Thuốc Atussin có tốt không?
Thuốc Atussin được rất nhiều người bệnh sử dụng và có phản hồi tốt về tác dụng trị ho, nhất là ho do dị ứng thời tiết.
Atussin tác dụng điều trị nhiều bệnh hô hấp, nhất là ho, được sản xuất bởi công ty United Pharma Việt Nam.
Tác dụng của thuốc Atussin
Atussin có tác dụng:
- Giảm ho nhanh chóng, giảm tần suất cơn ho xuất hiện, cơn ho kéo dài
- Long đờm
- Giãn phế quản
- Chống xung huyết
Sử dụng thuốc Atussin sẽ giúp tiết dịch đường hô hấp tăng. Nhờ vậy mà, Atussin có thể làm loãng đờm, dịch nhầy, long đờm giúp người bệnh dễ thở, dịu cổ họng và giảm ho rất hiệu quả.
Thành phần thuốc Atussin
Thuốc Atussin có thành phần gồm:
- Ammonium chlorure
- Dextromethorphane
- Sodium citrate
- Chlorpheniramine
- Glycéryl guaiacolate
- Phenylpropanolamine chlorhydrate
Thuốc Atussin có những loại nào?
Atussin gồm các dạng và hàm lượng sau:
Siro 5ml bao gồm:
- 1,33mg chlorpheniramine maleate
- 5mg dextromethorphan hydrobromide
- 50mg glyceryl guaiacolate
- 50mg ammonium chloride
- 133mg natri citrate
Viên nén, có thành phần:
- 1 mg chlorpheniramine maleate
- 10 mg dextromethorphan HBr
- 50 mg ammonium chloride
- 50 mg glyceryl guaiacolate
- 133 mg natri citrate
Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Atussin
Chỉ định
Thuốc Atussin được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Ho do nhiễm lạnh, ho gà, ho mãn tính do hút thuốc lá
- Bị lao, bệnh sởi, màng phổi bị kích ứng
- Viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng
Chống chỉ định
Atussin được chống chỉ định dùng trong những trường hợp:
- Mắc bệnh lý tim mạch
- Huyết áp
- Bệnh tiểu đường
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc Atussin có ưu điểm nổi bật gì?
- Có vị ngọt thơm, mùi vị dễ chịu nên rất dễ uống.
- Atussin không gây nghiện như những loại thuốc codein khác.
- Thuốc Atussin ngoài trị ho, long đờm, giãn phế quản còn giúp làm sạch phổi.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Atussin
Thuốc Atussin dùng đúng liều, đúng cách và theo đúng chỉ định của bác sĩ đem lại hiệu quả trị bệnh hiệu quả. Tham khảo liều dùng và cách dùng thuốc dưới đây:
Liều dùng
- Trẻ sơ sinh: 1,25 – 2,5ml siro thuốc Atussin (tương đương 1/4 – 1/2 thìa cà phê).
- 2 – 6 tuổi: 5ml siro thuốc Atussin (tương đương 1 thìa cà phê).
- 7 – 12 tuổi: 10ml siro thuốc Atussin (tương đương 2 thìa cà phê).
- > 12 tuổi và người lớn: 1 – 2 viên nén. Mỗi liều cần cách nhau 6 – 8 giờ.
Cách sử dụng thuốc Atussin
- Siro: Đọc kỹ hưỡng dẫn trên bao bì trước khi dùng.
- Viên nén: Uống với nước, cũng có thể uống kèm với đồ ăn.
- Dùng thìa đo thuốc, không sử dụng muỗng ăn để đo bởi không chính xác.
Tác dụng phụ của thuốc Atussin
Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc Atussin:
Rối loạn hệ tiêu hóa nhẹ, rối loạn hệ thần kinh trung ương
Buồn ngủ giảm dần sau vài ngày dùng thuốc
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hiếm gặp). Biểu hiện như phát ban, ngứa ngay cổ họng, lưỡi, mặt, chóng mặt, khó thở. Khi đó, cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện, cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Nếu uống quá liều thuốc Atussin thì có thể xuất hiện một vài triệu chứng như:
- Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Sốt cao, co giật.
- Người lớn: Run rẩy, buồn ngủ, co giật, kích động, tim đập nhanh, động kinh.
Cần thận trọng gì trước khi dùng thuốc Atussin?
Phụ nữ có thai và cho con bú
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định mức độ ảnh hưởng khi dùng thuốc Atussin cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé thì cần hết sức thận trọng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, trong đó có Atussin.
Đang dùng một số loại thuốc khác
Một số loại thuốc rất dễ tương tác với thuốc Atussin, làm giảm đi tác dụng và tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.
Cần phải liệt kê tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, điều chỉnh liều lượng và cách dùng phù hợp.
Bị dị ứng và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Atussin
Nếu như bạn bị dị ứng, quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Atussin thì cần phải thông báo cho bác sĩ biết trước khi dùng.
Khi đang sử dụng thuốc Atussin mà bị dị ứng với thành phần của thuốc thì cần phải ngừng dùng thuốc. Đồng thời bạn hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín gần nhất để có biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời nhất.
Đang mắc bệnh về rối loạn hoặc có vấn đề về sức khỏe
Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng
Nếu có bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra thì bạn cần đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Quên uống thuốc Atussin
Quên uống thuốc thì cần uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu gần với thời gian uống liều kế tiếp thì bỏ qua và uống đúng giờ với liều tiếp theo. Không uống gấp đôi liều.
Atussin tương tác với những loại thuốc nào?
Khi sử dụng thuốc Atussin bạn cần hết sức lưu ý, thuốc có thể xảy ra tương tác với loại thuốc sau:
Xảy ra tương tác nặng
Tuyệt đối không sử dụng thuốc Atussin cùng với những thuốc này: Cyp2d6 substrate, dextromethorphan, sibutramine, panobinostat, opioids, maois…
Sử dụng chung với các loại thuốc này có thể tác dụng của thuốc bị mất. Đồng thời, tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Xảy ra tương tác nhẹ
Thuốc Atussin khi sử dụng với những loại thuốc này thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc và xảy ra một số rủi ro. Vì thế, để đảm bảo an toàn thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Loại thuốc tương tác nhẹ với thuốc Atussin gồm: Cyp2d6 substrate, fluoxentine, dextromethorphan, desvenlafaxine loại từ 400mg trở lên, paroxetine.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường – điều trị số 1 viêm phế quản
Sử dụng thuốc atussin trong thời gian dài sẽ gây ra buồn ngủ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Khắc phục những nhược điểm đó của Tây y, các bác sĩ của Tâm Minh Đường đã nghiên cứu ra Cao bổ phế lành tính, an toàn cho sức khỏe người bệnh mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường là cao thảo dược được điều chế từ 8 loại dược liệu quý: Cát Cánh, Bách Bộ, Cải Trời, La Bạc Tử, Kinh Giới, Tang Bạch Bì, Kim Ngân Hoa, Trần Bì đã được chứng minh có công dụng tuyệt vời trong việc đặc trị các bệnh lý về đường hô hấp nói chung và viêm phế quản nói riêng.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường được đóng theo lọ 200g, tương ứng với 1 liệu trình 10 ngày. Khác với những sản phẩm đã có, Cao bổ phế không ức chế trung tâm hô hấp mà điều trị viêm phế quản mãn tính theo cơ chế:
– Làm loãng niêm mạc dịch, giảm cảm giác khô ngứa họng.
– Làm dịu các cơn ho, ho có đờm.
– Chất kích ứng được đẩy ra ngoài, làm sạch khuẩn họng.
– Thanh nhiệt tiêu viêm, giảm sự phát triển của tác nhân gây ho
Bên cạnh đó, cao bổ phế Tâm Minh Đường còn giúp loại bỏ các độc tố và vi khuẩn gây tổn thương đường hô hấp, đồng thời tập trung khôi phục chức năng phế phổi, tăng sức đề kháng, loại bỏ nguy cơ bệnh tái phát.
Lộ trình điều trị bệnh viêm phế quản của Cao bổ phế:
- 3-5 ngày đầu sử dụng: Làm ấm đường hô hấp, giảm bớt biểu hiện ban đầu của bệnh như ho, long đờm.
- Sau 10-15 ngày sử dụng: Các lớp niêm mạc được làm loãng giúp giảm cảm giác khó chịu, khó thở, đau tức ngực…
- Từ 1- 2 tháng: Dứt điểm hoàn toàn triệu chứng viêm phế quản mãn tính, phục hồi chức năng ngũ tạng.
Để hiệu quả điều trị được bền vững và dứt điểm, sau khi khỏi, người bệnh nên dùng thêm 1 – 2 liệu trình.
Cũng chính nhờ sự kiên trì, nhẫn nại và lòng tin tuyệt đối vào sản phẩm mà chú Nguyễn Văn Thanh đã vượt qua căn bệnh viêm phế quản một cách dễ dàng:
Bấm vào đây để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Như vậy, qua trên bạn đã biết được thuốc Atussin có tốt không, tác dụng là gì hay cách sử dụng thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ này hữu ích, giúp bạn dùng thuốc đúng cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc prednisolon giảm sưng viêm, trị bệnh hô hấp hiệu quả
- Chữa ho cho bà bầu không khó nếu bạn biết 5 phương pháp này
- Trị ho cho bé 7 tháng, 1 tuổi tại nhà không dùng thuốc an toàn, hiệu quả
- Ho nhiều về đêm và sáng sớm biểu hiện bệnh gì? Mẹo chữa đơn giản, hiệu quả
- Những loại thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay
- Ho gà có nguy hiểm và tự khỏi không? Cách nhận biết bệnh
- Ho gió là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nhanh nhất
- Ho ra máu có nguy hiểm không, có chết không, khám ở đâu?
- Ăn gì chữa ho nhanh khỏi hơn?
- Trẻ sơ sinh bị ho những điều cha mẹ cần biết
- Cách chữa ho cho người lớn cực nhạy và dứt điểm nhất