình trạng ho gió có thể sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn gặp phải các trường hợp sau:

  • Thời tiết lạnh, khô.
  • Ô nhiễm môi trường không khí
  • Mùi, khói thuốc
  • Công việc sử dụng giọng nói là chủ yếu

Nguyên nhân dẫn đến ho gió

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ho gió chính là ở môi trường thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là khi thời tiết chuyển từ mùa thu sang mùa đông, có gió lạnh đột ngột. Ngoài ra, ho gió còn là kết quả một một số hiện tượng sau:

  • Trào ngược dạ dày.
  • Hút thuốc nhiều
  • Mắc hen suyễn
  • Viêm thanh quản
  • Ho gà
  • Các loại bệnh về phổi…
  • Ở trong môi trường ô nhiễm

Dấu hiệu nhận biết ho gió

Ho gió là loại ho có thể dễ dàng nhận biết ngay từ đầu với các triệu chứng như:

  • Ho không kèm theo đờm
  • Cổ họng đau ngứa, khô rát
  • Suy nhược cơ thể
  • Kém ăn

Có một số người mắc ho gió thường xuyên muốn ho khác như không được. Nếu tình trạng ho càng ngày càng kéo dài thì sẽ rất khó điều trị, làm bệnh nhân mệt mỏi, sút cân, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

ho gió

Cách chữa trị ho gió

Chữa ho gió có nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng thuốc tây y, đông y, mẹo dân gian….

Phương pháp Tây y

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc ho phù hợp cho người bệnh. Các loại thuốc Tây trị ho gió chủ yếu là các loại thuốc sau:

Thuốc giảm ho

Các loại thuốc giảm ho thường dùng là : Codein, Dextromethorphan, Pholcodine…có tác dụng ức chế trung tâm gây ho. Codein và Pholcodine có tác dụng gây nghiện nhẹ. Dextromethorphan không có tác dụng làm giảm đau.

Khuyến cáo không dùng cho trẻ em, người bị suy hô hấp, hen suyễn, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường là các loại thuốc: Alimemazin, Chlopheniramin…

 được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ho dị ứng, kích thích, có tác dụng làm dịu, giảm ho và an thần.

Lưu ý các loại thuốc này dễ gây buồn ngủ, vì vậy không dùng cho người lái xe, người vận hành máy móc hay những người có công việc đòi hỏi độ tập trung cao.

Thuốc tê làm giảm ho

Bao gồm các loại thuốc Benzonatate, Lidocain, Menthol… có tác dụng gây tê các nơ-ron thần kinh gây ho.

Dùng bằng cách ngậm hoặc hít.

  • Lưu ý: Thuốc trị ho cần được sử dụng theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc khi chưa có chuẩn đoán chính xác từ bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình.

Phương pháp Đông Y

Sử dụng thuốc Tây Y với liệu cao, thời gian ngắn có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy còn một cách khác để tránh hiện tượng nhờn thuốc trên đó là sử dụng phương pháp điều trị Đông y đến từ các chuyên gia đầu về về tai – mũi – họng.

Phương pháp dân gian

Dưới đây là một số biện pháp dân gian trị ho gió bạn có thể áp dụng tại nhà an toàn mà hiệu quả.

Tỏi hấp mật ong

  • Cách làm: Lấy một vài nhánh tỏi bóc vỏ và rửa sạch, đập hoặc giã nhỏ, sau đó cho mật ong vào cùng hấp cách thủy khoảng 15 đến 20 phút. Để nguội sau đó có thể uống.
  • Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê…

Mật ong hấp quất

  • Cách làm: Quất rửa sạch, để khô nguyên vỏ, bổ đôi, loại bỏ hạt rồi thái lát. Sau đó đỏ mật ong vào ngập bát quất rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút cho quất nhuyễn đều với mật ong, sánh lại là có thể sử dụng được.
  • Liều dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê. Ngâm hỗn hợp trong miệng khoảng 5 giây rồi từ từ nuốt xuống.

ho gió

Lá me, gừng, nước cốt chanh

  • Cách làm: Lấy 1 nắm lá me rửa sạch, thái nhỏ 1 củ gừng. Có 2 thứ vào làm 1, đổ vào nồi cùng 2 cốc nước. Đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ (đến khi lượng nước trong nồi còn 1 nửa). Sau đó lọc lấy nước, trộn đều với nước cốt chanh và sử dụng.
  • Liều dùng: Mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ho gió không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng không lường trước được. Vì vậy, nếu phát hiện bạn bị ho gió kém thêm các triệu chứng sau đây, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và có cách trị ho kịp thời:

  • Ho kéo dài từ 4 đến 8 tuần không khỏi
  • Khó thở
  • Khản giọng
  • Móng mặt
  • Tức ngực, đau cơ
  • Ho ra máu
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Cách phòng tránh ho gió

Thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi để các chứng ho gió ho khan phát triển. Vì vậy, để phòng tránh triệu chứng này, các bạn nên có một số biện pháp nhỏ như sau:

  • Giữ ấm cơ thể và những ngày lạnh, những ngày thay đổi thời tiết
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao
  • Tránh môi trường sống ô nhiễm
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho hoặc cảm cúm
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng

Trên đây là tất cả những giải đáp liên quan đến triệu chứng ho gió. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về chúng và có cách xử lý kịp thời.

Cách chữa trị ho gió từ đông y hiệu quả 100%

Theo PGS PGS Nguyễn Trọng Nghĩa, (Nguyên giảng viên Đại học Y dược Hồ Chí Minh) cho biết “Lục phủ ngũ tạng có bệnh đều có thể dẫn đến ho gió, không riêng gì bệnh của tạng phế. Vì vậy mà nguyên tắc chủ đạo trong điều trị bệnh gió chính là chữa lành tổn thương lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Quan trọng hơn cả là bồi bổ, phục hồi tổn thương toàn diện, ngừa chứng ho gió tái phát.” Hiểu rõ nguyên tắc này, đội ngũ y bác sĩ phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược đã bào chế thành công sản phẩm Cao Bổ Phế chấm dứt ho gió chỉ sau 1 – 2 tháng.

Thành phần của Cao Bổ Phế
Thành phần của Cao Bổ Phế

Cao Bổ Phế là kết tinh của các vị thảo dược theo tỷ lệ vàng giúp phát huy tối đa tác dụng trong đặc trị ho lâu ngày. Đặc biệt, với phương thức nấu cao gia truyền, đun ở nhiệt độ tiêu chuẩn trong 48 tiếng giúp giữ lại toàn bộ dược chất cũng như dễ dàng thẩm thấu vào trong cơ thể.

Ưu điểm của Cao Bổ Phế
Ưu điểm của Cao Bổ Phế

Cơ chế hoạt động của Cao Bổ Phế điều trị chứng ho gió:

●Sau 3 – 4 ngày đầu: Giảm ho, họng dịu bớt.

●Sau 10 – 15 ngày: Các triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp gây ho gió giảm hẳn.

●Từ 1 – 2 tháng: Cao Bổ Phế giúp dứt hoàn toàn triệu chứng ho gió, lúc này họng sẽ thông thoáng hơn, điều hòa hơi thở nhẹ nhàng. Dù có ngưng sử dụng cao, triệu chứng cũng không tái phát.

Chính nhờ những hiệu quả vượt trội trên, Cao Bổ Phế cũng nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia đầu ngành và trở thành xu thế điều trị ho kéo dài theo Đông y tốt nhất hiện nay.

Lưu ý: Bao bì thay đổi nhưng chất lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

>> XEM NGAY: Ho ra máu có nguy hiểm không, có chết không, khám ở đâu?

Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0903.876.437

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *